Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Bìm bịp

Tên tiếng việt: Bìm bịp lớn

Tên khoa học: Centropus sinensis

Họ: Cu cu - Trionychidae

Công dụng: Được dùng làm thuốc bổ máu, giảm đau chữa chứng hư lao, suy nhược, chân tay nhức mỏi, ư huyết bầm tím, tê thấp, đau lưng.

Mục lục

  • Mô tả con vật
  • Phân bố, thu bắt và chế biến
  • Bộ phận dùng
  • Tính vị, công năng, công dụng
Bìm bịp 1

Hình ảnh bìm bịp

Nhân dân dùng cả hai loài bìm bịp làm thuốc:

  • Bìm bịp lớn – Centropus sinensis intermedius Hume
  • Bìm bịp nhỏ – Centropus bengalensis bengalensis Gmelin

Mô tả con vật

  • Bìm bịp lớn là một loại chim to vừa phải, định cư, suốt năm sống trong vùng làm tổ nhỏ hẹp của mình và không đi đâu xa. Nơi ở thích hợp với loài bìm bịp lớn là lùm cây, ven rừng có nhiều bụi cây rậm rạp, có thể gặp bìm bịp kiếm ăn ở đồng ruộng không xa các bụi rậm. Loài này làm tổ trong bụi cây rậm, thường là ở trong các bụi tre, cách mặt đất 1-2m, khi điều kiện không thuận lợi chim làm tổ cả ở những cành cây tương đối thưa lá. Tổ hình túi dài, miệng tổ hơi nghiêng về một bên. Mỗi lứa bìm bịp lớn đẻ 3-4 trứng; trứng dài 37- 39mm, đường kính 29- 30mm.
  • Bìm bịp lớn ăn cóc, nhái, rắn nhỏ, trứng chim, mối, cua đồng, cào cào, cánh cứng, ấu trùng chuồn chuồn, đôi khi cả hạt thực vật.
  • Bìm bịp nhỏ ở những sườn đồi, chân núi có nhiều cỏ tốt và bụi cây nhỏ, làm tổ trong các bụi cây hay bụi rậm cách mặt đất 1m. Mỗi lứa đẻ 3-4 trứng, trứng dài 29-3 1mm, đường kính 23,8-25mm. Mùa đẻ từ tháng 4 đến tháng 7.
  • Bìm bịp nhỏ ăn cả động và thực vật nhưng thức ăn chính là động vật: trong dạ dày bìm bịp nhỏ có côn trùng cánh cứng, cào cào, cá nhỏ, ốc, mối, kiến, nhái, cánh hoa và hạt cỏ dại.

Phân bố, thu bắt và chế biến

  • Bìm bịp lớn ở khắp vùng đồng bằng, vùng trung du và vùng núi ở độ cao dưới 600m, còn thấy ở Thái Lan, Lào, Campuchia, Trung Quốc (Hải Nam và Vân Nam).
  • Bìm bịp nhỏ gặp ở vùng trung du và vùng núi không cao quá 800m. Còn gặp ở Ấn Độ Thái Lan, Miến Điện, Lào, Campuchia, nam Trung Quốc (Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây và Hải Nam). Chỉ thu bắt những bìm bịp sống hoang. Đem về làm thịt, bỏ lông, ruột, ngâm rượu.

Bộ phận dùng

Toàn chim bìm bịp đã làm sạch lông và bỏ hết phủ tạng. Dùng tươi.

Tính vị, công năng, công dụng

Thịt bìm bịp có vị ngọt, tính ấm, không độc, được dùng làm thuốc bổ máu, giảm đau chữa chứng hư lao, suy nhược, chân tay nhức mỏi, ư huyết bầm tím, tê thấp, đau lưng.

Mỗi lần dùng 2 con (bìm bịp lớn và bìm bịp nhỏ) ngâm với 1 lít rượu trắng trong 2-3 tháng, lâu hơn càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30ml.

Trong dân gian, người ta hay ngâm rượu bìm bịp với tắc kè và đôi khi cả một số dược liệu nguồn gốc thực vật như các loài sâm rừng, nhất là củ sâm cau. Rượu này còn chữa được liệt dương, thận suy, hen suyễn, đái nhắt, đái són. Thuốc rất thích hợp với thể trạng suy yếu của người cao tuổi.

Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Cập nhật: 29/05/2025

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Ong đen

Tắc kè

Hải sâm

Bào ngư

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