Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Nghiên cứu khoa học

Trang chủ » Nghiên cứu khoa học » Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh- cây mật nhân

Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh- cây mật nhân

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Cây bách bệnh hay còn gọi là cây mật nhân được mọi người biết đến từ dân gian truyền tai nhau với rất nhiều tác dụng đáng quý: Tăng cường sức khỏe, sinh lý nam giới, hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa, giải độc gan…Để tránh nhầm lẫn với những loại cây dược liệu khác, dưới đây là một số hình ảnh nhận biết cây bách bệnh- cây mật nhân mà các bạn có thể tham khảo.

Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh- cây mật nhân 1

Cây bách bệnh – cây mật nhân

Mục lục

  • Giới thiệu về cây bách bệnh – cây mật nhân
    • Tên gọi
    • Mô tả cây bách bệnh- cây mật nhân
    • Phân bố
  • Cây bách bệnh – cây mật nhân có tác dụng gì?
  • Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh – cây mật nhân
  • Một số bài thuốc chữa bệnh của cây mật nhân- cây bách bệnh
    • Điều trị bệnh sinh lý nam giới
    • Chữa chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng

Giới thiệu về cây bách bệnh – cây mật nhân

Tên gọi

  • Cây mật nhân trong dân gian thường gọi là cây bách bệnh, bá bệnh, hậu phác, tho nan (Lào), antongsar, antoung sar (Campuchia).
  • Tên gọi khoa học: Eurycoma longifolia Jack. (Crassula pinnata Lour.).
  • Cây bách bệnh- cây mật nhân thuộc họ: Thanh thất Simaroubaceae.

Mô tả cây bách bệnh- cây mật nhân

  • Cây bách bệnh- cây mật nhân là loại cây thân nhỡ, cây cao từ 2-8m
  • Cây nhỏ có nhiều cành, có lông ở nhiều bộ phận
  • Lá kép lông chim lẻ đói xứng gồm 10-26 đôi lá chét. Lá hình trứng dày, dài, nhẵn và có lông ở mặt dưới lá. Mặt trên lá có màu xanh bóng, mắt dưới lá có lông màu trắng xóa. mặt trên xanh bóng, mặt dưới trắng xám; Cuống lá có màu nâu đỏ
  • Hoa có màu đỏ nâu, cụm hoa mọc ở ngọn cành thành từng chùm kép hoặc chùy rộng. Cuống hoa có lông màu gỉ sắt, đài hoa chia thành 5 thùy hình tam giác có tuyến ở lưng. Tràng hoa 5 cánh, hình thoi. Nhị 5 có lông dày và hai vảy ở gốc, bầu có 5 noãn hơi dính nhau ở gốc. Đầu nhụy rời.
  • Quả hạch, hình trứng, màu đỏ, nhẵn, có rãnh dọc, hơi thuôn dài, đầu tù và cong, mặt trong có lông thưa và ngắn. Khi quả chín có màu vàng đỏ. Một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.

Phân bố

  • Cây bách bệnh-cây mật nhân thường được thấy ở những vùng núi thấp ( dưới 1000m) và các vùng trung du.
  • Ở Việt nam, cây bách bệnh- cây mật nhân người ta tìm thấy ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung.

Cây bách bệnh – cây mật nhân có tác dụng gì?

Những nghiên cứu khoa học trong vài năm gần đây đã chứng minh, cây bách bệnh có một số hoạt chất giúp tăng cường sức khỏe tình dục ở nam giới. Giúp kích thích cơ thể tăng tiết hoóc môn nam giới một cách tự nhiên. Đồng thời ngăn chặn những dấu hiệu suy giảm chức năng sinh lý nam giới khi bước vào độ tuổi trung niên.

