Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Tác dụng của rượu nhung hươu, cách ngâm rượu nhung hươu

Tác dụng của rượu nhung hươu, cách ngâm rượu nhung hươu

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Rượu nhung hươu được y học cổ truyền xếp vào hàng thứ 2 trong tứ thượng dược bổ dưỡng gồm có “Sâm, Nhung, Quế, Phụ”. Nhưng hầu hết mọi người chỉ hiểu phần nào về công dụng của nhung hươu. Vậy rượu nhung hươu có tác dụng gì? Cách chế biến và sử dụng ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó.

Tác dụng của rượu nhung hươu, cách ngâm rượu nhung hươu 1

Mục lục

  • Nhung hươu ngâm rượu có tác dụng gì?
  • Khi ngâm rượu thường sử dụng loại nhung hươu nào?
  • Cách sơ chế dung hươu ngâm rượu
  • Cách ngâm rượu với nhung hươu
    • Ngâm nhung hươu tươi với rượu
    • Ngâm rượu nhung hươu khô
  • Rượu nhung hươu nên uống vào lúc nào?
  • Rượu huyết nhung hươu để được bao lâu?
  • Lưu ý khi sử dụng rượu ngâm nhung hươu

Nhung hươu ngâm rượu có tác dụng gì?

Nhung hươu, còn được gọi là lộc nhung, là sừng non của con hươu đực. Sừng này mọc lại mỗi năm sau khi rụng vào mùa hè và thường rất mềm, phủ đầy lông mịn, bên trong chứa nhiều mạch máu và mô sụn.

Nhung hươu có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như:

  • Bổ dưỡng, sinh tinh, ích huyết, mạnh gân xương, giúp cơ thể lâu già, tăng tuổi thọ; giảm hiện tượng mệt mỏi, lao lực, làm vết thương chóng lành.
  • Chữa di tinh, liệt dương, rối loạn sinh lý nam giới.
  • Chữa suy nhược thần kinh, hen suyễn mạn tính, ù tai, mắt mờ, đau gối, đau lưng, băng huyết, rong kinh, bạch đới, mồ hôi trộm.
  • Tăng cường thể chất, giảm mỡ.
  • Chống lão hóa, làm đẹp da, tăng độ đàn hồi cho da, giảm nếp nhăn và giúp da sáng mịn.
  • Giúp sảng khoái tinh thần, cơ thể khỏe mạnh, ăn nhiều, ngủ tốt, chóng lên cân.
  • Trẻ em dùng nhung hươu, nai làm cơ thể cứng cáp, mau lớn, chóng biết đi.
  • Dùng tốt cho người có bệnh đau dạ dày, người mới ốm dậy hay phụ nữ có thai hoặc sau sinh.

Nhung hươu ngâm rượu có tác dụng gì? 1

Nhung hươu cũng có nhiều cách dùng chẳng hạn như thái lát nấu cháo, hay sấy khô tán bột mịn pha nước uống hoặc làm viên nang… Tuy nhiên, nhung hươu ngâm rượu là cách dùng phổ biến nhất.

Nhung hươu ngâm rượu cũng có đầy đủ các tác dụng của nhung hươu, nhưng xét trên phương diện công dụng chủ lực thì nó đa phần được sử dụng với mục đích làm ấm, bổ thận dương, bồi bổ khí huyết, mạnh gân cốt.

Làm ấm và bổ thận dương:

Theo Đông y, nhung hươu (Lộc nhung) là một trong những vị thuốc quý hiếm, có vị ngọt, tính ôn, quy vào kinh can, thận. Sau khi ngâm trong rượu, tác dụng làm ấm và bồi bổ của nó có thể được phát huy tối đa, giúp bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực, ích tinh huyết, mạnh gân cốt, dưỡng huyết, bổ não, tì vị hư nhược,…

Bổ máu, bổ khí: Nhung hươu chứa nhiều protein, sắt, vitamin B12, … giúp bổ máu, tăng cường lưu thông máu, cải thiện tình trạng thiếu máu, da xanh xao, hay mệt mỏi.

Với nam giới độ tuổi trung niên, sức khỏe kém, dinh dưỡng yếu có thể dùng một chén rượu nhung hươu trước bữa ăn. Giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hập thu dinh dưỡng hiệu quả cùng tăng cường sức khỏe. Bên cạnh đó còn giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch do nhung hươu kích thích sản sinh hồng cầu, tăng lưu thông máu.

Mạnh gân cốt: Nhung hươu giúp bồi bổ khí huyết, mạnh gân cốt, giúp giảm đau nhức, sưng tấy, viêm khớp.

  • Bổ sung dưỡng chất cho khớp: Nhung hươu cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho khớp như collagen, glucosamine, chondroitin giúp tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt của khớp, giảm đau nhức và cứng khớp.
  • Kích thích tái tạo sụn khớp: Nhung hươu giúp kích thích sản xuất proteoglycan, một thành phần quan trọng của sụn khớp, giúp tái tạo sụn khớp bị tổn thương.
  • Giảm viêm khớp: Nhung hươu có khả năng chống viêm, giảm sưng tấy, đỏ nóng tại khớp, giúp cải thiện tình trạng viêm khớp hiệu quả.
  • Tăng cường sức khỏe hệ xương khớp: Nhung hươu giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện lưu thông máu, giúp hệ xương khớp khỏe mạnh hơn.

Khi ngâm rượu thường sử dụng loại nhung hươu nào?

Khi ngâm rượu thường sử dụng loại nhung hươu nào? 1

Hươu, nai đực từ 3 tuổi trở đi sừng hoặc nhung được thu hoạch để làm dược liệu.

Tùy vào các giai đoạn thu hoạch nhung hươu (tuổi nhung hươu) mà nhung hươu được phân thành 4 loại: Huyết nhung, nhung yên ngựa, nhung chìa vôi, nhung gác sào. Trong đó, có 2 loại lộc nhung được sử dụng phổ biến nhất đó là:

  • Huyết nhung: Là nhung ngắn mềm, mọng máu, chưa phân nhánh. Đây được xem là loại nhung quý nhất và có dược tính đặc biệt cao.
  • Nhung yên ngựa: Là sừng non mới bắt đầu phân nhánh nhưng các nhánh còn ngắn, chỗ phân nhánh bên dài bên ngắn giống như yên ngựa. Đây cùng là loại dược liệu quý hiếm. Do đó, khi thu hoạch cần canh thời gian, nếu để nhung phát triển thành sừng thì kém giá trị sử dụng.

Nguồn cung cấp nhung hươu ở nước ta phổ biến ở các tỉnh như Sơn La, Lai Châu, Nghệ An, Hà Tĩnh, phổ biến nhất là Nghệ An và Hà Tĩnh. Con đực cho nhung, con cái mỗi năm đẻ 1 lứa. Nuôi hươu bằng lá tre, lá mót, lá chuối, dây khoai lang, cây lúa, cây ngô non.

Nhung hươu là loại dược liệu cực kỳ quý hiếm và đắt đỏ, nên dễ bị làm nhái làm giả. Đa phần nhung hươu trên thị trường được bán ở dạng sao khô cắt lát. Nên cần phải có nhiều kinh nghiệm mới có thể chọn lựa được nguồn nhung hươu tốt.

Xem chi tiết: Cách chọn mua nhung hươu

Cách sơ chế dung hươu ngâm rượu

Hàng năm vào cuối mùa hạ, sừng hươu, nai sẽ rụng đi, mùa xuân năm sau sẽ mọc lại. Mặt ngoài sừng thường có chứa nhiều lông tơ màu nâu nhạt, bên trong chứa nhiều mạch máu.

