Mô tả
- Thân cây dừa nước mọc dưới mặt đất, chỉ có lá và cuống hoa mọc ngược lên trên mặt đất.
- Lá dừa nước giống lá dừa, dài từ 5 – 8m, lá chét thuôn dài, nhỏ, cuống lá to, tròn, cứng chắc và bẹ lá phình to.
- Hoa là cụm hoa cái hình cầu ở đầu ngọn với các hoa đực màu đỏ hoặc vàng ở các cành phía dưới.
- Quả hạch hóa gỗ được sắp xếp thành một cụm hình cầu lên đến 25 cm trên một cuống duy nhất, màu mận sậm, chứa 1 hạt cứng; phôi nhũ lúc non trong.
- Mùa hoa: tháng 6-7; mùa quả tháng 10-12.
Phân bố sinh thái
Dừa nước phổ biến trên các bờ biển và sông chảy vào Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, từ Ấn Độ đến các đảo Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, cây phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Tây Nam Bộ.
Dừa nước là loài cây sinh sống thành dãy ở ven sông, kênh rạch nước lợ, vùng đầm lầy ven sông hoặc ven biển.
Bộ phận dùng:
Quả sau khi thu hái về, đem tách riêng từng quả, sau đó chẻ đôi rồi sử dụng thìa nạo phần cơm bên trong, dùng trực tiếp hoặc sấy khô.
Thành phần hóa học
- Trong thành phần của dừa nước có chứa protein, đường, chất béo, khoáng chất, vitamin C, Na, Fe, K…
- Dịch cây chứa 15% saccharose.
Tính vị, công năng
Vị ngọt, tính mát và không có độc.
Quy vào kinh Can và Bàng Quang. Tác dụng giải nhiệt, tăng cường khí lực, cầm máu, nhuận nhan sắc.
Công dụng
Phôi nhũ dừa nước có tác dụng giãn tĩnh mạch, điều hòa huyết áp, ngừa táo bón, điều hòa kinh nguyệt và trị các vấn đề liên quan như bế kinh, thống kinh, máu kinh ra ít,…
- Ở Philippin, khi cuống hoa dừa nước chưa nở, người dân nhựa ngọt, làm thành rượu và bia.
- Ngoài ra, cánh hoa nở của dừa nước có thể được dùng như trà. Lá giã nát trị lở loét.
Một số món ăn từ dừa nước:
- Dừa nước thường được dùng để làm mứt, chè hoặc chế biến thành nước giải khát
- Mứt dừa nước
- Chè dừa nước
Kiêng ky:
- Không nên dùng dừa lá cho người có tạng âm (da xanh tái, ăn uống chậm tiêu, hay bị tiêu chảy, ít khát nước, bắp thịt mềm, chậm chạp).
- Dùng quá nhiều có thể gây ớn lạnh, đầy bụng, khó chịu và buồn nôn.