Sâm tố nữ là thảo dược quý giúp kích thích sự phát triển của tuyến ngực và mô ngực do đó giúp ngực nở và săn chắc tự nhiên, đây là thảo dược đặc biệt cho nữ giới nhờ bổ sung nguồn estrogen từ tự nhiên mạnh và an toàn, giúp phụ nữ kéo dài tuổi thanh xuân, chống lão hóa mạnh, giúp da căng mịn, giảm nếp nhăn và tàn nhang, giảm các triệu chứng thời kỳ mãn kinh và tiền mãn kinh ở phụ nữ.
Mục lục
SÂM TỐ NỮ
Thông tin khoa học
- Tên khoa học: Pueraria mirifica Airy Shaw et Suvat.
- Tên khác: Sắn dây củ tròn, Kwao Krua, Kwao Krua Kwao, White Kwao Krua, trong đó tên White Kwao Krua là tên trong các tài liệu khoa học.
- Họ: Đậu (Fabaceae).
Mô tả cây
Sắn dây là loài dây leo, sống lâu năm, có thể dài tới 10 m. Rễ phát triển thành củ tròn, to. Lá kép, mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy. Cụm hoa hình chùm mọc so le gồm 3 lá chét nguyên hoặc xẻ thùy, mọc ở kẽ lá gồm nhiều loại hoa màu xanh tím, thơm. Quả giáp dẹt màu vàng nhạt, có lông mềm, thắt lại giữa các hạt.
Sâm tố nữ (Pueraria mirifica)
Thành phần hóa học
Theo các nghiên cứu đã được tiến hành, trong củ loài Pueraria mirifica có chứa hơn 20 hoạt chất hóa học, trong đó các chất isoflavone có hàm lượng cao.
Đặc biệt, dịch chiết củ có chứa 2 thành phần Miroestrol và Deoxymiroestrol là 2 phytoestrogen (estrogen thực vật) duy nhất chỉ được tìm thấy trong củ cây Pueraria mirifica. Đây là hai Phytoestrogen mạnh nhất trong tự nhiên (mạnh gấp 10.000 lần Phytoestrogen từ mầm Đậu nành).
SỰ NHẦM LẪM GIỮA SÂM TỐ NỮ VÀ CÂY ĐẬU MA
Một số báo cáo cho thấy, nhiều loài trong chi Pueraria (Sắn dây) cũng có hợp chất Isoflavon, nhưng không có các đặc tính tốt như những nghiên cứu đã tìm thấy ở loài Sâm tố nữ (Pueraria mirifica). Tuy nhiên, do có họ hàng gần gũi, mà nhiều loài trong chi này mang nhiều đặc điểm hình thái khá giống nhau hoặc chỉ sai khác rất nhỏ. Đó là trường hợp về loài Sâm tố nữ (Pueraria mirifica).
Trong chuyến đi thực địa ở Sơn La cuối tháng 3, nhóm nghiên cứu ở Viện Thuốc Nam đã phát hiện và thu hái loài Sắn dây củ tròn. Loài này được người dân (Thái trắng) dẫn đường cho biết các cô gái trong bản dùng để làm đẹp, ngoài ra họ cũng dùng để ăn dễ đẻ con. Nhóm nghiên cứu đã đánh dấu vị trí và thu hái mẫu để nghiên cứu.
Hình ảnh loài Sắn dây củ tròn nhóm nghiên cứu thu hái
Sau khi giám định tên, phân tích thành phần hóa và nhiều kiểm tra khác, nhóm cho biết đây là loài Pueraria mirifica (Sắn dây củ tròn, Sâm tố nữ).
Bởi có hoạt tính và tiềm năng sinh học cao, nhóm nghiên cứu đã tổ chức tiếp chuyến thực địa Sơn La vào đầu tháng 8. Tuy nhiên lần này, sau khi thu hái và kiểm tra thành phần hóa học, nhóm phát hiện củ lần này thu hái không có những hoạt tính như trước.
Điều này đã đặt ra dấu hỏi rất lớn. Vì sao cùng nơi thu hái, cùng là người dân dẫn đường, cùng là đặc điểm hình thái cây, vậy tại sao lại không cho kết quả giống nhau? Để tìm ra câu trả lời, nhóm nghiên cứu tiếp tục điều tra thực địa. Qua nhiều lần điều tra, nghiên cứu trong thời gian dài, dựa trên bản mô tả mẫu tuýp và nhiều tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, nhóm đã khẳng định 2 mẫu thu ở 2 lần thực địa trước là 2 loài khác nhau. Lần 1 là loài Pueraria mirifica (Sắn dây củ tròn, Sâm tố nữ). Còn lần 2 là loài Pueraria phaseoloides (Đậu ma, Đậu núi, Sắn dây dại).