Mùa nhung của hươu, nai vào tháng 2 – 3. Người ta thường đi săn vào mùa này để lấy được Lộc nhung chất lượng cao.

Khi cưa nhung hươu, nai cần cưa từ chỗ cách đáy nhung 3 – 4 cm. Máu chảy ra có thể được hứng và cho vào rượu uống để tăng cường sinh lý.

Muốn hãm cho máu không chảy nữa thì dùng mực tà trộn với than gỗ sau đó bôi vào chỗ cưa. Sau đó dùng vải băng lại để tránh côn trùng.

Nhung cắt được cần chế biến ngay vì nhiều máu và chất thịt, để lâu dễ bị thối và giòi bọ. Có nhiều cách chế biến nhung tươi khi vừa cắt. Sau đây là 1 số cách thông dụng.

Cách 1:

Cách sơ chế nhung hươu: 1

  • Đem cặp nhung ngâm vào rượu 1 đêm. Khi ngâm chú ý đế chỗ cắt lên trên cho chất tốt trong nhung không ra hết vào rượu.
  • Hôm sau rang cát cho nóng vừa, để vào 1 cái ống ở giữa để cặp nhung, vẫn để chỗ cắt lên phía trên.
  • Cát nguội lại đổ ra thay cát mới rang vào. Mỗi lần thay cát lại nhúng nhung vào rượu cho rượu thấm vào. Cứ làm như vậy cho đến khi khô.
  • Cất vào hộp có nắp kín trong đó có gạo rang hay vôi chưa tôi để giữ cho khô ráo. Có nơi người ta thay cát bằng gạo rang. Sau khi nhung khô người ta dùng gạo đấy nấu cháo.

Cách 2:

  • Chỉ tẩm rượu vào nhung rồi sấy khô, sau đó lại tẩm rượu rồi sấy khô.
  • Làm như vậy đến khi nhung khô kiệt là được. Nếu làm không cẩn thận nhung có thể bị nứt chảy máu ra kém giá trị.
  • Thường công việc chế biến nhung đòi hỏi 2-3 ngày.
  • Một cặp nhung nặng 800g, khi khô chỉ còn chừng 250g.
  • Trước khi dùng còn cần phải bỏ hết lông bằng cách: nung 1 cái dùi sắt hay miếng sắt cho đỏ lăn xung quanh cho cháy hết lông.
Cách sơ chế dung hươu ngâm rượu 1
Nhung hươu sấy khô

Cách ngâm rượu với nhung hươu

Ngâm nhung hươu tươi với rượu

Chuẩn bị

  • Bình ngâm: Bình thủy tinh hoặc bình sứ. Bình thủy tinh là tốt nhất. Bình khoảng 5 l
  • Rượu: Rượu ngon, tốt nhất là rượu nếp từ 40 – 45 độ trở lên( Nếu dùng rượu dưới 40 độ, nhung hươu dễ bị thối hỏng).
  • Nhung hươu: Nhung hươu tươi sau khi sơ chế có thể thái lát, hoặc chẻ nhỏ hoặc để nguyên cặp nhung ngâm cho đẹp.
  • Tỉ lệ: Ngâm rượu và nhung hươu tươi theo tỉ lệ: 100g nhung hươu với 1,5-2 lít rượu.

Ngâm nhung hươu tươi với rượu 1

Cách làm:

  • Cho tất cả nhung hươu sau khi sơ chế cho tất cả vào bình.
  • Nếu ngâm nguyên cả cái nhung hươu ngâm phần gốc nhung hươu xuống dưới đáy bình
  • Đổ rượu đã chuẩn bị cho ngập nhung hươu.
  • Để có được bình rượu ngâm nhung hươu ngon và bổ dưỡng bạn nên chia ra làm 3 giai đoạn ngâm khác nhau:
    1. Giai đoạn 1: Ngâm rượu nhung hươu trong 3 tháng sau đó chiết rượu đổ ra một chiếc bình khác
    2. Giai đoạn 2: Cho thêm 800-1000 ml rượu ngon 45 độ vào ngâm trong 3-4 tuần , đổ ra bình khác
    3. Giai đoạn 3: Cho thêm 800-1000 ml rượu 45 độ vào ngâm trong 3-4 tuần, đổ ra bình khác
  • Gộp chung rượu của 3 lần và có thể sử dụng

Nhung hươu ngâm rượu trong thời gian khoảng 3 tháng cũng có thể dùng luôn được.

Lưu ý

Nhung hươu tươi có huyết nên thường có mùi tanh và vị hơi ngái, khó uống. Để khắc phục tình trạng này, khi ngâm rượu bạn có thể cho thêm một ít vị thiên niên kiện vào ngâm cùng để tinh dầu cây này kết hợp với các thành phần trong nhung hươu tạo nên mùi thơm dễ chịu, đồng thời tạo màu đẹp mắt cho bình rượu.

Ngâm rượu nhung hươu khô

Chuẩn bị:

  • Chọn nình: Bình thủy tinh hoặc bình sứ. Bình thủy tinh là tốt nhất. Bình khoảng 5 lít
  • Chọn rượu: Rượu ngon, tốt nhất là rượu nếp từ 45 độ trở lên ( Nếu rượu dưới 45 độ, nồng độ cồn thấp sẽ có nguy cơ gây thối rữa nhung hươu).
  • Chọn nhung hươu: Nhung hươu tươi khô có thể thái lát, hoặc để nguyên cặp nhung ngâm cho đẹp.

Ngâm rượu nhung hươu khô: 1

Nhung hươu khô thái lát và nhung hươu khô nguyên cả cái

Cách làm

  • Cách ngâm, ngâm tương tự như cách ngâm rượu nhung hươu tươi.
  • Ngâm rượu và nhung hươu theo tỉ lệ: 100g nhung hươu khô với 3-5 lít rượu.

Rượu nhung hươu nên uống vào lúc nào?

Khi uống rượu nhung hươu, bạn nên uống có chừng mực. Nói chung, uống mỗi lần 10 đến 50 ml, ngày 1-2 lần, hoặc tăng giảm tùy theo tình hình thực tế. Nếu không uống nhiều, cũng có thể pha loãng một ít rượu thuốc với lượng nước đun sôi vừa đủ rồi uống. Ngoài ra còn có một số chi tiết cần chú ý khi làm và bảo quản rượu nhung hươu. Ví dụ, trong quá trình sản xuất, tốt nhất nên sử dụng rượu trắng ở độ cao (50 đến 70 độ) để các hoạt chất của nhung nhung có thể hòa tan hoàn toàn trong rượu. Đồng thời, rượu nhung ngâm ngâm cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, kín, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao.

Rượu huyết nhung hươu để được bao lâu?

Rượu huyết nhung hươu có thể bảo quản được trong khoảng thời gian khác nhau tùy thuộc vào điều kiện lưu trữ:

Chưa mở nắp: Một chai rượu huyết nhung hươu có thể để được khoảng 1 năm nếu được bảo quản ở nhiệt độ lạnh và chưa mở nắp.

Đã mở nắp: Nếu đã mở nắp và sử dụng, thì nên dùng hết rượu huyết nhung hươu trong vòng 60 – 90 ngày để đảm bảo chất lượng.

Bảo quản lâu dài: Đối với việc bảo quản lâu dài, rượu huyết nhung hươu có thể được giữ trong 2 năm nếu được hút chân không và bảo quản trong tủ cấp đông hoặc kho lạnh với nhiệt độ -18 độ.

