Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Nghiên cứu khoa học

Trang chủ » Nghiên cứu khoa học » Công bố kết quả nghiên cứu và chuyển giao kết quả chiết xuất Sâm tố nữ trong chăm sóc sắc đẹp và sinh lý nữ

Công bố kết quả nghiên cứu và chuyển giao kết quả chiết xuất Sâm tố nữ trong chăm sóc sắc đẹp và sinh lý nữ

Sáng 8.11, tại Hội trường Ngụy Như Kon Tum (số 19, Lê Thánh Tông, Hà Nội) đã diễn ra hội thảo khoa học “Công bố kết quả nghiên cứu dược liệu Sâm tố nữ trong chăm sóc sắc đẹp và sinh lý nữ. Chuyển giao đề tài chiết xuất hoạt chất quý trong Sâm tố nữ”.

Tham dự hội thảo, có sự góp mặt của đông đảo các nhà khoa học, lãnh đạo Viện Hóa học – Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam (KHCN VN), các chuyên gia dược liệu, chuyên gia sức khỏe sản phụ khoa và đại diện các cơ quan thông tấn báo chí.

PGS.TS Nguyễn Thượng Dong – Nguyên Viện trưởng Viện Dược liệu Trung ương – đã báo cáo đề tài “Tác dụng của Sâm tố nữ đối với sắc đẹp và sinh lý nữ”. Đề tài đã khẳng định những công dụng vượt trội của Sâm tố nữ trong việc bổ sung estrogen tự nhiên, cải thiện nhanh các triệu chứng tiền mãn kinh như bốc hỏa, mất ngủ, suy giảm sinh lý… Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Sâm tố nữ an toàn, có thể sử dụng lâu dài.

Công bố kết quả nghiên cứu và chuyển giao kết quả chiết xuất Sâm tố nữ trong chăm sóc sắc đẹp và sinh lý nữ 1

PGS.TS Nguyễn Thượng Dong báo cáo kết quả nghiên cứu Sâm tố nữ

Phát biểu tại lễ công bố, PGS.TS Nguyễn Thượng Dong cho biết: “Sâm tố nữ là thảo dược hiếm hoi có thể giải quyết được cả 3 vấn đề: sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý nữ, nhất là các vấn đề thường gặp của phụ nữ sau tuổi 35. Đặc biệt là Deoxymiroestrol – hoạt chất quý hiểm chỉ có duy nhất ở Sâm tố nữ có tác dụng estrogen mạnh gấp 1.000 và 10.000 lần so với 2 hoạt chất chính trong mầm đậu nành có tác dụng estrogen là Genistein và Daidzein.”.

Công bố kết quả nghiên cứu và chuyển giao kết quả chiết xuất Sâm tố nữ trong chăm sóc sắc đẹp và sinh lý nữ 2

PGS.TS Nguyễn Thượng Dong trả lời phỏng vấn tại hội thảo.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng sâm tố nữ, Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KHCN VN đã nghiên cứu xây dựng quy trình chiết xuất, phân lập các hoạt chất chính trong sâm tố nữ và ứng dụng vào sản xuất. Kết quả: đã phân lập được các hoạt chất như: Deoxymiroestrol, Miroestrol…; Đồng thời đã xây dựng thành công quy trình chiết xuất các hoạt chất quý này.

Cũng tại hội thảo khoa học, PGS.TS Trần Văn Lộc – Trưởng phòng Tổng hợp hữu cơ – Viện Hóa học cho biết: “Kết quả nghiên cứu rất bất ngờ, mẫu Sâm tố nữ Việt Nam cho hàm lượng hoạt chất Deoxymiroestrol cao gấp gần 6 lần mẫu Sâm tố nữ Thái Lan.”

Theo TS Trần Thị Phương Thảo – Phó phòng Tổng hợp hữu cơ, Viện hóa học – Viện Hàn lâm KHCN VN: “Quy trình chiết xuất này đảm bảo tách chiết được tối ưu các hoạt chất quý giá trong Sâm tố nữ nhằm phát huy tối đa tác dụng của sâm trong việc bổ sung nội tiết tố nữ estrogen.”.

Cũng trong khuôn khổ hội thảo, quy trình chiết xuất các hoạt chất quý hiếm trong Sâm tố nữ đã được Viện Hóa học – Viện Hàn lâm KHCN VN chuyển giao cho Công ty TNHH Tuệ Linh để ứng dụng vào sản xuất sản phẩm Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh.

Công bố kết quả nghiên cứu và chuyển giao kết quả chiết xuất Sâm tố nữ trong chăm sóc sắc đẹp và sinh lý nữ 3Lễ ký kết chuyển giao đề tài chiết xuất hoạt chất quý trong Sâm tố nữ

Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy giá trị của các cây dược liệu ở nước ta là rất lớn. Việc ứng dụng nghiên cứu khoa học vào thực tiễn sản xuất sản phẩm Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh sẽ giúp người phụ nữ có thêm một giải pháp bổ sung nội tiết tố an toàn, hiệu quả đồng thời góp phần nâng tầm cây thuốc Việt.

Nguồn: laodong.vn

Bài viết liên quan

  • Nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu loài hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson) ở Việt Nam

  • Những cây thuốc được sử dụng thay thế Mật gấu theo kinh nghiệm dân gian

  • Trái Sơ ri bổ sung nguồn vitamin C tự nhiên khổng lồ

  • Khảo sát tác dụng của cao chiết cồn từ rau càng cua trên mô hình gây loãng xương ở chuột nhắt trắng

  • Nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Sự thật về cây xạ đen giả lấy tiền thật đẩy bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu