Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 06 Nov 2024 09:32:15 +0700 vi hourly 1 Cây mật nhân và cây mật gấu: Nhận dạng hình ảnh chi tiết? https://tracuuduoclieu.vn/cay-mat-nhan-va-cay-mat-gau.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-mat-nhan-va-cay-mat-gau.html#respond Thu, 29 Feb 2024 01:08:33 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/cay-mat-nhan-va-cay-mat-gau-khac-nhau-the-nao-398/ Cây mật nhân và cây mật gấu là hai loại thảo dược rất có giá trị trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh cho con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu cây mật nhân và cây mật gấu là như thế nào? Có những người nhầm lẫn cây mật nhân và cây mật gâu là một. Song thực tế cây mật nhân khác cây mật gấu từ hình dạng đến tính chất chữa bệnh cũng khác nhau. Sau đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi cây mật nhân và cây mật gấu khác nhau thế nào.

Cây mật nhân và cây mật gấu

Hình ảnh cây mật nhân

Hình ảnh cây mật nhân 1
Hình ảnh cây mật nhân

Cây mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia, thuộc họ Thanh thất. Cây còn có tên gọi khác là cây bách bệnh, cây bá bệnh.

Cây mật nhân thường được tìm thấy nhiều ở các tình vùng miền Trung và Tây Nguyên, nơi đây có khí hậu thuận lợi cho loại thảo dược này phát triển. Cây thường mọc dưới tán của những cây lớn – cây cổ thụ. Cây được mo tả cụ thể như sau:

  • Cây bách bệnh- cây mật nhân là loại cây thân nhỡ (cao tầm 2-8m) có nhiều cành.
  • Các bộ phận của cây mật nhân thường có lông.
  • Lá không cuống hình trứng dày và dài, dạng kép. Lá kép lông chim lẻ đối xứng gồm 10-26 đôi lá chét. Lá cây có mặt trên có màu xanh bóng, mặt dưới có lông màu trắng xám. Cuống lá có màu nâu đỏ.
  • Hoa có màu đỏ nâu, cụm hoa mọc ở ngọn cành thành từng chùm kép hoặc chùy rộng. Cuống hoa có lông màu gỉ sắt, đài hoa chia thành 5 thùy hình tam giác có tuyến ở lưng. Tràng hoa 5 cánh, hình thoi. Nhị 5 có lông dày và hai vảy ở gốc, bầu có 5 noãn hơi dính nhau ở gốc. Đầu nhụy rời.
  • Quả hạch, hình trứng, màu đỏ, nhẵn, có rãnh dọc, hơi thuôn dài, đầu tù và cong, mặt trong có lông thưa và ngắn. Khi quả chín có màu vàng đỏ. Một hạt, trên mặt hạt có nhiều lông ngắn.

Xem thêm: Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh, cây mật nhân

Hình ảnh cây mật gấu

Hình ảnh cây mật gấu 1
Hình ảnh cây mật gấu

Cây mật gấu có tên khoa học là: Vernonia Amygdalina Del, cây thuộc họ: Asteraceae. Cây còn được gọi là cây Kim Thất Tai, cây Lá Đắng…

Đây là một loại cây có lá to và thường xuất hiện ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng… Các bộ phận của cây mật gấu đều có thể dùng làm thuốc. Cây được mô tả cụ thể như sau:

  • Cây cao từ 2 đến 5 mét. Đường kính thân cây khá nhỏ tầm 2-4 cm
  • Cây thường được phân nhánh ở gần gốc. Thân khi non khá nhiều lông và rụng lông khi về già.
  • Lá cây mật gấu thuộc loại lá kép hình lông chim lẻ, mọc so le, từng lá có hình elip dài tới 20cm. Mép lá có hình răng cưa. Cuống lá dài.
  • Hoa mọc thành cụm mọc ở thân và ngọn cây có màu vàng nhạt.
  • Quả mật gấu hình trái xoan, nhiều thịt, đường kính tầm 1cm. Núm nhọn ở quả khi chín ngả dần sang xanh nâu rồi nâu.
  • Mùa hoa kéo dài từ tháng 2 đến tháng 4, kết trái vào hai tháng 5 và 6 tiếp theo.

Cây mật nhân và cây mật gấu khác nhau thế nào?

Cùng phân biệt 2 cây này qua các nhận dạng về hình dáng, màu sắc, mùi vị như nào nhé.

Phân biệt cây mật nhân và cây mật gấu qua đặc điểm hình dáng

lá cây mat nhan và cay mat gau

Thân

  • Cây mật nhân cao hơn cây mật gấu.
  • Hai cây này các bộ phận thường có lông, tuy nhiên thân cây mật gấu khi về già lại rụng bớt lông.
  • Thân được thu hái chặt khúc và thái miếng nhỏ phơi khô.

