Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Đan sâm ngâm rượu tốt cho sức khỏe

Đan sâm ngâm rượu tốt cho sức khỏe

Ai cũng biết rượu thuốc rất tốt cho sức khỏe bở rượu thuốc là chắt lọc được tinh chất, bảo quản thuốc được lâu và khử bớt độ độc của rượu. Đan sâm cũng vậy, rượu đan sâm ngâm thường là thuốc bổ, có tác dụng nâng cao thể trạng, kích thích tiêu hóa an thần, nhuận tràng, chữa các chứng đau mỏi do phong hàn, phong thấp . sau đây là cách ngâm một số bài thuốc đan sâm ngâm rượu thông dụng.

Đan sâm ngâm rượu tốt cho sức khỏe 1

Hình ảnh cây rễ và cây đan sâm

Mục lục

  • Mô tả về rễ cây đan sâm
    • Tên gọi – Chủng loại
    • Mô tả
    • Phân bố
    • Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản
  • Tác dụng của cây đan sâm
  • Một số bài thuốc ngâm rượu đan sâm rất tốt cho sức khỏe
    • Bài 1. Nâng cao thể trạng, giúp ăn ngon, chữa mất ngủ, mệt mỏi
    • Bài 2. Chữa đau nhức khớp, đau lưng, đau dây thần kinh
    • Bài 3. Chữa hiếm muộn, yếu sinh lý
  • Cách ngâm rượu đan sâm
  • Một số lưu ý khi dùng rượu nagam đan sâm

Mô tả về rễ cây đan sâm

Tên gọi – Chủng loại

  • Tên gọi khác: Huyết căn, Huyết sâm, Xích sâm, Cửu thảo, Xôn đỏ, Viểu đan sâm, Tử đan sâm, Vử đan sâm
  • Tên dược: Radix Salviae militiorrhizae
  • Tên khoa học: Salvia miltiorrhiza
  • Họ: Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae)

Mô tả

Vị thuốc đan sâm là rễ của cây đan sâm – là một vị thuốc quý. Rễ ngắn, thô, đôi khi ở đầu rễ còn sót lại gốc của thân cây. Rễ hình trụ dài, hơi cong queo, có khi phân nhánh và có rễ con dạng tua nhỏ; dài 10-20 cm, đường kính 0,3-1 cm. Mặt ngoài màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu tối, thô, có vân nhăn dọc. Vỏ rễ già bong ra, thường có màu nâu tía. Chất cứng và giòn, mặt bẻ gẫy không chắc có vết nứt, hoặc hơi phẳng và đặc, phần vỏ màu đỏ nâu và phần gỗ màu vàng xám hoặc màu nâu tía với bó mạch màu trắng vàng, xếp theo hình xuyên tâm.

Phân bố

Cây đan sâm được trồng nhiều ở Nhật Bản và các tỉnh thuộc Trung Quốc như Tứ Xuyên, An Huy, Sơn Tây, Hà Bắc, Giang Tô. Loại cây này được di thực vào Việt Nam từ khá sớm và được trồng ở Tam Đảo là nhiều nhất.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và bảo quản

Bộ phận dùng: Dùng phần rễ của cây đan sâm để làm thuốc.

Thu hái: Đào lấy những phần rễ của những cây đã trưởng thành, thời điểm thích họp để thu hoạch là vào mùa đông hằng năm.

Chế biến: Rửa sạch những phần rễ đã thu hoạch được bằng nước để loại bỏ lớp đất cát, tạp chất và vi khuẩn, vớt để ráo nước rồi đem ủ mềm, thái thành từng lớp dày, phơi dưới 2 – 3 ngày nắng hoặc sấy khô. Hoặc có thể đem rễ cây đan sâm thái phiến, thêm một ít rượu, để ngấm 1 giờ đồng hồ rồi đem đi sao vàng cho đến khô để dùng.

+ Bảo quản: Đan sâm được bảo quản ở nhiệt độ phòng, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, cần đóng kín bao bì để sử dụng lâu dài.

Tác dụng của cây đan sâm

  • Đan Sâm có khả năng cải thiện vi tuần hoàn, làm giãn mạch động mạch vành, tăng dòng máu và ngăn ngừa thiếu máu cơ tim.
  • Đan sâm là một vị thuốc còn dùng trong phạm vi nhân dân, để làm thuốc bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp xương sưng đau. Còn dùng chế thuốc xoa bóp.
  • Đan sâm còn được dùng chữa phong thấp khớp sung tấy, thần kinh suy nhược, nhức đầu, mất ngủ, ngăn ngừa xơ vữa mạch, chống oxy hóa, chống viêm.

