Theo kinh nghiệm dân gian cũng như các nghiên cứu khoa học hiện đại gần đây đã khẳng định cây Khôi tía là một vị thuốc có khả năng chữa bệnh dạ dày rất hiệu quả. Bởi các hoạt chất trong lá khôi có tác dụng trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị , giúp se vết loét và làm lành dạ dày một cách nhanh chóng.
Cây Khôi – chữa bệnh dạ dày
Mục lục
1. Đôi nét về cây khôi tía
Cây Khôi tía hay còn gọi là độc lực, đơn tướng quân, lá khôi, khôi nhung có tên khoa học là Ardisia sylvestris Pitard, họ Đơn nem ( Myrsinaceae) được phân bố phổ biến ở hầu hết các tỉnh miền núi nước ta như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình.. . Đây là loại cây bụi, ưa ẩm và ưa bóng, mọc dưới tán rừng rậm ẩm ướt, phát triển tốt trên lớp đất nhiều mùn trong rừng nguyên sinh ở độ cao từ 400 đến 1000 m.
Được biết đến là một loại cây nhỏ, mọc thẳng đứng, Khôi tía cao khoảng 1.5 – 2m, có thân mảnh, nhẵn, ít phân nhánh, có nhiều vết sẹo màu xám do lá rụng để lại. Lá thường tập trung ở ngọn, mọc so le, dài 20-30 cm, rộng 6-8cm, mép lá có khía răng nhỏ, cả hai mặt lá thường có lông mịn như nhung (nên mới được gọi là khôi nhung). Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm dài 10-15cm, hoa màu hồng tím. Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ. Cây thường ra hoa vào tháng 5-7, mùa quả chín khoảng tháng 8-10.
2. Tác dụng được sử dụng trong Đông y
Theo tài liệu y học cổ truyền thì Khôi tía có vị chua, tính hàn có tác dụng bình can, giảm Can khí uất – nguyên nhân chính gây ra bệnh dạ dày. Vì thế nó được xem là một vị thuốc chữa đau dạ dày hiệu quả trong dân gian.
Việc sử dụng này bắt nguồn từ kinh nghiệm của người dân miền ngược vùng Lang Chánh, Ngọc Lạc, Thanh Hóa thường dùng lá khôi chế biến, sắc uống để chữa đau bụng rất hiệu quả. Dựa trên cơ sở đó, Hội Đông y Thanh Hóa cũng đã nghiên cứu ra bài thuốc chữa đau dạ dày, trong đó lá khôi (80g) là vị thuốc chính kết hợp cùng với lá Bồ Công Anh (40g) và lá Khổ sâm (12g), cam thảo (10g). Đem các vị thuốc này thái nhỏ, phơi khô, đun sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml thì chia làm 2 lần uống trong ngày vào lúc đói dùng trong trường hợp: thể trạng sút kém, bụng đầy chướng, kém ăn, mệt mỏi, đau vùng thượng vị, đau từng cơn, lan ra hai bên sườn xuyên ra sau lưng, người bị viêm loét dạ dày tá tràng. Bài thuốc kết hợp 4 vị thuốc này đã được Hội đông y Thanh Hóa và các Viện Đông y sử dụng trong điều trị bệnh đau dạ dày rất có hiệu quả.
Không chỉ Thanh Hóa mà nhiều địa phương khác ở Nghệ An cũng đã dùng lá khôi chữa đau dạ dày, cho kết quả rất khả quan.
Cây khôi đang được nghiên cứu và sử dụng
3. Nghiên cứu thực tế đánh giá tác dụng của Khôi tía
Cho đến nay, tác dụng của cây Khôi tía còn khá ít tài liệu nghiên cứu, theo một số tài liệu của y dược thì trong lá khôi có thành phần chủ yếu là tannin, các glycosid có tác dụng trung hòa, làm giảm sự gia tăng acid của dạ dày, chống viêm, giảm đau, đặc biệt có tác dụng làm se vết loét, kích thích lên da non và làm lành vết thương nên được dùng để trị viêm loét dạ dày tá tràng. trung hòa và làm giảm tiết acid dịch vị, săn se vết loét, giúp liền sẹo và vết thương, kích thích lên da non và làm lành vết loét ở dạ dày, tá tràng một cách nhanh chóng. Nhờ cơ chế này mà Khôi tía được dùng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, làm giảm ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị. Từ đó giúp tạo cảm giác dễ chịu, nhẹ bụng cho người bệnh.
Ngoài ra, cũng đã có một số nghiên cứu sơ bộ thí nghiệm của lá khôi trên thỏ, chuột bạch và khỉ cho thấy kết quả rất khả quan như sau:
- Làm giảm độ axit của dịch dạ dày khỉ
- Làm giảm nhu động ruột cô lập của thỏ
- Làm yếu sự co bóp của tim
- Có tác dụng làm giảm hoạt động tự nhiên của chuột thí nghiệm.
Ngoài ra, các nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viên quân y 108 cũng chỉ ra rằng cây Khôi có tác dụng giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày: đau tức, khó tiêu, ợ hơi… đến 80 -100%, nồng độ dịch vị giảm về mức bình thường. Tuy nhiên, nghiên cứu còn thực hiện ở quy mô nhỏ nên khó có thể đánh giá khách quan, chính xác tác dụng của cây Khôi.
Viện y học cổ truyền cũng đã áp dụng lá khôi chữa khỏi một số trường hợp đau dạ dày và có nhận định sơ bộ như sau: Với liều 100g lá khôi trở xuống uống hằng ngày thì có thể từ đỡ đau đến hết đau, bệnh nhân ăn ngủ tốt. Nhưng nếu sử dụng tăng liều 250g/ngày thì lại khiến cho bệnh nhân mệt mỏi, người uể oải, da tái xanh. Do đó, có thể thấy rằng. Chỉ khi sử dụng đúng liều lượng, cách thức thì khôi tía mới phát huy được tối đa công năng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày.
4. Tham khao một số bài thuốc chữa dạ dày từ khôi tía
- Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng thượng vị, bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua: Lá khôi 10g, Chút chít 10g, Bồ công anh 12g, Nhân trần 12g, Lá khổ sâm 12g. Tán bột mỗi ngày uống 30g với nước sôi để nguội.
- Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng, đau vùng thượng vị, bụng đầy chướng, ợ hơi, ợ chua: Lá khôi 20g, Khổ sâm 16g, Hậu phác 8g, Cam thảo nam 16g, Bồ công anh 20g, Hương phụ 8g, Uất kim 8g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
- Bài thuốc chữa đau dạ dày hay đau vùng thượng vị, đói no cũng đau, hay ợ hơi, ợ chua: Lá khôi 25g, Mẫu lệ 20g, Ô tặc cốt 15g, Thảo quyết minh 20g. Đem tất cả các vị thuốc này sao vàng hạ thổ, tán bột mịn, ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.