Hà thủ ô là một trong những loại thảo dược khi nhắc đến chắc ai cũng biết, bởi công dụng và mức độ sử dụng của nó trong y học cổ truyền Việt Nam. Từ xa xưa không chỉ trong nước mà nước ngoài cũng đã biết sử dụng cây hà thủ ô trong việc nghiên cứu, điều trị chữa bệnh. Có thể nói, hà thủ ô là loại dược liệu, loại thuốc vàng trong chữa bệnh. Trước đây, Hà thủ ô rất nhiều, nhưng chính vì Hà thủ ô công dụng rất tốt nên đã bị khai thác nhiều đến mức cạn kiệt và được đưa vào sách đỏ Việt nam năm 1996. Chính vì thế, việc trồng trọt để bảo tồn và sử dụng Hà thủ ô là công việc cần thiết, để trồng trọt tốt thì chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ thuật trồng cây Hà Thủ ô trong bài viết dưới đây.
Hà thủ ô đỏ
Mục lục
Đặc điểm của cây hà thủ ô
Tên khoa học: Polygonum multriflorum Thunb.
Tên khác: Dạ giao đằng, Má ỏn, Mằn năng ón, Khua lình.
Họ: Rau răm Polygonaceae
- Cây thuộc loại dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ nguyến có hình giống củ khoai lang. Lá mọc so le, hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống dài khoảng 2 cam, phủ lông tơ, bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chuỳ phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.
- Quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng.
- Mùa hoa: tháng 9 -11. Mùa quả: tháng 12 – 2.
Hà thủ ô là hậu ẩm mát của vùng cận nhiệt đói và nhiệt đới núi cao. Cây ưu sáng và có thể hơi chịu bóng. Nơi mọc tự nhiên thích hợp nhất là các quần hệ rừng núi đá vôi.
Hà thủ ô phân bố rộng rãi ở nhiều nước cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở Việt Nam, có 1 loài là cây hà thủ ô đỏ. Trên thế giới, hà thủ ô đỏ có ở Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản và Ấn Độ. Ở Việt Nam, hà thủ ô đỏ chỉ có ở một số tỉnh vùng núi cao phí bắc. Cây mọc nhiều ở Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La….
Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô
Tác dụng của cây hà thủ ô
Tăng cường, bồi bổ sức khỏe:
Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh huyết, dùng làm thuốc an thần, bổ và tăng lực trong các chứng đau thân thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, còi xương, bệnh tạng rỉ dịch và để hồi phục sức khoẻ cho người già sau khi bị bệnh (phối hợp với sinh địa, bạch thược, cúc hoa), kích thích tạo hồng cầu và bạch cầu trong các bệnh về thiếu máu và máu.
Giải nhiệt, lợi tiểu:
Còn dùng để chữa đau mỏi chân tay, di tinh, chữa sốt rét lâu ngày, khí huyết suy nhược, giải nhiệt và lợi tiểu và làm chất săn trong điều trị phối hợp chữa ỉa chảy.
Trị ngoài da:
Y học cổ truyền Trung Quốc và Nhật Bản dùng hà thủ ô để điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm gavut ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu.
Tốt cho tim mạch, khả năng miễn dịch:
Hà thủ ô giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.
Kháng khuẩn, nhuận tràng:
Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng, giải độc, tăng khả năng chống rét của cơ thể, chống lão hóa và giúp trẻ hóa da.
Giải độc, tiêu viêm:
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, hà thủ ô có tác dụng thông tiểu, giải độc, tiêu ung thủng, chữa táo bón cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc người già, mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, tràng nhạc.
Bổ máu, chữa gan thận, đau lưng, mỏi gối:
Ở Ấn Độ, rễ hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ, chống bệnh scorbut và làm đen tóc. Nó còn có tác dụng đối với bệnh tăng đường máu. Rễ hà thủ ô có tác dụng bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, khô khát táo bón, da mẩn ngứa không có mủ.
Xem thêm: Công dụng tuyệt vời của hà thủ ô đối với sức khỏe
Kĩ thuật trồng hà thủ ô
Hà thủ ô trồng thành vườn
Chọn thời điểm trồng cây
Có thể dùng củ hoặc dùng các đoạn hom dây bánh tẻ nhiều đốt để dâm như khoai lang.
Thời vụ trồng: Trồng vụ xuân hoặc vụ thu, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.
Phương thức và mật độ trồng cây hà thủ ô đỏ
Trồng hà thủ ô dưới tán rừng tự nhiên: Căn cứ vào hiện trạng thực bì của đối tượng rừng trồng mà quyết định trồng theo băng, theo ô hay theo đám.
