Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Hình ảnh nhận dạng cây mạ mân

Hình ảnh nhận dạng cây mạ mân

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Thượng Dong

Cây mạ mân tên khoa học là Aganope balansae (Gagnep.) Phan Ke Loc. Hay còn được gọi là Cóc kèn Balansa. Cây thuộc giống họ đậu ( Fabaceae). Người ta vẫn thường biết đến cây mạ mân như một loại thảo dược vô cùng quý hiếm không thể không nhắc đên với tác dụng  chữa các bệnh về gan, vàng da, lợi tiểu, chống viêm, lợi mật..

Hình ảnh nhận dạng cây mạ mân 1
Cây mạ mân

Mục lục

  • 1. Đặc điểm cây mạ mân
    • 1.1. Tên gọi khác
    • 1.2. Đặc điểm nhận dạng
  • 2. Tác dụng của cây mạ mân
  • 3. Hình ảnh cây mạ mân
  • 4. Một số bài thuốc thông dụng từ cây mạ mân
    • 4.1. Dùng cây mạ mân sắc nước uống
    • 4.2. Dùng cây mạ mân khô đun nước uống
    • 4.3. Nấu cao lỏng từ cây mạ mân

Đặc điểm cây mạ mân

Tên gọi khác

  • Mạ mân thuộc loại loại cây gỗ nhỏ, cao tới 8m, thân to 15cm, nhánh non không lông.
  • Cây thường gặp ở vùng núi phía Bắc Việt Nam
  • Cây mạ mân thuộc loại cây thuốc từ thời xưa, được người Tày, Nùng ở Lạng Sơn, Cao Bằng và một số vùng thuộc phía Bắc Việt Nam sử dụng để chữa bệnh.

Đặc điểm nhận dạng

  • Thân cây: Thuộc loại thân gỗ nhỏ, cao khoảng 8m, thân cây to khoảng15cm, nhánh non, không có lông
  • Hình ảnh lá to, lá chét xoan rộng dài đến 16cm, rộng 8cm không có lông, gân bên 5-6 đôi, cuống phụ đến 1cm.
  • Hoa: Chùy hoa ở nách lá
  • Quả: Quả dẹp dài đến 10cm, rộng 4 cm, có 2 cánh rộng đến 8mm màu nâu đỏ, hạt 1-2.
  • Bộ phận dùng: thân gỗ, rễ

Tác dụng của cây mạ mân

Tác dụng bảo vệ gan

  • Theo như nghiên cứu chứng minh cho thấy thân rễ cây mạ mân có tác dụng bảo vệ gan, chống viêm và lợi mật rất tốt và sử dụng rất an toàn…
  • Từ kinh nghiệm xưa các đồng bào dân tộc đã sử dụng cây mạ mân làm thuốc chống viêm gan, chữa các bệnh về gan là có cơ sở khoa học. Đây là cây thuốc có tiềm năng để nghiên cứu ra các sản phẩm điều trị hoặc hỗ trợ điều trị một số chứng bệnh liên quan đến gan, mật.
  • Cây mạ mân  có tác dụng giúp tăng cường bảo vệ, giải độc cho tế bào gan và phục hồi chức năng gan, nhất là đối với người sử dụng bia rượu.
  • Phòng và hỗ trợ điều trị làm giảm các triệu chứng trong các trường hợp: gan nhiễm mỡ, viêm gan virus, rối loạn chức năng gan, mụn nhọt, dị ứng, mẩn ngứa ngoài da.

Tác dụng chống viêm:

Khoa học có nghiên cứu chứng minh thân rễ mạ mân khi được sử dụng hàng ngày, cơ thể con người cũng hấp thụ được những tinh chất từ cây mạ mân có tác dụng chống viêm, giải độc, phòng chữa các bệnh về viêm: Viêm gan rất tốt và sử dụng rất an toàn.

