Cây mật nhân và cây mật gấu là hai loại thảo dược rất có giá trị trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh cho con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu cây mật nhân và cây mật gấu là như thế nào? Có những người nhầm lẫn cây mật nhân và cây mật gâu là một. Song thực tế cây mật nhân khác cây mật gấu từ hình dạng đến tính chất chữa bệnh cũng khác nhau. Sau đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi cây mật nhân và cây mật gấu khác nhau thế nào.
Mục lục
Hình ảnh cây mật nhân
Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia, thuộc họ Thanh thất. Cây còn có tên gọi khác là cây bách bệnh, cây bá bệnh.
Cây mật nhân thường được tìm thấy nhiều ở các tình vùng miền Trung và Tây Nguyên, nơi đây có khí hậu thuận lợi cho loại thảo dược này phát triển. Cây thường mọc dưới tán của những cây lớn – cây cổ thụ. Cây được mo tả cụ thể như sau:
- Cây bách bệnh- cây mật nhân là loại cây thân nhỡ (cao tầm 2-8m) có nhiều cành.
- Các bộ phận của cây mật nhân thường có lông.
- Lá không cuống hình trứng dày và dài, dạng kép. Lá kép lông chim lẻ đối xứng gồm 10-26 đôi lá chét. Lá cây có mặt trên có màu xanh bóng, mặt dưới có lông màu trắng xám. Cuống lá có màu nâu đỏ.
- Hoa có màu đỏ nâu, cụm hoa mọc ở ngọn cành thành từng chùm kép hoặc chùy rộng. Cuống hoa có lông màu gỉ sắt, đài hoa chia thành 5 thùy hình tam giác có tuyến ở lưng. Tràng hoa 5 cánh, hình thoi. Nhị 5 có lông dày và hai vảy ở gốc, bầu có 5 noãn hơi dính nhau ở gốc. Đầu nhụy rời.
- Quả hạch, hình trứng, màu đỏ, nhẵn, có rãnh dọc, hơi thuôn dài, đầu tù và cong, mặt trong có lông thưa và ngắn. Khi quả chín có màu vàng đỏ. Một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.
Xem thêm: Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh, cây mật nhân
Hình ảnh cây mật gấu
Cây mật gấu có tên khoa học là: Vernonia Amygdalina Del, cây thuộc họ: Asteraceae. Cây còn được gọi là cây Kim Thất Tai, cây Lá Đắng…
Đây là một loại cây có lá to và thường xuất hiện ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng… Các bộ phận của cây mật gấu đều có thể dùng làm thuốc. Cây được mô tả cụ thể như sau:
- Cây cao từ 2 đến 5 mét. Đường kính thân cây khá nhỏ tầm 2-4 cm
- Cây thường được phân nhánh ở gần gốc. Thân khi non khá nhiều lông và rụng lông khi về già.
- Lá cây mật gấu thuộc loại lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, từng lá có hình elip dài tới 20cm. Mép lá có hình răng cưa. Cuống lá dài.
- Hoa mọc thành cụm mọc ở thân và ngọn cây có màu vàng nhạt.
- Quả mật gấu hình trái xoan, nhiều thịt, đường kính tầm 1cm. Núm nhọn ở quả khi chín ngả dần sang xanh nâu rồi nâu.
- Mùa hoa kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4, kết trái vào hai tháng 5 và 6 tiếp theo.
Cây mật nhân và cây mật gấu khác nhau thế nào?
Cùng phân biệt 2 cây này qua các nhận dạng về hình dáng, màu sắc, mùi vị như nào nhé.
Phân biệt cây mật nhân và cây mật gấu qua đặc điểm hình dáng
Thân
- Cây mật nhân cao hơn cây mật gấu.
- Hai cây này các bộ phận thường có lông, tuy nhiên thân cây mật gấu khi về già lại rụng bớt lông.
- Thân được thu hái chặt khúc và thái miếng nhỏ phơi khô.
Lá
- Lá cây mật nhân nhỏ hơn lá cây mật gấu.
- Lá cây mật nhân mọc kép hình lông chim lẻ nhưng đối xứng, còn lá mật gấu mọc so le.
- Lá mật nhân nhẵn, hình trứng dài và dày, trong khi lá mật gấu xù xì và có răng cưa.
- Lá mật nhân là loại không cuống, lá mật gấu có cuống dài.
- Lá cây mật nhân được thu hái phơi khô tách riêng với thân rễ. Lá cây mật gấu được thu hái và phơi khô cùng cành và thân.
Rễ
- Rễ mật nhân có màu vàng nhạt bên ngoài. Rễ hình trụ tròn, đường kính từ 2,0 cm đến 8,5 cm, hơi cong, bị chặt thành từng đoạn 40 cm đến 50 cm. Mặt ngoài màu vàng nâu, trơn hay hơi xù xì, có rễ con. Mặt cắt ngang màu trắng ngà, có lớp bần mỏng, không thấy vân đồng tâm. Chất cứng, khó bẻ gãy.
- Rễ cây mật gấu có màu vàng đậm hơn so với rễ mật nhân. Mặt cắt ngang có màu vàng.
Cây mật nhân hoạt chất nằm nhiều ở rễ hơn nên thu hái thường lấy cả thân và rễ và dạng bán cũng thấy nhiều ở dạng thân rễ nhiều hơn. Trong khi cây mật gấu hoạt chất ở lá nhiều nên thị trường bán nhiều ở dạng lá phơi khô nhiều hơn, ít thấy thân rễ hơn.
