Dân gian ta từ thời xa xưa vẫn coi hà thủ ô đỏ là vị thuốc bổ thần kì chữa rất nhiều bệnh: trị suy nhược thần kinh, ích huyết, trị tóc bạc sớm, thiếu máu…. Đông y coi hà thủ ô như vị thuốc thần kì chống lão hóa, già hóa trẻ, tóc đen trở lại. Để tìm hiểu rõ hơn công dụng của hà thủ ô đỏ. Tracuuduoclieu sẽ giới thiệu tới các bạn thông tin bổ ích về vị thuốc thần kì hà thủ ô đỏ này.
Củ thái cắt lát của hà thủ ô đỏ
Mục lục
Cây hà thủ ô đỏ là gì?
Đặc điểm hà thủ ô đỏ
- Cây hà thủ ô đỏ có tên khoa học: Polygonum multiflorum, multiflorum là loại nhiều hoa, polygonum là loại có nhiều mắt, nhiều đốt.
- Đây là loại cây dây leo, thân cây thường có màu xanh tía, không có lông và mặt thân cây nhẵn.
- Lá cây có cuống lá nhọn, hình trái tim mọc so le nhau,mép hơi lượn sóng hoặc mép nguyên, hình mũi tên có chiều dài khoản từ 4-8cm, rộng 2,5-5cm. Lá có màu hơi nâu nhạt ôm lấy thân, lá khá mỏng.
- Hoa bé li ti khoảng 1 mm có cuống ngắn từ 1mm-3mm mọc thành chùm nhiều nhanh cánh có màu trắng.
- Nhị hoa bầu 3 cạnh có vòi gồm 3 cánh . Hoa thường nở vào cuối tháng 10 và đậu quả vào tháng 11
Xem thêm: Củ hà thủ ô đỏ khác củ nâu như thế nào
Phân bổ và thu hoạch hà thủ ô
Cây mọc hoang được thu hoạch thường vào mua xuân hay mua thu. Các tỉnh tập trung nhiều nhất là Tây Bắc, sau đó đến các tỉnh như Thanh Hóa, Tây Nguyên, Nghệ An, Lai châu, Lào Cai. Ngoài ra cây còn được mọc ở Trung Quốc ( tỉnh Phúc Kiến, Giang Tô, Tứ Xuyên, Quảng Đông, Hồ Bắc). Cây có thể được trông bằng hạt hoặc bằng dây. Sau khoảng từ 4 năm đến 5 năm mới có thể thu hoạch. Cây có thể được trông bằng hạt hoặc bằng dây. Sau khoảng từ 4 năm đến 5 năm mới có thể thu hoạch.
Đọc thêm: Hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô
Công dụng của hà thủ ô đỏ
Chống rụng tóc
Từ lâu trong dân gian vẫn có câu: “Muốn cho xanh tóc đỏ da, rủ nhau lên núi tìm hà thủ ô”. Câu nói này đã cho thấy công dụng tuyệt vời của hà thủ ô đối với tóc. Hà thủ ô giúp cho tóc hết rụng, trở nên khỏe đẹp, đen hơn. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí JourEthnopharmacology (Mỹ), động vật thí nghiệm được dùng hà thủ ô đỏ có số lượng kích thước nang lông to lên. Hà thủ ô kích hoạt gen có vai trò kiểm soát sự tăng trưởng của các chi, não và tủy sống.
An thần và cải thiện giấc ngủ
Hà thủ ôđỏ giúp kích thích tiêu hóa, dùng hà thủ ô sẽ cải thiện sức khỏe, ăn ngon miệng, không còn bị mất ngủ nữa. Hơn thế, hà thủ ô còn kích thích tiêu hóa, làm chậm quá trình lão hóa, giữ cho tóc luôn đen, không bị bạc. Chính vì vậy, nhiều người còn xem hà thủ ô như một bí quyết để trẻ mãi không già.