Tác dụng lợi mật:

  • Khoa học đã tiến hành thử nghiệm trên chuột nhắt trắng, cho ra kết quả bào chế saponin và cao lỏng từ cây mạ mân đúng là có tác dụng lợi mật.
  • Theo như những nghiên cứu đã đưa ra kết quả phân tích như trên cây mạ mân thật sự có hiệu quả tốt đối gan, mật, kháng viêm và lợi tiểu.

Xem thêm: Cách dùng mạ mân chữa bệnh trong dân gian

Hình ảnh cây mạ mân

Hình ảnh cây mạ mân 1

Cây mạ mân

 Hình ảnh cây mạ mân 2
Lá, hoa mạ mân
Hình ảnh cây mạ mân 3
Hình ảnh hoa cây mạ mân
Hình ảnh cây mạ mân 4
Quả cây mạ mân
Hình ảnh cây mạ mân 5
Lá mạ mân
Hình ảnh cây mạ mân 6
Tán lá cây mạ mân
Hình ảnh cây mạ mân 7
Thân, rễ mạ mân phơi khô, thái lát làm thuốc

Một số bài thuốc thông dụng từ cây mạ mân

Dùng cây mạ mân sắc nước uống

Tác dụng: Giải khát, tiêu độc, mát gan lợi tiểu. Đào thải những chất độc, thanh nhiệt giải độc

Chuẩn bị

  • 300-500g mạ mân thái lát tươi
  • 1 ấm đất

Thực hiện

  • Cây mạ mân tươi chặt trên rừng chặt lát mỏng, thái lát mỏng
  • Rửa sạch thân cây thái lát
  • Dùng nồi đất là tốt nhất. Không nên dùng ấm kim loại
  • Cho thân cây tươi thái lát mỏng vào nồi đất
  • Đổ ngập nước
  • Đun sôi trên bếp khoảng 10 phút, tắt bếp để lửa riu khoảng 5 phút
  • Có thể uống thay nước hàng ngày
  • Có thể rót ra chai để tủ mát uống dần và uống vào hôm sau

Dùng cây mạ mân khô đun nước uống

Tác dụng: Giải độc, mát gan lợi tiểu và phòng ngừa một số bệnh khác.

Chuẩn bị

  • 300g mạ mân khô thái lát
  • 1Ấm đất
  • Có thể thêm những thảo dược khác nếu cần
  • Chọn thân cây mạ mân càng già càng tốt
  • Rửa sạch thái lát cây mỏng
  • Phơi khô
  • Có thể đóng khói quản bảo nơi khô ráo dùng dần

Thực hiện

  • Rửa sạch cây mạ mân đã thái phơi khô
  • Cho vào ấm đất
  • Đỏ ngập nước
  • Đun lửa to sủi khoảng 5 phút
  • Uống thay nước hàng ngày
  • Uống không hết rót chai cất tủ mai uống tiếp

Nấu cao lỏng từ cây mạ mân

Chuẩn bị

  • Thân, rễ cây mạ mân tươi
  • 1 nồi đun
  • Thực hiện
  • Lấy thân, rễ cây mạ mân, thân rễ cây càng già càng tốt
  • Đem rửa sạch, thái lát
  • Xếp thân rễ cây mạ mân vào nồi lớn
  • Đổ ngập nước
  • Đun trên bếp lửa nhỏ liu riu khoảng 2 ngày
  • Chắt nước để sử dụng. Khi này nước tiết ra từ thân rễ cây mạ mân hơi sệt sệt.

Cách dùng

Khi mạ mân nấu thành cao lỏng, hàm lượng dược tính trong nước cao lỏng mạ mân rất nhiều nên khi sử dụng, ta chỉ cần dùng 1 ngày 2-3 chén nhỏ pha nước uống là có hiệu quả rất tốt nếu dùng 1 thời gian.

Tác giả: admin - 18/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Mạ mân

Bài viết liên quan

  • Cách dùng mạ mân chữa bệnh trong dân gian

  • Cách dùng mạ mân chữa bệnh trong dân gian

  • Mạ mân giúp giải độc gan không

  • Loài thảo dược giúp người dân xứ Lạng “vạn chén không say”

  • Củ ráy gai chữa bệnh gì

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