Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Sử dụng lá Sa Kê đúng cách

Sử dụng lá Sa Kê đúng cách

Tham vấn chuyên môn: TS. Ngô Đức Phương

Cây sa kê – mọc rất nhiều ở các nước nhiệt đới và nam Thái Bình Dương. Từ lâu loại quả này đã trở thành nguồn thực phẩm quan trọng đối với các cộng đồng bản địa. Quả của chúng có thể được ăn trực tiếp khi chín, hoặc sấy khô để nghiền thành bột, hoặc chế biến thành các loại thức ăn khác nhau.

Sử dụng lá Sa Kê đúng cách 1

Mục lục

  • 1. Mô tả cây
  • 2. Nghiên cứu về quả Sa kê
  • 3. Nghiên cứu về lá Sa kê
    • Một số bài thuốc về lá Sa kê
    • Những lưu ý khi dùng lá Sa kê

1. Mô tả cây

  • Cây thân gỗ, cao 10-12m có thể tới 15-20m nhưng thường giữ ở độ cao 10-12m cho dễ thu hoạch. Thân cây có đường kính 90cm.
  • Tán lá rất đẹp, phiến lá rất to dài 30-50cm, rộng 10- 12cm, chia thùy lông chim nhưng cũng có những lá nguyên hoặc chỉ chia thùy ít nhiều màu xanh lục thẫm bóng, mặt dưới lá nháp.
  • Cụm hoa đực có hình chùy và chỉ có 1 nhị. Cũng có khi hoa đực tụ họp nom như đuôi con sóc dài tới 20cm. Cụm hoa cái hình cầu, có khi hình ống.
  • Quả sa kê là một quả kép rất to, gần như tròn hoặc hơi hình trứng, có đường kính 12- 20cm, vỏ màu xanh lục nhạt hay vàng nhạt, thịt quả rất nạc và trắng chứa nhiều bột. Quả sa kê mọc thành từng chùm vài ba quả không có hạt, nhưng cũng có những quả có hạt chìm ngập trong thịt quả.

2. Nghiên cứu về quả Sa kê

Trong 100g quả Sa kê chứa:

  • Protein: 1,2-2,4g
  • Chất béo: 0,2-0,5g
  • Carbohydrat: 21,5-31,7g
  • Ca: 18-32mg
  • P: 52-88mg
  • Sắt: 0,4-1,5mg
  • Vitamin A: 26-40UI
  • Thiamin: 0,1-0,14mg
  • riboflavin: 0,05-0,08mg
  • Vitamin C: 17-35mg

Theo nghiên cứu của Liu cùng các cộng sự đã thu thập các quả sa kê ở Hawaii và đưa chúng đến Phòng thí nghiệm Murch tại UBC để tiến hành một loạt nghiên cứu. Họ lựa chọn chuột để thử nghiệm chế độ ăn kiêng đặc biệt được xây dựng dựa trên thực phẩm chính là bột sa kê.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy loại trái cây này có chỉ số đường huyết thấp, có thể so sánh với nhiều loại lương thực phổ biến như lúa mì, sắn, khoai lang và khoai tây. Bên cạnh đó, protein trong sa kê dễ tiêu hóa hơn so với protein trong lúa mì.

==> Sau thời gian thử nghiệm kéo dài ba tuần, những con chuột được cho ăn chế độ nhiều bột sa kê có tốc độ phát triển nhanh hơn, đạt trọng lượng cơ thể cao hơn và tiêu thụ nước hàng ngày nhiều hơn đáng kể so với những con chuột ăn theo chế độ nhiều lúa mì tiêu chuẩn. Tuy nhiên, thành phần cơ thể giữa chúng là tương tự nhau.

“Dữ liệu của chúng tôi cho thấy chế độ ăn nhiều bột sa kê không có bất kỳ tác động độc hại nào tới sức khỏe.” Liu nhấn mạnh.

Nhóm nghiên cứu tin rằng quả sa kê là thực phẩm bổ dưỡng và bền vững, có thể cải thiện vấn đề an ninh lương thực trên toàn cầu. Ví dụ, mức tiêu thụ ngũ cốc trên đầu người ở Mỹ là 189 gram mỗi ngày. Nếu thay thế bằng một lượng bột sa kê tương đương, nó có thể đáp ứng gần 57% nhu cầu chất xơ, hơn 34% nhu cầu protein, đồng thời cung cấp vitamin C và các khoáng chất cần thiết như kali, sắt, canxi và phốt pho.

“Nhìn chung, nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ việc sử dụng quả sa kê như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Bột được sản xuất từ loại trái cây này là một lựa chọn giàu dinh dưỡng, không chứa gluten, có chỉ số đường huyết thấp và đủ protein cho các món ăn hiện đại”, Liu chia sẻ thêm.

