Theo các nghiên cứu tác dụng dược lý hiện đại, hà thủ ô đỏ có thể chữa suy nhược thần kinh và các bệnh về thần kinh, bổ tim, giúp sinh huyết dịch, kích thích co bóp ruột, kích thích tiêu hóa, cải thiện dinh dưỡng… Từ xa xưa trong y học cổ truyền, hà thủ ô là một trong những vị thuốc quý hiếm, chữa được rất nhiều bệnh gan thận yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng…
Hà thủ ô đỏ tươi
Mục lục
Giới thiệu về hà thủ ô
Giới thiệu
- Tên khoa học: Polygonum multriflorum Thunb.
- Tên gọi khác: Dạ giao đằng, Má ỏn, Mằn năng ón, Khua lình.
- Họ: Rau răm Polygonaceae.
- Cây thuộc loại dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ nguyến có hình giống củ khoai lang.
- Lá mọc so le, hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống dài khoảng 2 cam, phủ lông tơ, bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chuỳ phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.
- Quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng.
- Mùa hoa: tháng 9 -11. Mùa quả: tháng 12 – 2.
Phân bố
- Hà thủ ô là cây thuộc khí hậu ẩm mát của vùng cận nhiệt đói và nhiệt đới núi cao. Cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Nơi mọc tự nhiên thích hợp nhất là các quần hệ rừng núi đá vôi.
- Hà thu ô đỏ ra hoa quả nhiều hàng năm.
- Hà thủ ô đỏ có khả năng tái sinh vô tính khỏe. Từ một đoạn thân hay đoạn củ là có thể tái sinh thành cây mới.
Bộ phận sử dụng:
Rễ, củ
Có 2 loại hà thủ ô là: đỏ và trắng. Tuy nhiên Hà thủ ô phân bố rộng rãi ở nhiều nước cận nhiệt đới và nhiệt đới. Ở Việt Nam, có 1 loài là cây hà thủ ô đỏ. Trên thế giới, hà thủ ô đỏ có ở Trung Quốc, Bắc Lào, Nhật Bản và Ấn Độ. Ở Việt Nam, hà thủ ô đỏ chỉ có ở một số tỉnh vùng núi cao phí bắc. Cây mọc nhiều ở Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La….
Hà thủ ô đỏ mới là vị đúng dùng trong Đông y
Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô
Tác dụng của hà thủ ô đối với sức khỏe
- Trong y học cổ truyền Trung Quốc, hà thủ ô sống tươi và khô có tác dụng thông tiểu, giải độc, tiêu ung thủng, chữa táo bón cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc người già, mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, tràng nhạc. Có thể phối hợp với hạ khô thảo, kim ngân hoa.
- Ở Ấn Độ, rễ hà thủ ô đỏ được dùng làm thuốc bổ, chống bệnh scorbut và làm đen tóc. Nó còn có tác dụng đối với bệnh tăng đường máu. Một chế phẩm của hà thủ ô đỏ được dùng cho phụ nữ sau khi đẻ
Theo y học cổ truyền:
- Rễ hà thủ ô có tác dụng bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, thần kinh suy nhược, ngủ kém, sốt rét kinh niên, thiếu máu, đau lưng mỏi gối, di mộng tinh, khí hư, đại tiểu tiện ra máu, khô khát táo bón, da mẩn ngứa không có mủ.
- Hà thủ ô uống lâu làm đen râu tóc đối với người bạc tóc sơm, làm tóc đỡ khô và đỡ rụng.
- Hà thủ ô chế có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh huyết, dùng làm thuốc an thần, bổ và tăng lực trong các chứng đau thân thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, còi xương, bệnh tạng rỉ dịch và để hồi phục sức khoẻ cho người già sau khi bị bệnh (phối hợp với sinh địa, bạch thược, cúc hoa), kích thích tạo hồng cầu và bạch cầu trong các bệnh về thiếu máu và máu.
- Còn dùng để chữa đau mỏi chân tay, di tinh, chữa sốt rét lâu ngày, khí huyết suy nhược, giải nhiệt và lợi tiểu và làm chất săn trong điều trị phối hợp chữa ỉa chảy.
- Nếu dùng hà thủ ô dạng thuốc mỡ còn chữa một số bệnh ngoài da.
Y học cổ tryền Trung Quốc và Nhật Bản dùng hà thủ ô để điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm gavut ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu.
- Hà thủ ô giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.
- Ngoài ra, hà thủ ô còn có tác dụng kháng khuẩn, nhuận tràng, giải độc, tăng khả năng chống rét của cơ thể, chống lão hóa và giúp trẻ hóa da.
