Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Lợn rừng

Tên tiếng Việt: Lợn lòi, Heo rừng.

Tên khoa học: Sus scrofa L.

Họ: Suidae

Công dụng: Được dùng làm thuốc chữa thiếu sữa; bôi ngoài chữa bỏng và vết thương.

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Tính vị, công năng
  • Công dụng

Mô tả

Thú rừng cỡ lớn. Thân phẳng dài 1 – 1,3 m, cao 50 – 60 cm. Đầu to, mõm dài nhọn, tai to vểnh, mũi nhỏ bẹt, răng nanh dài và tày, nanh dưới lộ hẳn ra ngoài và uốn cong lên. Lưng phẳng, gồ cao ở phía trước, thuôn dần về phía sau, đuôi ngắn. Bụng thon nhỏ, không xệ. Chân cao, mảnh, có móng guốc nhỏ. Da rất dày phủ bởi lớp lông rậm, dài và cứng, nhất là ở cổ và bả vai. Bộ lông màu xám đen. Lợn đực to hơn lợn cái.

Phân bố, sinh thái

Lợn rừng phân bố ở châu Âu, châu Á và Bắc Phi. Ở Việt Nam, lợn rừng có ở miền rừng núi, trung du và các hải đảo, nhiều nhất ở Tây Bắc và Tây Nguyên. Nó sống ở thung lũng ven sông, suối, các trảng cỏ cao, cây bụi, rừng nguyên sinh và thứ sinh. Lợn rừng thường lang thang, kiếm ăn vào ban ngày và cả ban đêm. Thức ăn chủ yếu của nó là rễ, củ, búp lá, quả, ngũ cốc, rắn, chuột, giun, ếch, chim… Lợn đực thường sống đơn độc, chỉ nhập đàn vào mùa sinh sản. Lợn cái và lợn con sống thành đàn khoảng 10-20 con.

Lợn rừng sinh sản thường sau mùa mưa. Có chửa 100 – 130 ngày, đẻ 10 – 12 con. Lợn con có lông màu xám và nhiều sọc trắng dọc theo thân.

Bộ phận dùng

Mỡ và dương vật lợn rừng.

Cách lấy mỡ: Thịt lợn rừng rất ít mỡ, mà toàn nạc. Mỡ chỉ khu trú ở dưới lớp da và ngay trong da. Đồng bào miền núi khi săn bắn được lợn rừng, thường lột da, treo trên giàn bếp. Khi cần mỡ, họ hơ da lợn lên than hồng để mỡ chảy ra mà dùng. Lấy mỡ đến khi da teo quắt lại mới thôi.

Tính vị, công năng

Mỡ lợn rừng có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tăng tiết sữa, làm se.

Công dụng

Theo tài liệu cổ, mỡ lợn rừng hòa với rượu, uống ngày 3 lần, được dùng làm thuốc chữa thiếu sữa; bôi ngoài chữa bỏng và vết thương.

Nhân dân các dân tộc miền núi dùng dương vật lợn rừng giã nhỏ với nõn cây chuối, đắp băng để rút đạn, que cắm vào da thịt.

Theo tài liệu nước ngoài, người ta lại dùng mật lợn rừng uống với rượu mỗi lần 1,5 g để chữa sản hậu.

*Nguồn: Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Cập nhật: 03/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Thằn lằn

Cá ngựa

Trăn

Trân châu

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