Kháng khuẩn vius
Một số nghiên cứu đã cho thấy, các chất trong củ hà thủ ô ức chế hoạt động của virus HIV trong một số tế bào nhiễm bệnh và không gât hại cho các tế bào thường.
Giảm đau gối, mỏi lưng, tăng cường sinh lực
Hà thủ ô là thuốc bổ các tuyến nội tiết, bổ thận nhờ đó giúp cải thiện sức khỏe, đề kháng bệnh tật khi thời tiết thay đổi. Tác dụng được nhiều người biết đến của hà thủ ô còn là tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị hiếm muộn. Hà thủ ô làm tăng lượng hồng ở phụ nữ và lượng tinh trùng ở nam giới, chữa chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, nhờ đó dễ sinh con hơn.
Chống xơ vữa động mạch
Hà thủ ô giúp cho tim khỏe nhờ hạ thấp mức cholesterol, ức chế sự hình thành các mảng bám trong động mạch. Hà thủ ô còn giúp hạ men gan cấp, giảm cholesterol có hại, tăng lượng cholesterol có lợi.
Chống lão hóa
Dịch chiết của hà thủ ô đỏ giúp cải thiện hệ thống tim mạch, tăng cường miễn dịch và làm chậm quá trình thoái hóa của tế bào, giảm tích tụ lipid trong cơ thể, chữa thiếu máu, làm giảm nguy cơ mắc ung thư. Ngoài ra hà thủ ô còn dùng cho bệnh nhân bị tâm thần phân liệt khi phối hợp chung với táo nhân.
Chế biến hà thủ ô đúng cách
Ít người biết rằng, để có thể phát huy hết công dụng chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe, hà thủ ô cần được chế biến đúng cách. Trong đó, cách chế biến Hà thủ ô đỏ theo bí quyết lưu truyền từ xa xưa đó là công thức “cửu chưng, cửu sái”.
Hầm chưng hà thủ ô và đậu đen
- Củ hà thủ ô sau khi được thu hái, cần phải để củ tươi trong khoảng từ 15 – 20 ngày để loại bỏ độc tính.
- Củ hà thủ ô tươi mới được đem làm sạch, ngâm trong nước vo gạo qua 1 đêm.
- Hà thủ ô được mang phơi ráo nước và thái thành những miếng mỏng theo chiều dọc hoặc ngang thân củ.
- Những lát hà thủ ô lại tiếp tục được hầm cùng đậu đen trong nhiều giờ liền cho đến khi đậu đen nhừ nát.
- Tiếp theo đó, hà thủ ô được mang phơi hoặc sấy khô.
- Nếu phần nước cốt chưa cạn hết trong quá trình hầm sẽ tiếp tục được tẩm vào hà thủ ô cho đến khi nước cốt thấm hết vào thuốc.
- Thực hiện quá trình chưng hầm và sấy khô cho đến khi đủ 9 lần.( Thế mới có tên: cửu chưng, cửu sái)
Hà thủ ô hầm, hấp cùng đậu đen
Ngoài cách đem hà thủ ô đỏ hầm cùng đậu đen, người ta cũng có thể lấy hà thủ ô đem chưng, hấp cùng đậu đen như đồ xôi. Cứ một lượt hà thủ ô đỏ lại được xen kẽ cùng một lớp đậu đen thật đều với tỉ lệ 1 kg hà thủ ô + 100g đậu đen cho mỗi lần chưng hấp. Hà thủ ô được chưng cùng đậu đen và đem phơi đủ 9 lần sẽ cho hà thủ ô đỏ đạt chuẩn. Khi đó, mới có thể thu giữ hà thủ ô làm thuốc.
