Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Những vị thuốc Nam là “khắc tinh” của bệnh Sởi

Những vị thuốc Nam là “khắc tinh” của bệnh Sởi

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Sởi là bệnh do virus, có thể gặp quanh năm nhưng thường xuất hiện và mùa đông xuân ở trẻ nhỏ (6 tháng – 6 tuổi) với các triệu chứng như sốt, phát ban, chảy nước mũi, ho,… Bệnh sởi ít gây tử vong nhưng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mục lục

  • Bệnh Sởi là gì?
  • Chữa bệnh sởi bằng phương pháp dân gian
    • Rau mùi (Coriandrum sativum )
    • Rau rệu (Alternanthera sessilis)
    • Rau kinh giới (Elsholtzia cristata)
    • Bạc hà (Mentha arvensis)
    • Cây nọc sởi (Hypericum japonicum)

Bệnh Sởi là gì?

Sởi là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra có thể gặp ở nhiều đối tượng đặc biệt là trẻ em. Tác nhân gây bệnh sởi được xác định là virus thuộc giống Morbillivirus của họ Paramyxoviridae. Hiện đây sởi vẫn được xem là bệnh nguy hiểm ở trẻ nhỏ với nguy cơ tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị phù hợp.

Bệnh Sởi là gì? 1

Triệu chứng bệnh Bệnh sởi

Sau khi nhiễm sởi, thời gian ủ bệnh có thể từ 7 ngày đến 2 tuần. Sau đó, triệu chứng bệnh sởi có những biểu hiện sau:

  • Giai đoạn khởi bệnh, trẻ thường sốt cao ( trên 39°C) khi biểu hiện sốt thuyên giảm sẽ đồng thời xuất hiện triệu chứng phát ban đặc trưng của sốt
  • Diễn tiến của ban sởi rất đặc trưng: ban nổi bắt đầu từ sau tai ( vùng gáy), sau đó lan ra mặt rồi dần xuống ngực bụng và cuối cùng là toàn thân. Ban của sởi là ban dạng sẩn ( ban gồ lên mặt da) sau khi hết sẽ để lại vệt thâm da đặc trưng được gọi là “vằn da hổ”.

Chữa bệnh sởi bằng phương pháp dân gian

Từ lâu, nhân dân ta đã vận dụng những hiểu biết của mình, thông qua kinh nghiệm và học hỏi từ ông cha sử dụng các loại thảo dược quanh nhà để chữa bệnh. Dưới đây là những vị thuốc, bài thuốc hay dùng để chữa Sởi.

Rau mùi (Coriandrum sativum )

– Tính vị, công dụng: Rau mùi có vị cay, tính ấm có tác dụng tiêu đờm, đầy bụng, kích thích tiêu hóa.

– Cách dùng: 50g Mùi tươi giã nát, chưng nóng, dùng vải thưa gói lại, xoa bóp ngoài da từ đầu xuống thân mình, tay chân.

Rau mùi (Coriandrum sativum ) 1

 

Rau rệu (Alternanthera sessilis)

– Tính vị, công dụng: Rau rệu có vị ngọt, nhạt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc.

– Cách dùng: (Dùng giai đoạn sơi bắt đầu mọc) Rau rệu 50g, Diếp cá khô 50g, Đậu cọc rào 30g, Cam thảo đất 20g. Sắc kỹ 3 nước cho 3 lần uống/ ngày.

Rau rệu (Alternanthera sessilis) 1

 

Rau kinh giới (Elsholtzia cristata)

– Tính vị, công dụng: Kinh giới có vị cay, hơi đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng trị cảm cúm, ho, sởi, lao thương thổ huyết.

– Cách dùng: Kinh giới 15-20g, Kim ngân 15-20g, sắc nước uống, chia 2 lần uống trong ngày.

Rau kinh giới (Elsholtzia cristata) 1

 

Bạc hà (Mentha arvensis)

– Tính vị, công dụng: Bạc hà có vị cay, mùi thơm đặc biệt, tính mát, thường dùng trị cảm nóng, ho, nhức đầu, ngứa ngoài da.

– Bài thuốc: Bạc hà 4g, Ngưu bàng tử 12g, Thuyền thoái (xác ve) 2g, Cam thảo 3g, tất cả sắc nước uống.

Bạc hà (Mentha arvensis) 1

 

Cây nọc sởi (Hypericum japonicum)

– Tính vị, công dụng: Nọc sởi có vị ngọt hơi chát, tình bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu sưng, kháng viêm.

– Cách dùng: 50g Nọc sởi tươi sắc lấy nước thêm chút đường quấy đều, uống 2-3 lần trước khi ăn.

Cây nọc sởi (Hypericum japonicum) 1

Nguồn: Cây thuốc quý, Số 303, tháng 1/2019

Tác giả: Lê Đào - 07/11/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Tác dụng của diệp hạ châu trong điều trị bệnh sỏi mật

  • Hà thủ ô – chú ý khi chọn mua và sử dụng

  • Hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô trắng

  • Cà gai leo chuẩn hóa GACP – Thêm hy vọng cho người viêm gan virus và xơ gan

  • Có những loại nấm ngọc cẩu nào? Loại nào tốt nhất

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