2. Nghiên cứu về quả Sa kê 1

3. Nghiên cứu về lá Sa kê

Thành phần hóa học trong lá Sa kê chứa: Các nhóm hợp chất flavonoid, saponin, anthranoid, tanin, đường khử, acid amin, polysaccharid, sterol,…

Theo lưu truyền trong dân gian, Lá Sa kê được sử dụng như một vị thuốc nam có tác dụng như một chất kháng sinh, tiêu viêm lợi tiểu.

  • Thường dùng lá già khô (không dùng lá trên cây, vì cho rằng dùng lá mới rụng xuống mới tốt) để nấu nước uống thay trà, thấy có tác dụng ăn ngủ ngon, ngày dùng 1/2 lá.
  • Sắc uống chữa phù thũng, thận nhiễm mỡ, ngày dùng 2 lá, liên tục trong 20-30 ngày.

Theo lương y Phạm Như Tá:

Lá sa kê thường được đốt thành than, tán mịn, phối hợp với dầu dừa và nghệ tươi, giã nát, làm thành bánh để đắp chữa mụn rộp. Hoặc dùng lá sa kê và lá đu đủ tươi, lượng bằng nhau, giã với chút vôi (vôi ăn trầu) cho đến khi có màu vàng dùng để đắp chữa sưng viêm, mụn nhọt, áp xe.

Một số bài thuốc về lá Sa kê

Chữa bệnh gout hay bị sỏi thận:

  • 100g lá sa kê (loại lá đã già, còn tươi), 100g quả dưa leo, 50g cỏ xước khô.
  • Cho cả 3 loại vào nồi nấu lấy nước dùng.

Chữa viêm gan vàng da:

  • 100g lá sa kê còn tươi, 50g diệp hạ châu tươi, 50g củ móp gai tươi, 20-50g cỏ mực khô.
  • Tất cả đem nấu chung để lấy nước dùng trong ngày.

Chữa tiểu đường tuýp 2:

  • 100 gram lá sa kê (loại lá đã già), 100g quả đậu bắp tươi, 50g lá ổi non.
  • Tất cả đem nấu chung để lấy nước uống. Có thể uống thường xuyên.

Cao huyết áp:

  • 2-3 lá lá sa kê vàng (lá vừa rụng), 50g rau bồ ngót tươi, 20g lá chè xanh tươi, đem tất cả nấu chung lấy nước uống trong ngày.

Một số bài thuốc về lá Sa kê 1

Những lưu ý khi dùng lá Sa kê

  • Lá sa kê cũng có tác dụng giảm đường huyết nhưng phải kết hợp với một số vị thuốc khác.
  • Việc uống lá sa kê nóng hay nguội đều được. Nếu uống nguội: cho vào tủ lạnh (đây cũng là một cách dùng nhiệt độ thấp để bảo quản), thuốc cũng không bị sao. Để yên tâm hơn, ta có thể pha thêm chút nước ấm trước khi uống vì uống lạnh quá có thể dễ gây rối loạn tiêu hóa.
  • Đối với người cao tuổi hoặc người hay tiểu đêm nên tránh uống nước sa kê vào buổi chiều tối và buổi tối.
  • Người không có bệnh thì không nên tự ý dùng lá sa kê nấu uống thường xuyên.

Kinh nghiệm và bài thuốc dân gian là vậy nhưng hiện vẫn chưa có kết quả nghiên cứu nghiêm túc nào nói đến cơ chế tác dụng của thuốc, tỉ lệ thành công cũng như những ảnh hưởng lâu dài trên cơ thể người bệnh khi dùng bài thuốc kinh nghiệm từ lá Sa kê.

Vì vậy, khi được chẩn đoán bị bệnh, nhất là bệnh phức tạp như bệnh gout, tốt nhất bệnh nhân nên tham khảo ý kiến thầy thuốc về vấn đề dùng lá sa kê trị bệnh. Chỉ xem lá Sa kê như là một phương cách điều trị hỗ trợ bên cạnh các phương pháp điều trị chính thống cho đến khi có những nghiên cứu khoa học “rốt ráo” về tác dụng của lá Sa kê.

Tác giả: Lê Đào - 18/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Bật mí cách dùng cây chó đẻ để chữa bệnh gan

  • Thông tin và cách sử dụng cà gai leo

  • Tinh chất hà thủ ô điều trị tóc bạc sớm

  • Cây bá bệnh, công dụng và cách dùng

  • Cách chọn nấm ngọc cẩu ở đâu là tốt nhất

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