Hầm hà thủ ô với đậu đen
Các bài thuốc thực tế về công dụng của hà thủ ô đỏ
1. Chữa huyết hư máu nóng, tóc khô hay rụng, sớm bạc, và hồi hộp chóng mặt, ù tai, hoa mắt, lưng gối rũ mỏi, khô khát táo bón
Thành phần:
- Hà thủ ô chế: 20g
- Sinh địa: 20g
- Huyền sâm: 20g
Rửa sạch và đun sắc lẫn uống sẽ thấy cải thiện đáng kể
2. Chữa xơ cứng mạch máu, huyết áp cao hoặc nam giới tinh yếu khó có con
Thành phần:
- Hà thủ ô: 20g,
- Tầm gửi Dâu: 16g
- Kỷ tử: 16g,
- Ngưu tất:16g
Tất cả đem trộn chung và sắc uống hàng ngày.
3. Chữa cholesterol trong máu cao
Thành phần:
- Hà thủ ô tươi 0,9 kg( đã rang giòn rồi nghiền thành bột).
- Cách dùng
- Mỗi lần dùng khoản 15 gam pha uống cùng với nước sôi để nguội.
Uống một ngày 2 lần liên tục trong 1 tháng.
4. Điều kinh bổ huyết
Thành phần:
- Hà thủ ô (rễ, lá) 1 rổ lớn,
- Đậu đen 1/2kg
- 0,5 lít mật ong
Chế biến:
- Hà thủ ô cùng đậu đen giã nát, đổ ngập nước, đun nấu nhừ.
- Lấy vải mỏng lọc lấy nước cốt
- Nước cốt đun nấu trộn cùng 0,5 lít mật ong nấu thành cao, để trong hộp đậy kín
- Mỗi lần dùng múc 1 muỗng canh
- Nên dùng lâu để có công hiệu tốt nhất
5. Trị tóc bạc sớm
Thành phần:
- Hà thủ ô chế 30 gam,
- Đương qui 15gam,
- Thục địa hoàng 30gam,
Chế biến:
- Tất cả trộn chung ngâm vào 1l rượu trắng 10 đến 15 ngày.
- Sau cùng mỗi lần 15 – 30ml.
Uống liên tục cho đến khi kết quả.
6. Trị sốt rét
Thành phần
- Hà thủ ô 18 đến 25gam ,
- Cam thảo 1.5 đến 3gam,
- Ở trẻ nhỏ nên giảm liều lượng
Chế biến
Sắc đặc sau 2 giờ rồi chia 3 lần uống trước bữa ăn.
7. Trị ho gà
Thành phần
- Hà thủ ô 6 – 12g,
- Cam thảo 1,5 – 3g,
Chế biến
Mỗi ngày 1 thang sắc, chia 4 – 6 lần uống,
Những lưu ý khi sử dụng hà thủ ô đỏ
- Không nên dùng hà thủ ô sống bởi dễ gây rối loạn tiêu hóa
- Không nên uống hà thủ ô trước 7h sáng, khi chưa ăn sáng bởi dễ gây kích thích đường ruột
- Người bị tiêu chảy không nên dùng hà thủ ô
Những kiêng kị khi dùng hà thủ ô
- Lưu ý khi dùng hà thủ ô nên kiêng những loại thực phẩm, gia vị cay nóng: gừng, tỏi bởi nó ảnh hưởng đến chức năng bổ huyết của hà thủ ô đỏ.
- Khi đang dùng hà thủ ô nên tuyệt đối các món ăn có huyết động vật: Tiết canh, tiết gà…
- Những bệnh nhân có tiền sử về bệnh gan, bệnh nhân viêm gan nên hạn chế sử dụng hà thủ ô
- Khi dùng hà thủ ô kiêng huyết động vật (tiết canh, tiết gà, vịt luộc…), Củ Cải, Cá không có vẩy
- Khi sử dụng hà thủ ô nên dùng đúng cách và cần chế biến đúng để tránh những tác dụng không mong muốn của hà thủ ô đối với sức khỏe
Xem thêm: Những lưu ý và tác dụng phụ khi dùng cây hà thủ ô
Bài viết trên về Công dụng của hà thủ ô đỏ, vị thuốc thần kì, nếu muốn tìm hiểu thêm về cây hà thủ ô đỏ cũng như các loại dược liệu khác. Các bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 18001190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.