Nghệ đen hay nghệ vàng tốt hơn luôn là băn khoăn của nhiều người trong việc lựa chọn loại thực phẩm nấu ăn hay dược phẩm chữa bệnh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá sự khác biệt cũng như lợi ích mà cả hai loại nghệ mang lại để có sự đánh giá, lựa chọn chính xác cho mình trong việc ứng dụng vào cuộc sống.
Nghệ vàng và nghệ đen khác nhau như thế nào?
Mặc dù cùng thuộc một chi thực vật nhưng nghệ vàng và nghệ đen có sự khác nhau ở mặt hình thức cũng như công dụng. Do đó, tùy theo mục đích sử dụng mà bạn có thể lựa chọn một trong hai loại để chế biến thực phẩm hay dùng làm thuốc. Hiển nhiên với từng loại, chúng ta sẽ có phương pháp điều chế, chế biến khác biệt.
Nghệ vàng
Nghệ vàng có tên gọi khác là Khương Hoàng, thuộc họ gừng. Giống như tên gọi, nghệ vàng thường có màu cam nhạt hoặc vàng cam. Đây là một loại gia vị phổ biến với vị cay đắng và tính ôn bình, thường được sử dụng như một loại gia vị nấu ăn hằng ngày với mục đích lấy màu, khử tanh và làm ấm bụng. Ngoài ra, nghệ vàng cũng thường được tán nhỏ, rây mịn thành bột hoặc tinh bột để dùng trong nấu ăn, chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Trong y học, nghệ vàng được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh và cải thiện sức khỏe. Các nghiên cứu gần đây đã xác định thành phần chính có trong nghệ vàng là hoạt chất Curcumin (tinh thể ánh tím, nâu đỏ), 1-5% tinh dầu màu vàng nhạt, 1% cacbon không no, 5% paratolyl metylcacbinol và 1% curcumen, tinh bột, chất béo, canxi oxalat,…
Trong đó, Cucurmin là chất kháng viêm và chống oxy hóa mạnh, được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh phổ biến như bệnh dạ dày, đại tràng, đường ruột, viêm xương khớp, bệnh ung thư, tăng cường sức đề kháng tổng thể,… Về lĩnh vực làm đẹp, nghệ có tác dụng trị mụn, làm da mịn màng, trắng sáng, trị nám, tàn nhang, hạn chế thâm sẹo và chống lại tác động của các gốc tự do gây lão hóa.
Chống oxy hóa
Curcumin hoạt động giống như chất chống oxy hóa, có tác dụng trung hòa gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do này có thể phản ứng với axit béo gây ra những phản ứng tiêu cực trên cơ thể. Vì vậy khi có Curcumin trung hoà, cơ thể sẽ được trẻ hoá, đẩy lùi tình trạng già nua, xuống sắc.
Giảm đau xương khớp
Đặc tính chống viêm của tinh bột nghệ và các hoạt chất trong thân rễ giúp bạn giảm nhẹ các cơn đau liên quan đến cơ xương khớp. Vì vậy những người bệnh thoái hóa khớp thường được khuyên uống kết hợp nghệ với Omega 3 để cơ thể nâng cao khả năng lưu thông máu, tái tạo các mô liên kết (cơ, khớp, gân, dây chằng) và thúc đẩy phục hồi sau chấn thương khớp.
Cân bằng thần kinh
Thêm một lợi ích của nghệ mà bạn sẽ cần đến chính là cân bằng toàn bộ hệ thống thần kinh, đồng thời ngăn ngừa các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer. Do đó, sử dụng nghệ vàng thường xuyên sẽ giúp bạn có được một tinh thần minh mẫn dưới sức ép của tuổi tác.
Tốt cho tiêu hoá
Các hoạt chất trong nghệ có đặc tính bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo thành một hàng rào vững chắc ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra các vấn đề về dạ dày, tá tràng,… Sử dụng nghệ thường xuyên có thể giúp bạn cải thiện quá trình tiêu hóa, kích thích chức năng tiêu hóa như bài tiết mật, do đó thức ăn được tiêu hóa tốt hơn và dễ dàng hơn.
Giảm cân
Nghệ vốn nổi tiếng với lợi ích làm đẹp và giảm cân nên rất được chị em yêu thích. Cơ chế kích thích cân nặng tiêu giảm của nghệ vàng chính là ngăn chặn sự tích tụ chất béo của cơ thể. Đồng thời tăng cường, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa chất béo và quá trình đào thải tự nhiên khỏi cơ thể.
Phòng ngừa bệnh tiểu đường
Bổ sung nghệ đầy đủ và thường xuyên vào khẩu phần hằng ngày có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2. Ngoài ra, tinh bột nghệ còn mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ cho những người đang bị tiểu đường. Cụ thể, chúng giúp giảm bài tiết protein qua nước tiểu và kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Nghệ đen
Nghệ đen (nghệ xanh, nghệ tím, ngải tím, ngải xanh, nghệ đăm) tuy có vẻ ngoài khá giống các loại nghệ khác nhưng phần ruột bên trong lại có màu tím đậm mà không phải vàng cam như thông thường. Trong Đông y, nghệ đen còn được gọi là Nga Truật. Chúng rất khó trồng nên được xem như một loại dược liệu quý của Y học cổ truyền.
Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây nghệ đen
Loại dược liệu này có tính hoạt huyết mạnh hơn và chứa nhiều tinh dầu hơn so với nghệ vàng. Do đó chúng được dùng trong nhiều bài thuốc trị bế kinh, huyết ứ, trướng bụng, sưng đau do ngã và tổn thương. Thành phần nghệ đen chứa nhiều tannin, elemene,bornyl acetate,… Đây là những hợp chất tạo nên sự khác biệt giữa nghệ đen so với nghệ vàng.
- Tannin ở mức độ vừa phải có thể mang lại một số lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể, chúng sở hữu đặc tính chống oxy hóa nên có thể giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương oxy hóa, đồng thời kháng khuẩn và chống viêm toàn diện.
- Elemene đã được nghiên cứu cho thấy mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau, bao gồm các đặc tính chống viêm, chống ung thư và chống vi khuẩn. Theo một số nghiên cứu, Elemene có nguồn gốc từ nghệ đã được chấp thuận ở Trung Quốc để điều trị ung thư.
- Bornyl Acetate thường được sử dụng trong liệu pháp mùi hương để tạo ra bầu không khí êm dịu và thoải mái. Hoạt chất đã được nghiên cứu về đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, nên thích hợp dùng trong chăm sóc da để làm dịu làn da bị kích ứng. Ngoài ra trong y học cổ truyền, Bornyl Acetate còn được ứng dụng để giảm đau, đặc biệt là đau cơ và khớp.
Chống viêm, giảm đau
Nghệ đen có chứa hoạt chất chống viêm nên có thể ngăn ngừa bệnh tim, hen suyễn và cả sự lão hoá sớm. Ngoài ra, thành phần Curcumin trong nghệ đen còn có tác dụng làm giảm triệu chứng viêm khớp, làm lành vết viêm loét ở ổ dạ dày, đại tràng.
Chữa bệnh về phổi
Theo nghiên cứu của Đại học Duy Tân, nghệ đen có chứa các hợp chất Curcumin nên đặc biệt hữu ích cho người mắc bệnh về phổi như hen suyễn, viêm phế quản và viêm phổi.
Làm đẹp
Curcumin hoạt động giống như chất chống oxy hóa, có tác dụng trung hòa gốc tự do trong cơ thể. Các gốc tự do này có thể phản ứng với axit béo gây ra những phản ứng tiêu cực trên cơ thể. Vì vậy khi có Curcumin trung hoà, cơ thể sẽ được trẻ hoá, đẩy lùi tình trạng già nua, xuống sắc.
Nghệ đen có tác dụng giúp cho những vết mụn mau lành, làm phẳng sẹo lồi và làm chậm quá trình lão hoá. Mặt khác, loại củ này cũng có tác dụng điều trị những bệnh ngoài da như vẩy nến, bệnh chàm, chứng đỏ mặt,…
Giảm cân
Theo như nghiên cứu từ tổ chức PMC, nghệ đen giúp phân hủy các tế bào chất béo tích tụ trong cơ thể. Vì vậy, sử dụng nghệ đen hàng ngày có thể giúp bạn kiểm soát chế độ ăn uống khoa học hơn và hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
Phòng ngừa ung thư
Theo như nghiên cứu từ tạp chí Cancer Research UK, hợp chất Curcumin trong nghệ đen là một loại chất chống ung thư hiệu quả. Ngoài ra, nghệ đen còn được khuyến khích sử dụng kết hợp cùng phương pháp hóa trị để điều trị ung thư.
Ngoài ra, nghiên cứu từ tạp chí Science Direct cũng cho thấy trong nghệ đen chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng kiềm hãm sự phát triển của gốc tự do, từ đó hạn chế tình trạng lão hóa, hình thành bệnh mãn tính và ung thư.
Xem thêm: 15 bài thuốc chữa bệnh từ nghệ đen
Nghệ đen hay nghệ vàng tốt hơn?
Từ những thông tin phân tích bên trên, chúng ta có thể thấy rõ cả nghệ đen và nghệ vàng đều có thành phần, công dụng hoàn toàn khác nhau. Cụ thể, trong nghệ vàng chứa thành phần nổi bật là curcumin nên mang tác dụng chủ yếu là ức chế quá trình lão hóa của cơ thể, chữa viêm loét dạ dày, làm lành vết thương, hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả.
Nhưng với nghệ đen thì các đặc điểm này hoàn toàn thay đổi. Thành phần chủ yếu trong nghệ đen là các serquiterpen và tinh dầu. Do đó tác dụng chủ yếu của loại nghệ này là phá huyết, làm tan cục máu đông trong nhiều bệnh lý, kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau và chữa ăn uống khó tiêu.
Chính vì sự khác nhau này mà chúng ta rất khó để có thể so sánh cũng như kết luận nghệ đen hay nghệ vàng tốt hơn. Mỗi loại nghệ đều mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe riêng biệt, vì vậy tùy vào mục đích sử dụng, tùy vào từng trường hợp chữa bệnh mà bạn có thể lựa chọn sử dụng nghệ vàng hoặc nghệ đen sao cho phù hợp.
Trên hành trình khám phá giá trị của nghệ đen và nghệ vàng, không thể khẳng định một cách chắc chắn rằng nghệ đen hay nghệ vàng tốt hơn vì mỗi loại đều có đặc tính và tính ứng dụng riêng. Do đó điều quan trọng không phải nằm ở việc phân định loại củ nào tốt hơn, mà là hiểu rõ và tận dụng từng loại nghệ theo đúng mục đích chúng ta mong muốn nhằm thu về hiệu quả tối ưu.