Mẫu tuýp chuẩn loài Pueraria phaseoloides (Bên trái) và Pueraria mirifica (Bên phải)
Bản mô tả hình thái Pueraria phaseoloides (Đậu ma) và Pueraria mirifica (Sâm tố nữ)
Nhóm nghiên cứu cho biết thêm loài Sâm tố nữ rất hiếm gặp ở tự nhiên, ngoài ra có hình dạng giống loài Đậu ma đến 98%, chỉ khác nhau rất nhỏ về chiều dài phát hoa, lá kèm. Do đó nếu chỉ thu hái củ và nhìn bằng mắt thường thì khó có thể khẳng định 2 loài này.Nếu phân biệt thì cần phải kiểm tra kĩ về thành phần hóa học. Ngoài ra, loài Sâm tố nữ phân bố hẹp chỉ phát hiện ở 1 số vùng sinh thái rất đặc biệt. Điều này cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho nhóm trong thời gian nghiên cứu vừa qua.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC VẬT
Hình ảnh loài Pueraria phaseoloides (Đậu ma)
Hình ảnh loài Pueraria phaseoloides (Đậu ma)
Hình ảnh loài Pueraria mirifica (Sâm tố nữ)
Hoa sâm tố nữ
Củ sâm tố nữ
Lát cắt ngang củ sâm tố nữ
Cây sâm tố nữ giống được trồng trong vườn ươm
PHÁT TRIỂN VÙNG TRỒNG SÂM TỐ NỮ
Hiện nay, Sâm tố nữ rất hiếm trong tự nhiên, khi dùng làm thuốc lại lấy phần củ để dùng dẫn tới việc sau khi khai thác cây không có khả năng tái sinh. Cùng với nhu cầu sử dụng gia tăng ngày một lớn, hiện nay loài cây này càng trở nên rất quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam.
Đứng trước thực trạng báo động này, bắt đầu từ cuối năm 2017, công ty TNHH Tuệ Linh đã đầu tư nghiên cứu và phát triển hàng chục hecta các vùng trồng Sâm tố nữ theo tiêu chuẩn GACP-WHO đầu tiên tại vùng Tây Bắc Việt Nam.
- Viện hàn lâm khoa học Việt Nam đã chứng minh loài Sâm tố nữ tại Tây bắc Việt Nam do Công ty Tuệ Linh thu hái có hàm lượng hoạt chất cao gấp 5 lần loại Sâm tố nữ của Thái Lan.
- Đây cũng là Công ty duy nhất hiện nay nhân giống và trồng trọt thành công loài cây này với quy mô lớn để đảm bảo đúng giống, chuẩn loài, đảm bảo dược liệu sạch có hoạt chất cao nhất khi đưa vào sản xuất các sản phẩm có Sâm tố nữ nhằm đảm bảo tác dụng và có hiệu quả tốt nhất cho người tiêu dùng.
Vùng trồng Sâm tố nữ theo tiêu chuẩn GACP-WHO tại vùng Tây Bắc Việt Nam
Nguồn:
- Cây cỏ Việt Nam (1999), Phạm Hoàng Hộ, Nhà xuất bản Trẻ.
- Từ điển cây thuốc Việt Nam (2012), Võ Văn Chi, Nhà xuất bản Y học.
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (2003), Đỗ Tất Lợi, Nhà xuất bản Y học.
- Yagi N, Nakahashi H, Kobayashi T, Miyazawa M (2013), Characteristic chemical components of the essential oil from white kwao krua (Pueraria mirifica). J Oleo Sci.;62(3):175-9.
- Wiriyakarun S, Yodpetch W, Komatsu K, Zhu S, Ruangrungsi N, Sukrong S. (2012), Discrimination of the Thai rejuvenating herbs Pueraria candollei (White Kwao Khruea), Butea superba (Red Kwao Khruea), and Mucuna collettii (Black Kwao Khruea) using PCR-RFLP. J Nat Med.
- Udomsuk L, Chatuphonprasert W, Monthakantirat O, Churikhit Y, Jarukamjorn K. (2012), Impact of Pueraria candollei var. mirifica and its potent phytoestrogen miroestrol on expression of bone-specific genes in ovariectomized mice. Fitoterapia.;83(8):1687-92.
- Tiyasatkulkovit W, Charoenphandhu N, Wongdee K, Thongbunchoo J, Krishnamra N, Malaivijitnond S. (2012 ), Upregulation of osteoblastic differentiation marker mRNA expression in osteoblast-like UMR106 cells by puerarin and phytoestrogens from Pueraria mirifica. Phytomedicine.;19(13):1147-55.
- Shimokawa S, Kumamoto T, Ishikawa T, Takashi M, Higuchi Y, Chaichantipyuth C, Chansakaow S. (2013), Quantitative analysis of miroestrol and kwakhurin for standardisation of Thai miracle herb ‘Kwao Keur’ (Pueraria mirifica) and establishment of simple isolation procedure for highly estrogenic miroestrol and deoxymiroestrol. Nat Prod Res.; 27(4-5):371-8.
- Malaivijitnond S. (2012), Medical applications of phytoestrogens from the Thai herb Pueraria mirifica. Front Med.;6(1):8-21