Lưu ý khi sử dụng rượu ngâm nhung hươu

  • Nhung hươu rất tốt, nhưng với rượu nhung hươu một số đối tượng không nên sử dụng như phụ nữ có thai, người tăng huyết áp, đang cho con bú và trẻ nhỏ.
  • Với những người bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, âm hư hỏa vượng thì không được dùng.
  • Để  dùng nhung hươu ngâm rượu có hiệu quả bồi bổ cơ thể và nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng sinh lý bạn chỉ cần uống 1-2 chén sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
  • Đông y khuyên những người béo phì, đờm nhiều, hay mệt mỏi, có thấp đàm nhiều không được uống
  • Người tì hư hàn không được uống. Người gan nóng, áp huyết cao, viêm thận nặng cũng không được uống
  • Ăn nhung hươu còn có thể bị lở ngứa đối với người có cơ địa dị ứng.
  • Nếu người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm bụng sôi, đầy bụng, người bị nóng do âm hư sinh nội nhiệt, người hẹp van tim cũng không nên dùng nhung.
  • Nhung rất bổ nhưng chỉ dùng khi thật cần thiết và ngưng sau 2 – 3 tuần vì dùng lâu và liều cao sẽ làm nứt thịt. Có trường hợp tự ý sử dụng lộc nhung không đúng bệnh, đúng liều đã làm cơ thể khoẻ đâu không thấy, lại thấy người ốm thêm.

Bài viết trên giới thiệu về nhung hươu và một số tác dụng của rượu nhung hươu. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng nhung hươu và các loại cây dược liệu bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 18001190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

Tác giả: admin - 13/03/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Nhung hươu

Bài viết liên quan

  • Cách chọn mua nhung hươu tốt nhất

  • Tác dụng của nhung hươu ngâm rượu với sinh lý nam giới

  • Tác dụng của nhung hươu ngâm mật ong

  • Những người không nên dùng nhung hươu, lưu ý cần rõ!

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Bình luận về bài viết

  1. Lê Trường đã bình luận

    15/03/2020 at 11:03 sáng

    Mình muốn mua Thiên Niên Kiện để ngâm nhung Hưu tuoi

    Trả lời
    • Lê Đào đã bình luận

      06/08/2020 at 10:16 sáng

      Chào Trường, nhung hươu có tác dụng ôn thận, tráng dương, bồi bổ sức khỏe. Hiên nay trên thị trường có nhiều nguồn cung nhung hươu, bạn cần xem xét kỹ trước khi mua ạ. Bên mình cung cấp thông tin về dược liệu và không bán dược liệu ạ. Xin cảm ơn ạ.

      Trả lời
  2. Le Trường đã bình luận

    15/03/2020 at 11:41 sáng

    Mình muốn hỏi lều lượng cây Thiien niên Kiện khi ngâm rượu Nhung Hưu tươi,cám ơn

    Trả lời
    • Lê Đào đã bình luận

      03/08/2020 at 1:45 chiều

      Chào Trường, Nhung hươu có tác dụng ích huyết, mạnh gân xương, giảm hiện tượng mệt mỏi, chữa suy nhược thần kinh, đau mỏi lưng gối. Nhiều người thường ngâm nhung hươu tươi có huyết để tạo màu rượu, tuy nhiên thường có mùi tanh và vị hơi ngái, khó uống ạ. Bạn cần xem xét kỹ khi ngâm ạ.

      Trả lời
  3. Trần Đức đã bình luận

    18/07/2020 at 10:48 sáng

    nhung tươi cắt nhỏ còn máu, ngâm rươu ra mầu hồng có tốt không ?

    Trả lời
  4. Võ Quốc Hai đã bình luận

    03/03/2021 at 4:12 chiều

    Nhung hươu tươi 1 cặp khoản 7-8 lạng ngâm với mấy lít rượu ngon và bao nhiêu thiên niên kiện là đủ. xin cảm ơn chuyên gia.

    Trả lời
    • Lê Đào đã bình luận

      04/03/2021 at 8:41 sáng

      Chào bạn! Nhung hươu tươi khoảng 700-800g bạn ngâm tầm 15-20l rượu trắng và 1kg thiên niên kiện.

      Trả lời

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