Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Rau mác

Tên tiếng Việt: Rau mác, Từ cô

Tên khoa học: Sagittaria sagittifolia L.

Họ: Alismataceae (Trạch tả)

Công dụng: Củ dùng làm thuốc bổ dưỡng, cường tráng và cũng dùng làm thuốc cầm máu. chữa sản hậu chóng mặt, đau nhói trong tim, cũng dùng chữa bệnh lậu có sỏi, chữa ho, ho ra máu nhưng uống nhiều có độc.

 

 

Mục lục

  • Mô tả
  • Bộ phận dùng
  • Nơi sống và thu hái
  • Tính vị, tác dụng
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp

Mô tả

Cây thảo sống nhiều năm, có thân nằm dưới đất, ở đầu phình thành củ. Lá hình mũi mác, có 3 thuỳ nhọn, cuống lá dài. Cán hoa mọc đứng, trần dài 20-90cm, mang hoa từ nửa trên. Hoa trắng, khá to, tập hợp thành chùm đứt đoạn, xếp đối nhau hoặc thành 3 cái một. Quả bế dẹp.

Bộ phận dùng

Toàn cây – Herba Sagittariae Sagittifoliae.

Nơi sống và thu hái

Loài cây của các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới châu Á, châu Âu và châu Mỹ. Ở Việt Nam, rau mác mọc ở đầm lầy, ruộng lầy, ao đầm và những nơi có bùn. Thu hái cây vào mùa hè, rửa sạch phơi khô.

Tính vị, tác dụng

Vị ngọt, hơi đắng, tính mát, có ít độc; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ thấp, giảm đau.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

  • Lá non và cuống lá thường được làm rau luộc, xào hay nấu canh ăn. Củ rau mác thu hoạch vào mùa đông, dùng để nấu hay luộc ăn. Củ dùng làm thuốc bổ dưỡng, cường tráng và cũng dùng làm thuốc cầm máu. Chuyên dùng chữa sản hậu chóng mặt, đau nhói trong tim, cũng dùng chữa bệnh lậu có sỏi, chữa ho, ho ra máu nhưng uống nhiều thì có độc. Hoa làm sáng mắt, trừ chứng thấp, đinh độc, trĩ, lậu. Lá dùng chữa thũng độc lâu ngày, trẻ em nổi đơn độc, mụt lở và hôi nách (giã nát đắp vào).
  • Ở Trung Quốc người ta còn dùng trị sản dịch, an thai và bệnh ngoài da, rắn cắn ong đốt, các loại mụn nhọt lở ngứa, cảm nắng.

Cập nhật: 11/06/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Dược liệu khác

Tục đoạn

Dâu rượu

Cây tầm sét

Đinh Lăng

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Oenothera biennis L. (Hoa anh thảo) là một loài thực vật có ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Giảo cổ lam là cây thảo mọc leo, sống hằng năm. Thân mảnh, h...
Sâm cau

Sâm cau

Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