  • Lá cây mật nhân nhỏ hơn lá cây mật gấu.
  • Lá cây mật nhân mọc kép hình lông chim lẻ nhưng đối xứng, còn lá mật gấu mọc so le.
  • Lá mật nhân nhẵn, hình trứng dài và dày, trong khi lá mật gấu xù xì và có răng cưa.
  • Lá mật nhân là loại không cuống, lá mật gấu có cuống dài.
  • Lá cây mật nhân được thu hái phơi khô tách riêng với thân rễ. Lá cây mật gấu được thu hái và phơi khô cùng cành và thân.

Rễ

  • Rễ mật nhân có màu vàng nhạt bên ngoài. Rễ hình trụ tròn, đường kính từ 2,0 cm đến 8,5 cm, hơi cong, bị chặt thành từng đoạn 40 cm đến 50 cm. Mặt ngoài màu vàng nâu, trơn hay hơi xù xì, có rễ con. Mặt cắt ngang màu trắng ngà, có lớp bần mỏng, không thấy vân đồng tâm. Chất cứng, khó bẻ gãy.
  • Rễ cây mật gấu có màu vàng đậm hơn so với rễ mật nhân. Mặt cắt ngang có màu vàng.

Cây mật nhân hoạt chất nằm nhiều ở rễ hơn nên thu hái thường lấy cả thân và rễ và dạng bán cũng thấy nhiều ở dạng thân rễ nhiều hơn. Trong khi cây mật gấu hoạt chất ở lá nhiều nên thị trường bán nhiều ở dạng lá phơi khô nhiều hơn, ít thấy thân rễ hơn.

Phân biệt cây mật nhân và mật gấu qua màu sắc mùi vị

Thân cây mat nhan và cay mat gau

Màu sắc, mùi vị rễ mật nhân

  • Thân và rễ mật nhân có màu vàng nhạt bên ngoài
  • Khi phơi khô rễ cây mật nhân sẽ toả ra một mùi thơm ngậy đặc trưng.
  • Khi nhấm sẽ có vị đắng gắt đến tê cả đầu lưỡi. Vị đắng gắt, vị đắng này gấp nhiều lần vị đắng của cây mật gấu.

Màu sắc, mùi vị cây mật gấu

  • Rễ cây mật có màu vàng đậm
  • Mùi mật động vật,
  • Vị đắng giống như vị của mật nên được gọi là cây mật gấu.

Bộ phận dùng để làm thuốc cây mật nhân và cây mật gấu

cây mat nhan và cay mat gau bo phan dùng

Cây mật nhân

Theo nghiên cứu khoa học tất cả các bộ phận của cây mật nhân như thân, rễ, quả và lá đều có dược tính và đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Nhưng dược liệu chủ yếu lấy từ thân rễ và quả. Cụ thể:

  • Thân, rễ cây mật nhân phơi khô để làm thuốc
  • Lá mật nhân để đun nước chữa bệnh ngoài da
  • Quả cây mật nhân cũng được nhiều ghi chép được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Người ta thu hái cây mật nhân quanh năm, thân và rễ cây đem thái miếng nhỏ, phơi khô, có thể nghiền thành bột uống để uống. Lá có thể dùng với dạng tươi và khô và đun nước uống chữa bệnh.

Cây mật gấu

Toàn bộ thân của cây mật gấu đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh: Rễ, thân, lá. Nhưng phổ biến dùng thân non và lá.

  • Lá và thân non thường được thu hái phơi khô cùng nhau và đun nước uống.
  • Lá Đắng- lá cây mật gấu có thể dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau.
  • Rễ và thân già thường được thu hái và phơi khô cùng nhau. Dạng khô này có thể dùng đun nước sắc uống hay ngâm rượu chữa bệnh.

Công dụng chữa bệnh của cây mật nhân và cây mật gấu

Công dụng chữa bệnh của cây mật nhân và cây mật gấu 1

Về mô tả 2 cây mật nhân và cây mật gấu có nhiều điểm khác nhau. Bên cạnh đó hai cây này có công dụng cũng khác nhau. Cụ thể:

Cây mật nhân

Công dụng của cây mật nhân như sau:

