Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Cỏ roi ngựa

Tên tiếng Việt: Cỏ roi ngựa, Mã tiên thảo, Rgồ mí (KHo), Nhả tháng én (Tày)

Tên khoa học: Verbena officinalis L.

Họ: Verbenaceae (Cỏ roi ngựa)

Công dụng: Chữa ứ huyết, lỵ, điều kinh, sốt rét, lở ngứa; tẩy giun chỉ, sán; chữa cảm lạnh, viêm họng, ho gà, viêm dạ dày, viêm ruột, viêm gan, viêm da, viêm thận phù thũng, viêm đường tiết niệu (cả cây).

 

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Bộ phận dùng
  • Nơi sống và thu hái
  • Thành phần hoá học
  • Tính vị, tác dụng
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp

Mô tả

  • Cây thảo sống dai, mọc thành bụi cao 30-70cm. Thân vuông.
  • Lá mọc đối, dài 2-8cm, rộng 1-4cm, chia thùy hình lông chim, có răng, cuống lá rất ngắn hoặc không có. Hoa mọc thành chùy ở ngọn, gồm nhiều bông hình sợi, lá bắc có mũi nhọn; hoa nhỏ không cuống, màu lam; đài 5 răng, có lông; tràng có ống hình trụ, uốn cong, có lông ở họng, có 5 thùy nhỏ trải ra; nhị 4, bầu 4 ô. Quả nang có 4 nhân. Hạt không có nội nhũ.
  • Ra hoa từ mùa xuân tới mùa thu.

Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Verbenae, thường gọi là Mã tiên thảo.

Nơi sống và thu hái

Loài phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở nước ta, cây mọc ven đường ở gần rừng hay làng bản vùng núi từ Lạng Sơn, Bắc Thái vào tới Lâm Ðồng. Thu hái toàn cây lúc đang có hoa, rửa sạch, phơi khô.

Thành phần hoá học

Có glucosid là verbenalin và verbenin. Thân và rễ chứa stachyose. Cây có hoa chứa acid ascorbic với tỷ lệ 20mg% trọng lượng tươi.

Tính vị, tác dụng

Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thủy tiêu phù, hoạt huyết tán ứ, trừ sốt rét.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

  • Sốt rét, giun chỉ, bệnh sán máng;
  • Cảm lạnh và sốt, viêm họng, ho gà;
  • Viêm dạ dày ruột cấp, lỵ amíp;
  • Viêm gan, vàng da, cổ trướng;
  • Viêm thận, phù thũng, viêm nhiễm đường tiết niệu, loét bìu;
  • Bế kinh, kinh nguyệt khó khăn, làm cho mau đẻ. Dùng 15-30g dạng thuốc sắc.
  • Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương và viêm mủ da; lấy cây tươi giã đắp và nấu nước rửa, tắm.

 

Cập nhật: 02/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Kê

Qua lâu trắng

Phục linh

Găng trắng

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