Mạ mân được dùng nhiều theo kinh nghiệm trong hỗ trợ và điều trị viêm gan, vàng da, giải rượu rất tốt. Có những cách nào để có thể sử dụng loại dược liệu mạ mân một cách hợp lý, nhằm hỗ trợ điều trị và nâng cao sức khỏe của người bệnh? Các bạn có thể tham khảo cách dùng mạ mân chữa bệnh trong dân gian dưới đây nhé.
Cây mạ mân dùng đúng cách chữa được rất nhiều bệnh
Mục lục
Cây mạ mân
- Cây mạ mân là cây thuộc loại thân gỗ nhỏ, mềm
- Cây cao khoảng 8m
- Các nhanh cây non không có lông
- Lá to, hơi dài và nhọn chóp lá, dài tới khoảng 16cm, rộng khoảng 8cm không có lông, có gân 2 bên
- Hoa mọc ở nách lá
- Quả dẹp dài khoảng 10cm màu nâu đỏ, có khoảng 1-2 hạt có 2 cánh rộng đến 8mm
Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây mạ mân
Cách dùng của cây mạ mân chữa bệnh trong dân gian
Từ xa xưa, người dân hay chữa bệnh theo phương pháp dân gian để chữa bệnh cũng như phòng bệnh. Người dân dùng cây mạ mân để phòng và chữa những bệnh về gan, lợi tiểu theo kinh nghiệm dân gian cũng vô cùng đơn giản
Dùng cây mạ mân sắc nước uống
Chuẩn bị
- 300-500g mạ mân thái lát tươi
- 1 ấm đất
Thực hiện
- Cây mạ mân tươi chặt trên rừng chặt lát mỏng, thái lát mỏng
- Rửa sạch thân cây thái lát
- Dùng nồi đất là tốt nhất. Không nên dùng ấm kim loại
- Cho thân cây tươi thái lát mỏng vào nồi đất
- Đổ ngập nước
- Đun sôi trên bếp khoảng 10 phút, tắt bếp để lửa riu khoảng 5 phút
- Có thể uống thay nước hàng ngày
- Có thể rót ra chai để tủ mát uống dần và uống vào hôm sau
Tác dụng của bài thuốc:
Uống nước sắc cây mạ mân tươi có tác dụng vừa giải khát, tiêu độc, mát gan lợi tiểu. Đào thải những chất độc, thanh nhiệt giải độc rất tốt
Từ xa xưa dân gian thường sử dụng cây mạ mân kết hợp với một số loại dược liệu quý để chữa các bệnh: về da, xơ gan cổ chướng… Tuy nhiên, sự kết hợp này phải theo chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên môn.
Dùng cây mạ mân khô đun nước uống
Thân cây mạ mân khô thái lát
Chuẩn bị
- 300g mạ mân khô thái lát
- 1Ấm đất
- Có thể thêm những thảo dược khác nếu cần
- Chọn thân cây mạ mân càng già càng tốt
- Rửa sạch thái lát cây mỏng
- Phơi khô
- Có thể đóng khói quản bảo nơi khô ráo dùng dần
Thực hiện
- Rửa sạch cây mạ mân đã thái phơi khô
- Cho vào ấm đất
- Đỏ ngập nước
- Đun lửa to sủi khoảng 5 phút
- Uống thay nước hàng ngày
- Uống không hết rót chai cất tủ mai uống tiếp
Tác dụng:
Uống cây mạ mân khô đun nước có tác dụng tương tự như thân cây mạ mân khô sắc nước: Giải độc, mát gan lợi tiểu và phòng ngừa một số bệnh khác.
Nấu cao lỏng từ cây mạ mân
Chuẩn bị
- Thân, rễ cây mạ mân tươi
- 1 nồi đun
- Thực hiện
- Lấy thân, rễ cây mạ mân, thân rễ cây càng già càng tốt
- Đem rửa sạch, thái lát
- Xếp thân rễ cây mạ mân vào nồi lớn
- Đổ ngập nước
- Đun trên bếp lửa nhỏ liu riu khoảng 2 ngày
- Chắt nước để sử dụng. Khi này nước tiết ra từ thân rễ cây mạ mân hơi sệt sệt.
Cách dùng
Khi mạ mân nấu thành cao lỏng, hàm lượng dược tính trong nước cao lỏng mạ mân rất nhiều nên khi sử dụng, ta chỉ cần dùng 1 ngày 2-3 chén nhỏ pha nước uống là có hiệu quả rất tốt nếu dùng 1 thời gian.
Cây mạ mân nấu cao cô đặc
Chuẩn bị
- Thân, rễ cây mạ mân tươi, mạ mân càng già càng tốt
- 1nồi to
- 1 khay lớn
- Thực hiện
- Thân rễ mạ mân đem rửa sạch, thái lát
- Xếp thân rễ cây mạ mân vào nồi lớn
- Đổ ngập nước
- Đun nồi trong lửa nhỏ khoảng 6 ngày đêm
- Khi các thành phần cây mạ mân cô đặc sệt sệt thì bắc xuống bếp
- Đổ ra khay đã chuẩn bị sẵn
- Đợi 1 ngày cao đã nguội và kết dính lại
- Cắt từng khoanh, bọc giấy gói lại
- Bảo quản nơi khô ráo thoáng mát dùng dần( Có thể cất ngăn mát tủ lạnh dùng đến đâu cắt đến đó)
Cách dùng:
- Vì mạ mân đã nấu cô đặc thành cao nên thành phần dược tính rất lớn, nên mỗi lần dùng nên cắt 1 mẩu nhỏ bằng hạt đỗ đen pha với 1 cốc nước sôi tầm 350-500ml
- Có thể dùng cao mạ mân hàng ngày để phòng ngừa và điều trị bệnh
- Có thể hầm cao mạ mân vối thức ăn
Dung mạ mân dưới bất kì hình thức nào và với dộng cơ chữa bệnh nào thì về cơ bản cơ thể cũng hấp thu được những tinh chất quý giá từ cây mạ mân như:
- Điều hòa cơ thể, thanh nhiệt cơ thể,
- Giải độc gan,
- Chống viêm tiêu sưng,
- Phòng chữa các bệnh về viêm gan,
- Giúp lợi tiểu và phòng trừ nhiều bệnh khác.