Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Nghiên cứu khoa học

Trang chủ » Nghiên cứu khoa học » Hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô, phân biệt hà thủ ô thật giả

Hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô, phân biệt hà thủ ô thật giả

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Cây hà thủ ô có tên khoa học là Polygonum multiflorum Thunb. Cây thuộc họ rau răm Polygonaceae. Cây còn có tên khác như: Dạ giao đằng, khua lình (Thái), mần đăng tua lình (Lào-Sầm Nưa), mằn năng ón (Tày), má ỏn, xạ ú sí (Dao).

Hà thủ ô được biết đến với rất nhiều công dụng về bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, tóc bạc sớm… Ngoài ra nhiều người biết đến hà thủ ô với tác dụng kháng khuẩn, chống lão hóa và giúp trẻ hóa da, tăng khả năng miễn dịch.

Mục lục

  • Mô tả cây hà thủ ô
    • Phân bố
    • Bộ phận sử dụng
  • Tác dụng của cây hà thủ ô
  • Một số hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô
  • 4. Phân biệt hà thủ ô thật và giả
    • Dược sĩ giải thích rõ hơn
    • Dược liệu hà thủ ô giả
    • Lưu ý

Mô tả cây hà thủ ô

Mô tả cây hà thủ ô 1

Cây thuộc loại dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm.

Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau.

Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ có hình giống củ khoai lang.

Lá mọc so le, hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống dài khoảng 2 cam, phủ lông tơ, bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chuỳ phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.

Quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng. Hà thu ô đỏ ra hoa quả nhiều hàng năm.

Mùa hoa: tháng 9 -11. Mùa quả: tháng 12 – 2.

Hà thủ ô đỏ có khả năng tái sinh vô tính khỏe. Từ một đoạn thân hay đoạn củ là có thể tái sinh thành cây mới.

Phân bố

Hà thủ ô là cây ưa khí hậu ẩm mát của vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới núi cao. Cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Nơi mọc tự nhiên thích hợp nhất là các quần hệ rừng núi đá vôi.

Có 2 loại hà thủ ô là: đỏ và trắng. Tuy nhiên Hà thủ ô phân bố rộng rãi ở nhiều nước cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở Việt Nam, có 1 loài là cây hà thủ ô đỏ. Trên thế giới, hà thủ ô đỏ có ở Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản và Ấn Độ. Ở Việt Nam, hà thủ ô đỏ chỉ có ở một số tỉnh vùng núi cao phí bắc. Cây mọc nhiều ở Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La….

Bộ phận sử dụng

Rễ củ.

Xem thêm: Kĩ thuật trồng cây hà thủ ô

Tác dụng của cây hà thủ ô

Tăng cường, bồi bổ sức khỏe:

Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh huyết, dùng làm thuốc an thần, bổ và tăng lực trong các chứng đau thân thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, còi xương, bệnh tạng rỉ dịch và để hồi phục sức khoẻ cho người già sau khi bị bệnh (phối hợp với sinh địa, bạch thược, cúc hoa), kích thích tạo hồng cầu và bạch cầu trong các bệnh về thiếu máu và máu, làm đen tóc.

Giải nhiệt, lợi tiểu:

Còn dùng để chữa đau mỏi chân tay, di tinh, chữa sốt rét lâu ngày, khí huyết suy nhược, giải nhiệt và lợi tiểu và làm chất săn trong điều trị phối hợp chữa ỉa chảy.

Trị bệnh ngoài da:

Y học cổ truyền Trung Quốc và Nhật Bản dùng hà thủ ô để điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm gavut ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu.

Tốt cho tim mạch, khả năng miễn dịch:

Hà thủ ô giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.

Kháng khuẩn, nhuận tràng:

Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng, giải độc, tăng khả năng chống rét của cơ thể, chống lão hóa và giúp trẻ hóa  da.

Giải độc, tiêu viêm:

Trong y học cổ truyền Trung Quốc, hà thủ ô có tác dụng thông tiểu, giải độc, tiêu ung thũng, chữa táo bón cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc người già, mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, tràng nhạc.

Bổ máu, chữa gan thận, đau lưng, mỏi gối:

Ở Ấn Độ, rễ hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ, chống bệnh scorbut và làm đen tóc. Nó còn có tác dụng đối với bệnh tăng đường máu. Rễ hà thủ ô có tác dụng bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, khô khát táo bón, da mẩn ngứa không có mủ.