- Nếu trồng theo băng thì chừa rộng 1,5-2,5 m, còn băng chặt rộng 1-1,5 m được phát dọn sạch thực bì rồi cuốc hố trồng hà thủ ô trên đó. Trên các băng, khoảng cách giữa các cây là 60 – 80 cm.
- Trồng theo đám là chọn những khoảng rừng có độ tán che thích hợp rồi trồng rải rác cây hà thủ ô vào đó. Trồng sao cho khoảng cách tối thiểu giữa các cây từ 60 đến 80 cm. Trồng hà thủ ô dưới tán rừng trồng: Có thể trồng dưới tán Keo, tán Quế, Sưa, Sấu, Hòe.
- Sau khi trồng các cây trồng chính 1- 2 năm thì tiến hành trồng hà thủ ô xen vào giữa các hàng cây lấy gỗ, ăn quả, cây bóng mát. Đảm bảo khoảng cách giữa các cây hà thủ ô tối thiểu là 60 đến 80 cm.
Trồng hà thủ ô trong vườn hộ gia đình: có thể trồng dưới tán các loại cây ăn quả như: mít, vải, nhãn, bưởi, na… Đảm bảo khoảng cách giữa các cây ba kích tối thiểu là 60 đến 80 cm.
Trồng hà thủ ô nơi đất trống: Có thể trồng hà thủ ô nơi đất trống như đất nương rẫy, đất đồi còn tốt. Trồng hà thủ ô với khoảng cách mật độ là: 50 đến 80 cm và có giàn cho dây leo. Trường hợp này ta có thể xen canh với những cây công trình làm cây bóng mát mau lớn như : Bàng Đài Loan, Chiêu Liêu, Sấu , Ban tím, Muồng Hoàng Yến, Gáo Vàng.
Cây giống hà thủ ô
Cách làm đất trồng cây
Làm đất:
Đất phẳng thì cần tiến hành lên luống để tránh ngập úng làm thối rễ. Đất dốc thì tiến hành đào hố sâu 30 x rộng 30 cm.
Bón lót:
Bón lót 5kg phân chuồng hoai + 0,2kg supe lân hoặc 0,3kg phân NPK cho mỗi hố, đảo đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố.
Trồng cây
- Dùng dao, kéo sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén nhẹ.
- Trồng xong cần tưới nước đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt. Sau trồng khoảng 15 ngày cần phải cắm cọc cho hà thủ ô leo lên vì hà thủ ô vươn ngọn rất nhanh.
Hà thủ ô sau khi gieo trồng 1 tháng
Chăm sóc cây trồng
- Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ có ngọn vươn lên.
- Trong 2 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2 – 3 lần và từ năm thứ 3 mỗi năm 1 – 2 lần.
- Nội dung chăm sóc là cuốc xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép. Năm thứ 2 bón bổ sung khoảng 3kg phân chuồng hoai hoặc 0,3kg NPK cho mỗi gốc.
Thu hoạch hà thủ ô
Sau trồng 2 năm cây có thể cho thu hoạch. Thu vào tháng 11-12 khi cây đã tàn lụi.
Thu hoạch vào mùa thu, khi lá khô úa, đào lấy củ cắt bỏ hai đầu, rửa sạch, củ to cắt thành miếng, phơi hay sấy khô. Nếu đồ chín rồi phơi thì tốt hơn
Chú ý:
- Thường xuyên vun xới, làm sạch cỏ để cho gốc cây thông thoáng và cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.
- Không xới cỏ quá sâu, điều chỉnh độ che tán 30-40%.
Nguyễn Văn Tá đã bình luận
tôi muốn mua cây giống ba kích tím , ở đó có không ?
Lê Đào đã bình luận
Chào bạn, Cây ba kích có thân non mầu tím, có lông, cành non có cạnh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng, lúc non mầu xanh lục, khi già mầu trắng mốc. Lá kèm mỏng ôm sát thân. Hiện nay có nhiều người bị nhầm cây Chí viễn, Sam trắng do đó bạn nên chú ý khi sử dụng ạ. Bạn có thể tham khảo một số website trên internet để mua cây này ạ. Khi có thêm thông tin bên mình sẽ liên hệ với bạn sau. Xin cảm ơn.
nguyễn huy trung đã bình luận
e xin hỏâu hơn 1 chút: trong khoảng 3 năm 1 cây sẽ cho thu hoạch khoảng bao nhiêu kg củ ạ.. trong điều kiện chăm sóc tốt.. thanks anh
Lê Đào đã bình luận
Chào bạn! Hà thủ ô thường trồng được 1 năm là sẽ thu hoạch được. Trung bình 1000 cây từ 1-1,3 tấn củ (tương đương 1 cây cho tầm 5-6 củ).