  • Cây mật nhân là loại thảo dược có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ tăng cường sinh lý cho các đấng mày râu
  • Hỗ trợ điều trị những bệnh về tình dục: mộng tinh, di tinh, tinh trùng yếu, khó thụ thai
  • Cải thiện chức năng sinh lý, chống lão hóa sinh dục nam, kích thích cơ thể sản xuất hormone giới tính testosteron một cách tự nhiên nhất.
  • Chống lão hóa sinh dục và ngăn chặn sự suy giảm sinh lực khi bước vào tuổi trung niên.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh gân xương đau nhức, tê chân tay, đau thắt lưng, thấp khớp và bệnh gút, gân xương yếu mỏi, tay chân tê nhức, gout.
  • Giúp tăng sức dẻo dai, giúp hệ miễn dịch được tăng cường, ngăn chặn đẩy lùi bệnh tật
  • Hỗ trợ điều trị những bệnh về gan, giúp tăng cường chức năng gan
  • Điều trị những bệnh về tiêu hóa
  • Chữa những bệnh say rượu, cảm mạo

Xem thêm: Công dụng cây mật nhân những điều bạn nên biết

Cây mật gấu

Công dụng của cây mật gấu như sau:

  • Cây mật gấu hỗ trợ điều trị những bệnh về gan như: Viên ban B, C, các bệnh về xơ gan, men gan tăng cao. Giúp giải độc gan, hạ men gan và lợi mật
  • Cây mật gấu hỗ trợ hỗ trợ tiêu hóa thức ăn và tăng cường các dịch vị trong dạ dày, điều trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa, kiết lị, đau bụng tiêu chảy, chán ăn, các bệnh về hệ tiêu hóa, bệnh đường ruột, viêm đại tràng
  • Tác dụng của cây mật gấu giúp tiêu viêm, giảm đau hiệu quả. Nhất là những bệnh về phong tê thấp, đau xương khớp ở những người tuổi cao, các khớp xương lỏng lẻo, thoái hóa…
  • Cây mật gấu giúp giảm mỡ máu, giúp giảm cân và béo phì hiệu quả, phòng tránh được các bệnh do mỡ thừa gây nên.
  • Tác dụng dược lý của cây mật gấu có công dụng bảo vệ gan, lợi mật, kháng viêm. Tác dụng giảm thiểu tình trạng hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, rối loạn ý thức giải rượu rất tốt đối với tình trạng dùng nhiều bia rượu thường xuyên.

Xem thêm: Cây mật gấu chữa bệnh gì, thông tin bổ ích về cây mật gấu

Trên đây là các thông tin cơ bản về cây mật nhân và cây mật gấu phần nào giúp phân biệt được 2 loại cây này, giúp bạn không bạn không bị nhầm lẫn đạt được hiệu quả cao nhất trong điều trị bệnh.

Cây mật gấu và cây mật nhân khác nhau ở cả hình dáng, đặc điểm và cách sử dụng. Mọi người cần nắm rõ thông tin về từng loại cây dược liệu để có thể phân biệt được hai loại cây thuốc quý tránh trường hợp sử dụng nhầm dẫn đến bệnh không những không khỏi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Để hiểu rõ hơn về từng bài thuốc chữa bệnh của cây mật gấu và cây mật nhân cũng như các loại dược liệu khác, các bạn có thể nghe tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng các loại cây dược liệu khác bạn có thể đặt câu hỏi ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-mat-nhan-va-cay-mat-gau.html/feed 0
Cà gai leo – Hy vọng mới cho người bị viêm gan virus và xơ gan https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-hy-vong-moi-cho-benh-nhan-viem-gan-virus-va-xo-gan.html https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-hy-vong-moi-cho-benh-nhan-viem-gan-virus-va-xo-gan.html#respond Tue, 10 Nov 2020 02:45:28 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=48129 Ở nước ta, hơn 20.000.000 người mắc viêm gan virus B, C trong đó có khoảng 8.000.000 người mắc viêm gan virus mãn tính, xơ gan và ung thư gan. Tuy nhiên nhiều người chủ quan nên khi phát hiện ra bệnh thì đã chuyển biến nặng.

Ức chế quá trình tiến triển xơ gan, chống virus viêm gan B bằng hoạt chất cây Cà Gai leo là phương pháp được bệnh viện quân y 103 nghiên cứu trong nhiều năm. Kết quả cho thấy hiệu quả điều trị tích cực và ít gây tốn kém.
Xem thêm: Nghiên cứu khoa học cây cà gai leo trong hỗ trợ điều trị viêm gan virus và xơ gan

Xem thêm: Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện quy trình công nghệ chiết xuất cà gai leo” của GS. TSKH Trần Văn Sung

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-hy-vong-moi-cho-benh-nhan-viem-gan-virus-va-xo-gan.html/feed 0
Cà gai leo dại là gì, phân biệt cà dại với cà gai leo thật https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-dai.html https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-dai.html#respond Fri, 05 Jun 2020 08:46:16 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/?p=45995 Cà gai leo dại thực chất là cà dại hoa trắng – một loại cây mọc hoang ở nhiều vùng, thường bị nhầm lẫn với cây cà gai leo – cây thuốc quý có tác dụng giải độc rượu bia, chữa mụn nhọt, rắn cắn, viêm gan và xơ gan. Để giúp người dùng tránh nhầm lẫn và sử dụng sai, bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về đặc điểm nhận biết của cây cà dại này khi so sánh với cà gai leo thật.