Xem thêm: Dùng hà thủ ô thế nào cho đúng?

Một số hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô

Một số hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô 1

Thân cây hà thủ ô

Một số hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô 2

Lá cây hà thủ ô

Một số hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô 3

Hoa cây hà thủ ô

Một số hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô 4

Củ hà thủ ô tươi

Một số hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô 5

Củ hà thủ ô tươi

Một số hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô 6

Củ hà thủ ô tươi

Một số hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô 7

Hà thủ ô khô

Một số hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô 8

Hà thủ ô khô thái lát

4. Phân biệt hà thủ ô thật và giả

Hà thủ ô là dược liệu quý hiếm, bổ gan thận, bổ máu, chữa đau lưng mỏi gối, uống lâu làm đen râu tóc… Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường, vị thuốc này đang bị làm giả để trục lợi.

Vì lợi ích trước mắt, một bộ phận người dân có kiến thức về cây thuốc đã đi rừng và tìm kiếm một số loại củ để làm giả hà thủ ô đỏ rồi bán cho thị trường.

Tại chợ thuốc Đông Nam Dược lúc hỏi về hà thủ ô đỏ, người bán hàng lập tức nói có loại của Trung Quốc giá 60 ngàn đồng/kg, bán lẻ là 7 ngàn đồng một lạng.

4. Phân biệt hà thủ ô thật và giả 1

So sánh củ và phiến giữa hà thủ ô thật và giả (Ảnh: Sức khỏe & Đời sống)

Khi đưa mẫu về, một dược sĩ là giảng viên Đại học Y Dược TP HCM, cho biết, về cảm quan, chưa nói về chất lượng thì đây là những mẫu thuốc thật. Tuy nhiên, dược sĩ này cho biết thêm: Chị từng dẫn một đoàn dược sĩ ở Pháp đi tham quan chợ Đông Nam Dược ở quận 5 và gặp nhiều hà thủ ô giả. Và quả thật, khi xem thêm một loại hà thủ ô đỏ giá rẻ nhất (chỉ 4 ngàn đồng/lạng) tại các chợ trên, dược sĩ này khẳng định: “Đó chính là hà thủ ô đỏ giả lâu nay vẫn bán trên thị trường”.

Dược sĩ giải thích rõ hơn

Bằng mắt thường, củ hà thủ ô đỏ có dạng gần giống củ khoai lang với mặt ngoài màu nâu đỏ có nhiều chỗ lồi lõm. Thể chất cứng chắc, rất khó bẻ. Mặt cắt ngang có lớp vỏ bần màu nâu sậm, lớp bên trong màu hồng có nhiều bột, ở giữa thường có lõi gỗ cứng. Bột có màu nâu hồng, không mùi, vị đắng chát.

Hà thủ ô trước khi sử dụng thường được chế biến với nước đậu đen nhiều lần nên có thể khác với mùi của hà thủ ô khi chưa chế biến và màu sắc cũng sậm hơn. Những phiến để lâu ngày thường chuyển màu nâu đen và đôi khi có mùi ôi hay mốc nếu bảo quản không tốt. Hà thủ ô thường được bán dưới dạng phiến hay củ.

Phiến hà thủ ô giả thường dày khoảng 1 – 3mm, màu nâu hồng hay nâu tím. Có thể gặp phiến hình hơi tròn hay bầu dục, thường cong queo, lớp bề ngoài hơi sần sùi hay có xơ gai nhỏ bị cắt ngang hay dọc, phân bổ đều khắp bề mặt phiến. Thể chất cứng, khó bẻ, vị rất chát, se lưỡi.

Một lương y cho biết, ông không bao giờ dám dùng hà thủ ô hiện bán ở thị trường vì chúng thật – giả lẫn lộn và không thể đảm bảo chất lượng. Bởi, theo kinh nghiệm của ông, hà thủ ô đỏ thật và đạt chất lượng, ngoài màu sắc còn có thể nhận biết mùi của nó rất thơm, gần như nhân sâm. Hơn nữa, giá gốc một kg hà thủ ô đỏ bán tại Sapa đã là 140 ngàn đồng, chứ làm sao có giá 40 – 65 ngàn đồng được. Ông cho biết thêm, hà thủ ô thật nếu chế biến đúng cách (khá phức tạp) thì giá thành có thể lên đến 600 ngàn đồng/kg.