Theo tài liệu Đông Y, cây mật nhân- cây bách bệnh rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về sinh lý đàn ông như: Xuất tinh sớm, tinh trùng ít, tinh trùng yếu, rối loạn cương dương…

Ngoài ra cây mật nhân- cây bách bệnh trị một số bệnh như:

  • Tiêu hóa
  • Căng thẳng mệt mỏi
  • Chán ăn, đầy hơi
  • Trị các bệnh về gan: suy giảm chức năng gan, xơ gan…
  • Ở một số nước như Indonesia, người ta còn dùng cây mật nhân để điều trị bệnh sốt rét mang lại hiệu quả khá cao

Xem thêm:  Cây mật nhân và những tác dụng đáng quý

Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh – cây mật nhân

Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh - cây mật nhân 1

Thân – cành cây mật nhân

Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh - cây mật nhân 2

Tán cành lá cây mật nhân

Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh - cây mật nhân 3

Lá cây mật nhân- cây bách bệnh

Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh - cây mật nhân 4

Hoa, quả cây mật nhân- cây bách bệnh

Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh - cây mật nhân 5

Quả cây mật nhân

Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh - cây mật nhân 6

Thân cây mật nhân tươi

Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh - cây mật nhân 7

Thân cây mật nhân- cây bách bệnh khô

Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh - cây mật nhân 8

Rễ, thân cây bách bệnh thái khô

Một số bài thuốc chữa bệnh của cây mật nhân- cây bách bệnh

Điều trị bệnh sinh lý nam giới

Rượu ngâm mật nhân

Chuẩn bị:

  • 1kg thân- rễ mật nhân khô đã làm sạch thái lát
  • 10 lít rượu trắng ngon ( rượu nếp càng thơm).
  • 1 bình có nắp đậy kín ( bình thủy tinh, bình gốm sứ)

Cách thực hiện:

  • Bỏ mật nhân- bách bệnh đã chuẩn bị vào bình lớn
  • Đổ lượng rượu vào ngập và đậy nắp bình lại
  • Để nơi khô ráo thoáng mát
  • Sau 1 tháng có thể sử dụng

Cách dùng:

  • Mỗi ngày uống 2- 3 lần
  • Lượng 1 ngày uống: 20-50ml rượu
  • Muốn thơm ngon dễ uống: Khi ngâm rượu có thể thêm 500-700g nho khô ngâm

Pha nước bằng rễ, thân cây bách bệnh- cây mật nhân

Chuẩn bị:

Dùng 15g Thân- Rễ cây mật nhân- cây bách bệnh mật nhân đã sơ chế sấy khô

Cách thực hiện:

  • Đem 15g rễ, thân cây mật nhân bỏ ấm
  • Đun nước sôi 85 độ đổ vào ấm, đậy nắp kín hãm 30 phút

Cách uống:

  • Có thể uống thay nước hàng ngày
  • Dùng hãm thay nước 3 lần hãm thì thay rễ thân mật nhân mới

Chữa chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng

Chuẩn bị

  • Bách bệnh: 50g
  • Vỏ quýt: 100g
  • Hoắc hương: 100g
  • Bồ bồ: 100g
  • Dây mơ: 100g
  • Dây rơm: 100g
  • Cam thảo: 100g
  • Hậu phác: 100g
  • Củ sả: 50g
  • Củ gấu: 50g
  • Tiêu lốt: 50g

Cách thực hiện:

  • Tất cả các vị thuốc trên, đem sơ chế rửa sạch, sao khô và hạ thổ
  • Đem tán nhỏ

Cách dùng

  • Người lớn ngày uống: 12g
  • Trẻ em: tùy theo tuổi mà quy định liều dùng ( Tham khảo theo tư vấn của thầy thuốc)

Cây bách bệnh- cây mật nhân là một loài dược liệu rất quý, tuy nhiên, khi sử dụng công dụng của chúng có thể khác nhau tùy theo thể trạng, theo cơ địa và cách dùng của mỗi người. Vì vậy, khi dùng nên tham khảo ý kiến và thăm khám của thầy thuốc. Hơn nữa, các bạn có thể nghe tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng các loại cây dược liệu khác qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

Tác giả: admin - 26/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Mật nhân

Bài viết liên quan

  • Cây mật nhân và cây mật gấu: Nhận dạng hình ảnh chi tiết?

  • Tác dụng kích thích miễn dịch của viên nén Livganic – viên nén Giải độc gan Tuệ Linh trên mô hình suy giảm miễn dịch mạn tính bằng cyclophosphamid ở chuột nhắt trắng

  • Mua rễ cây mật nhân ở đâu chất lượng, giá bao nhiêu?

  • Kĩ thuật trồng mật nhân đơn giản nhất

  • Nghiên cứu về allicin trong tỏi tía

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