Phân biệt cây mật nhân và mật gấu qua màu sắc mùi vị
Màu sắc, mùi vị rễ mật nhân
- Thân và rễ mật nhân có màu vàng nhạt bên ngoài
- Khi phơi khô rễ cây mật nhân sẽ toả ra một mùi thơm ngậy đặc trưng.
- Khi nhấm sẽ có vị đắng gắt đến tê cả đầu lưỡi. Vị đắng gắt, vị đắng này gấp nhiều lần vị đắng của cây mật gấu.
Màu sắc, mùi vị cây mật gấu
- Rễ cây mật có màu vàng đậm
- Mùi mật động vật,
- Vị đắng giống như vị của mật nên được gọi là cây mật gấu.
Bộ phận dùng để làm thuốc cây mật nhân và cây mật gấu
Cây mật nhân
Theo nghiên cứu khoa học tất cả các bộ phận của cây mật nhân như thân, rễ, quả và lá đều có dược tính và đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Nhưng dược liệu chủ yếu lấy từ thân rễ và quả. Cụ thể:
- Thân, rễ cây mật nhân phơi khô để làm thuốc
- Lá mật nhân để đun nước chữa bệnh ngoài da
- Quả cây mật nhân cũng được nhiều ghi chép được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Người ta thu hái cây mật nhân quanh năm, thân và rễ cây đem thái miếng nhỏ, phơi khô, có thể nghiền thành bột uống để uống. Lá có thể dùng với dạng tươi và khô và đun nước uống chữa bệnh.
Cây mật gấu
Toàn bộ thân của cây mật gấu đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh: Rễ, thân, lá. Nhưng phổ biến dùng thân non và lá.
- Lá và thân non thường được thu hái phơi khô cùng nhau và đun nước uống.
- Lá Đắng- lá cây mật gấu có thể dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau.
- Rễ và thân già thường được thu hái và phơi khô cùng nhau. Dạng khô này có thể dùng đun nước sắc uống hay ngâm rượu chữa bệnh.
Công dụng chữa bệnh của cây mật nhân và cây mật gấu
Về mô tả 2 cây mật nhân và cây mật gấu có nhiều điểm khác nhau. Bên cạnh đó hai cây này có công dụng cũng khác nhau. Cụ thể:
Cây mật nhân
Công dụng của cây mật nhân như sau:
- Cây mật nhân là loại thảo dược có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ tăng cường sinh lý cho các đấng mày râu
- Hỗ trợ điều trị những bệnh về tình dục: mộng tinh, di tinh, tinh trùng yếu, khó thụ thai
- Cải thiện chức năng sinh lý, chống lão hóa sinh dục nam, kích thích cơ thể sản xuất hormone giới tính testosteron một cách tự nhiên nhất.
- Chống lão hóa sinh dục và ngăn chặn sự suy giảm sinh lực khi bước vào tuổi trung niên.
- Hỗ trợ điều trị bệnh gân xương đau nhức, tê chân tay, đau thắt lưng, thấp khớp và bệnh gút, gân xương yếu mỏi, tay chân tê nhức, gout.
- Giúp tăng sức dẻo dai, giúp hệ miễn dịch được tăng cường, ngăn chặn đẩy lùi bệnh tật
- Hỗ trợ điều trị những bệnh về gan, giúp tăng cường chức năng gan
- Điều trị những bệnh về tiêu hóa
- Chữa những bệnh say rượu, cảm mạo
Xem thêm: Công dụng cây mật nhân những điều bạn nên biết
Cây mật gấu
Công dụng của cây mật gấu như sau:
- Cây mật gấu hỗ trợ điều trị những bệnh về gan như: Viên ban B, C, các bệnh về xơ gan, men gan tăng cao. Giúp giải độc gan, hạ men gan và lợi mật
- Cây mật gấu hỗ trợ hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và tăng cường các dịch vị trong dạ dày, điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa, kiết lị, đau bụng tiêu chảy, chán ăn, các bệnh về hệ tiêu hóa, bệnh đường ruột, viêm đại tràng
- Tác dụng của cây mật gấu giúp tiêu viêm, giảm đau hiệu quả. Nhất là những bệnh về phong tê thấp, đau xương khớp ở những người tuổi cao, các khớp xương lỏng lẻo, thoái hóa…
- Cây mật gấu giúp giảm mỡ máu, giúp giảm cân và béo phì hiệu quả, phòng tránh được các bệnh do mỡ thừa gây nên.
- Tác dụng dược lý của cây mật gấu có công dụng bảo vệ gan, lợi mật, kháng viêm. Tác dụng giảm thiểu tình trạng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, rối loạn ý thức giải rượu rất tốt đối với tình trạng dùng nhiều bia rượu thường xuyên.
Xem thêm: Cây mật gấu chữa bệnh gì, thông tin bổ ích về cây mật gấu
Trên đây là các thông tin cơ bản về cây mật nhân và cây mật gấu phần nào giúp phân biệt được 2 loại cây này, giúp bạn không bạn không bị nhầm lẫn đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị bệnh.
Cây mật gấu và cây mật nhân khác nhau ở cả hình dáng, đặc điểm và cách sử dụng. Mọi người cần nắm rõ thông tin về từng loại cây dược liệu để có thể phân biệt được hai loại cây thuốc quý tránh trường hợp sử dụng nhầm dẫn đến bệnh không những không khỏi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Để hiểu rõ hơn về từng bài thuốc chữa bệnh của cây mật gấu và cây mật nhân cũng như các loại dược liệu khác, các bạn có thể nghe tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng các loại cây dược liệu khác bạn có thể đặt câu hỏi ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.