=> Tác dụng chữa bệnh của hà thủ ô đỏ lưu truyền dân gian
Bài thuốc của Hà thủ
Đen râu tóc, khỏe gân xương của hà thủ ô
Từ xa xưa ông cha đã biết dùng hà thù ô cho đen tóc, đẹp da, khỏe gân cốt
- Bài 1: 600g hà thủ ô đỏ, 600g hà thủ ô trắng ngâm với nước vo gạo bốn ngày đêm, cạo bỏ vỏ. Đậu đen đãi sạch, cho một lượt hà thủ ô, một lượt đậu đen vào chõ, đồ chín rồi bỏ đậu lấy hà thủ ô phơi khô, rồi lại đồ. Tiếp tục làm như vậy chín lần rồi lấy hà thủ ô sấy khô, tán bột. Việc này nhằm tận dụng chất antycyanidin trong đậu đen để giảm tính chất và gây táo bón trong hà thủ ô.
- Bài 2: 600g xích phục linh và 600g bạch phục linh, cạo vỏ, tán bột, đãi với nước trong đến khi sạch, lọc lấy bột lắng, nắm lại, tẩm với sữa mẹ rồi phơi khô.
- Bài 3: 320g ngưu tất tầm rượu khoảng một ngày, thái mỏng, đồ cùng hà thủ ô với đậu đen vào ba lần đồ cuối.
- Bài 4: 320g đương quy, 320g câu kỷ tẩm rượu, phơi khô, 320g thỏ ty tử tẩm rượu giã nát, phơi khô.
- Bài 5: 100g bổ cốt chi trộn với vừng đen, sao khô đến lúc thấy mùi thơm.
Khoẻ gân xương, bền tinh khí, sống lâu
- Hà thủ ô đỏ cạo vỏ, thái mỏng phơi khô, tán bột. Ngày uống 4g vào sáng sớm, chiêu thuốc bằng rượu.
Chữa tóc rụng và bạc sớm, hồi hộp, chóng mặt, ù tai, hoa mắt, đau mỏi lưng khớp, táo bón
- Hà thủ ô chế, sinh địa, huyền sâm, mỗi vị 20g. Sắc uống.
Xem cụ thể: Những bài thuốc đơn giản của hà thủ ô trị tóc bạc
Một số bài thuốc dân gian hay dùng hiệu quả
Chữa thần kinh suy nhược, ăn uống khó tiêu dành cho người già yếu:
- 10g hà thủ ô, 5g táo đen, 2g thanh bì, 3g trần bì, 3g sinh khương, 2g cam thảo, 600ml nước.
- Tất cả đem sắc đến khi còn khoảng 200ml, uống ba lần trong ngày.
Da nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, suy nhược cơ thể:
- Cháo gà hà thủ ô đỏ: Gà: ½ con, Hà thủ ô đỏ chế: 30g, Gạo: 70g. Cho gà và Hà thủ ô vào nồi áp suất nấu cho mềm, vớt bỏ bã Hà thủ ô, vớt gà để riêng. Cho gạo vào nồi nước hầm gà lúc nãy nấu đến khi gạo nở bung, bỏ gà đã nấu trở vào nồi, nêm muối vừa ăn. Ăn cháo khi còn nóng, chấm gà với muối tiêu chanh.
- Hà thủ ô hầm gà: Gà mái tơ 1con, hà thủ ô chế 30g. Gà làm sạch bỏ ruột, hà thủ ô gói trong vải xô, đặt trong bụng gà, hầm cách thuỷ, lấy ra bỏ bã thuốc, thêm gia vị.
Thiểu năng mạch vành, cơn đau thắt ngực, các trường hợp râu tóc bạc sớm, táo bón kinh diễn:
Chè đậu đen hà thủ ô: Hà thủ ô chế 60g, đậu đen 100g. Cả hai thứ cùng nấu với lượng nước thích hợp đến khi đậu đen chín nhừ, vớt bỏ bã hà thủ ô, chia 2 – 3 lần ăn trong ngày. Có thể thêm chút đường hoặc muối. Dùng cho các trường hợp thiểu năng mạch vành, cơn đau thắt ngực, các trường hợp râu tóc bạc sớm, táo bón kinh diễn.
Hoặc
- Thái vụn hà thủ ô, ngưu tất, sinh địa, đường quy rồi hâm với nước sôi để uống thay trà.
- Bạn có thể sử dụng hà thủ ô dưới dạng sắc, tán, viên đều có hiệu quả.