Xem thêm: Thành phần và công dụng của cây đan sâm

Một số bài thuốc ngâm rượu đan sâm rất tốt cho sức khỏe

Bài 1. Nâng cao thể trạng, giúp ăn ngon, chữa mất ngủ, mệt mỏi

  • Đan sâm, hoàng kì, bạch truật, đương quy (mõi thứ 60g)
  • Cam thảo, xuyên khung, ích trí nhân, sa nhân, trần bì, chỉ xác (mỗi thứ 20g).
  • Mạch môn, sa sâm, kỷ tử, đỗ trọng, tục đoạn, ba kích, táo nhân (mỗi thứ 30g)
  • Thục địa120g, bạch thược 40g, long nhãn 50g, đại táo 100g

Bài 2. Chữa đau nhức khớp, đau lưng, đau dây thần kinh

  • Độc hoạt, phòng phong, kê huyết đằng, đan sâm, xuyên khung, bạch linh mỗi thứ 30 g.
  • Tần giao, bạch thược, đỗ trọng, tục đoạn, ba kích mỗi thứ 40 g.
  • Sa nhân, nhục quế, cam thảo, tế tân mỗi thứ 20 g.
  • Ngũ gia bì, ngưu tất mỗi thứ 50 g; đương quy, đẳng sâm mỗi thứ 60 g; thục địa 100 g.

Bài 3. Chữa hiếm muộn, yếu sinh lý

  • Đan sâm, đương quy mỗi thứ 60 g.
  • Bạch truật, bạch thược, tục đoạn mỗi thứ 40 g
  • Thục địa, long nhãn, dâm dương hoắc, đại táo, cao sơn dương, lộc giác giao mỗi thứ 100g.
  • Ngưu tất, ký tử, đỗ trọng mỗi thứ 30 g
  • Bạch linh 20 g, táo nhân 50 g

Cách ngâm rượu đan sâm

Trước khi ngâm các vị thuốc rửa qua bằng nước ấmđể ráo hết nước và cho vào bình thủy tinh hoặc bình sứ có dung tích 7-10 lít. Riêng đan sâm có thể ngâm bằng đan sâm khô, loại bỏ tạp chất và thân sót lại, rửa sạch, ủ mềm, thái lát dày, phơi khô. Đổ 3 lít rượu cho ngập thuốc; sau vài ngày, rượu ngấm vào thuốc thì đổ thêm 2 lít nữa.
Liều dùng: Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 1 chén con khoảng 30 ml, uống trước bữa ăn.

Riêng ngâm rượu đan sâm tươi (đan sâm chế rượu): Lấy đan sâm đã thái phiến, thêm rượu, trộn đều dược liệu với rượu, đậy kín, để 1 giờ cho ngấm hết rượu, đem sao nhỏ lửa đến khô, lấy ra, để nguội. Cứ 10 kg đan sâm cần 1 lít rượu.

Rượu ngâm thảo dược là một trong số những bài thuốc được nhân dân ta sử dụng từ lâu và có nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi chọn thảo dược để ngâm với rượu cần phải rất tỉ mỉ để tránh những mặt trái mà nó gây ra cho sức khỏe con người. Khi sử dụng đặc biệt phải chú ý đến liều lượng, cách thức sử dụng cũng như phải đúng người, đúng bệnh, không nên sử dụng một cách tùy tiện. Nên tham khảo kĩ và lắng nghe lời khuyên từ những thầy thuốc đông y xem có nên dùng hay không. Riêng rượu đan sâm những người âm hư hỏa vượng không nên dùng các loại thuốc này.

Một số lưu ý khi dùng rượu nagam đan sâm

Bệnh nhân sử dụng Đan sâm để chữa bệnh, cần lưu ý một vài chú ý sau:

  • Không sử dụng Đan sâm để trị bệnh cho các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu này.
  • Đan sâm cực kỳ kỵ với Lê lô, vì vậy, người bệnh không kết hợp hai vị thuốc trên, để tránh gây hại đến sức khỏe.

Bài viết đã giới thiệu cho bạn đọc những thông tin cần thiết về dược liệu Đan sâm, tuy nhiên thông tin bài viết chỉ mang giá trị tham khảo, không thay thế lời khuyên bác sĩ. Người bệnh không được tự ý sử dụng các bài thuốc trên khi chưa có chỉ định từ cố vấn chuyên môn.

Từ khóa: Đan sâm

Bài viết liên quan

  • Hình ảnh dễ nhận biết cây đan sâm

  • Điểm danh những dược liệu mang tên “Sâm”

  • Sử dụng Đậu đen trong đời sống hằng ngày

  • Món ăn tốt cho người rối loạn tiêu hóa

  • Chứng minh khoa học về công dụng của sữa ong chúa

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