Theo các dược sĩ, hà thủ ô phải chế biến kỹ để giảm bớt thành phần tannin có sẵn trong dược liệu. Thành phần này nếu có nhiều sẽ làm cho hà thủ ô có vị chát, uống vào sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, đến ruột sẽ làm săn se niêm mạc ruột, giảm co thắt ruột gây táo bón, tích tụ chất độc trong cơ thể. Nếu dùng lâu ngày sẽ có ảnh hưởng không tốt trên gan thận. Còn nếu dùng hà thủ ô đã lâu ngày bị biến chất hoặc ẩm mốc sẽ có hại cho gan, thận.

Dược liệu hà thủ ô giả

  • Còn với loại hà thủ ô giả, có người cho rằng, củ nâu không độc, bằng chứng là đôi khi người ta dùng nó như là một thứ thực phẩm.
  • Thực tế, củ nâu muốn ăn phải gọt bỏ vỏ rồi đem ngâm ở suối nhiều ngày mới có thể dùng được, vì hàm lượng tannin có trong củ nâu rất cao. Ngoài ra khi dùng củ nâu để thay thế hà thủ ô đỏ, ngoài việc không đạt hiệu quả như mong muốn có thể gây độc cho cơ thể nếu dùng lâu ngày.

Đọc thêm: Phân biệt hà thủ ô và củ nâu

Lưu ý

Còn có 1 loại hà thủ ô trắng, tuy công dụng không có nhiều như hà thủ ô đỏ, nhưng cũng có giá trị góp phần vào chữa bệnh: làm cho người già trẻ lại, giúp ích cho sự giao hợp được bền lâu, tóc bạc hóa đen. Hà thủ ô trắng còn là vị thuốc điều trị cảm sốt rất tốt.

Lưu ý 1

Hà thủ ô trắng

Lưu ý 2

Củ hà thủ ô trắng thái ruột có màu trắng

Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng hà thủ ô và các loại cây dược liệu bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 18001190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

Tác giả: admin - 01/03/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Tác dụng chống viêm cấp và mạn của hợp chất ent-7β-hydroxy-15-oxokaur-16-en-18-yl acetate từ khổ sâm cho lá

  • Phân biệt ba kích tím và ba kích trắng dễ dàng

  • Một số đặc điểm thực vật học và thành phần hóa học của cây Chè dây phân bố ở huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai

  • Phân tích so sánh diosgenin ở các loài Dioscorea và các cây thuốc có liên quan bằng UPLC-DAD-MS

  • Tác dụng kích thích miễn dịch của viên nén Livganic – viên nén Giải độc gan Tuệ Linh trên mô hình suy giảm miễn dịch mạn tính bằng cyclophosphamid ở chuột nhắt trắng

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Bình luận về bài viết

  1. Thông đã bình luận

    06/04/2020 at 1:25 chiều

    Mình mn mua cây giống ở đâu vậy shop

    Trả lời
    • Lê Đào đã bình luận

      17/08/2020 at 3:27 chiều

      Chào anh Thông. Hà thủ ô có công dụng bổ máu, suy nhược thần kinh, thiếu máu, mệt mỏi, làm đen tóc ạ. Rất tiếc hiện nay bên em không cung cấp dược liệu ạ.

      Trả lời
  2. Tâm đã bình luận

    25/08/2020 at 9:43 chiều

    Chỉ cho mình cách dùng hà thủ ô trắng.

    Trả lời
    • Lê Đào đã bình luận

      26/08/2020 at 1:35 chiều

      Chào Tâm. Hà thủ ô trắng có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng bổ máu; bổ gan và thận. Cách dùng và liều dùng Hà thủ ô trắng giống Hà thủ ô đỏ, bạn dùng ngâm rượu hoặc tán bột luyện với mật làm viên ạ. Để có thêm thông tin chi tiết hơn, bạn tham khảo đường link sau ạ. http://tracuuduoclieu.vn/ha-thu-o-do.html

      Trả lời
      • Nguyên phan đã bình luận

        20/08/2021 at 6:32 sáng

        Thân và lá của Hà thủ ô có tác dụng gì không

        Trả lời
        • Lê Đào đã bình luận

          20/08/2021 at 8:49 sáng

          Chào Nguyên phan! Ở một số địa phương có sử dụng lá và thân hà thủ ô trắng để nấu nước tắm chữa cảm sốt, ghẻ ngứa, gội đầu.

          Trả lời

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