1. Cà gai leo dại có đặc điểm gì?

1. Cà gai leo dại có đặc điểm gì? 1
Cây cà dại hoa trắng
1. Cà gai leo dại có đặc điểm gì? 2
Hoa và chùm quả cà dại

Cà gai leo dại thực tế là cây cà dại hoa trắng (Solanum torvum) có những đặc điểm như sau:

  • Chiều cao: Cây nhỏ, thường cao từ 2 đến 3 mét.
  • Thân cây: Thân có nhiều cành mềm, ít gai và được phủ nhiều lông hình sao.
  • Lá: Lá mọc so le, phiến lá hình trứng, chia thành nhiều thùy. Lá có kích thước dài từ 8 đến 20 cm và rộng từ 6 đến 18 cm, cuống lá dài từ 1 đến 10 cm.
  • Hoa: Hoa mọc thành chùm ở kẽ lá, có màu trắng và nhị vàng. Mặt ngoài của hoa có lông.
  • Quả: Chùm quả nhỏ màu xanh hình cầu, khi chín có màu vàng.

Phân bố:

Cây cà dại hoa trắng thường mọc hoang ở ven đường, bãi đất trống, và ruộng đồng. Cây phổ biến ở các tỉnh trung du và miền núi Việt Nam. Ngoài ra, cà dại cũng xuất hiện ở nhiều nước nhiệt đới châu Á khác như Ấn Độ, Sri Lanka, Indonesia, và vùng Nam Trung Quốc.

2. Hình ảnh phân biệt cà dại và cà gai leo, cà độc dược

Các loài trong họ Cà thường mang nhiều đặc điểm hình thái khá giống nhau, do vậy để xác định chính xác tên danh pháp của loài đó, cần xem xét kỹ và đối chiếu các đặc điểm hình thái đặc biệt là hoa và quả. Dưới đây là bảng so sánh một số cây cà khác nhau

2. Hình ảnh phân biệt cà dại và cà gai leo, cà độc dược 1

Cũng vì có hình dạng khá giống với cà gai leo nên nhiều người nhầm tưởng cà dại hoa trắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến gan như viêm gan, xơ gan, giải độc gan hạ men gan. Thực tế, cà dại hoa trắng có công dụng chính là chỉ thống, tiêu thũng, trừ ho và giải độc. Theo dân gian, cà dại hoa trắng thường được sử dụng để trị ho, đau bụng và đau răng. Ngoài ra, nó còn được dùng trong một số trường hợp để cầm máu. Tuy nhiên, vì có độc tính nhẹ nên không nên dùng quá liều loại cây này.

Vì vậy người dùng cần nắm rõ đặc tính và công dụng của cây để sử dụng đúng cách, tránh gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Ngoài ra, có một loại cà khác là cà độc dược, đây là loại cây cực kỳ độc hại. Việc sử dụng sai cách có thể gây tử vong. Cà dại hoa trắng tuy có độc tính nhẹ hơn cà độc dược nhưng vẫn cần thận trọng khi sử dụng.

Phân biệt cà gai leo và cà dại

Phân biệt cà gai leo và cà dại 1

Hình ảnh Cà gai leo (trái), cà dại (phải)

Đặc điểm nhận biết cà gai leo

Cà gai leo là cây mọc hoang ở nhiều vùng núi thấp, trung du hay đồng bằng ven biển…Cây được tìm thấy ở mọi nơi kéo dài từ Bắc vào Nam, tuy nhiên do điều kiện khí hậu thổ nhưỡng nên cà gai leo thường phát triển ở các tính phía Bắc, Trung Bộ tiêu biểu như Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An…Cây thường mọc lẫn trong các bụi cây dại khác, ven đường, bờ ruộng…

Cà gai leo có tên khoa học Solanum procumbens Lour hoặc Solanum hainanens Hance. Hay chúng còn có tên gọi khác như cà vạnh, cà quánh, cà gai dây, cà quýnh. Trong cây cà gai leo có các thành phần hoá học như: flavonoid, các diosgenin, saponin steroid, acaloid solasodin và solasodinon, hoạt chất glycoalcaloid,…

Phân biệt cà gai leo và cà dại 2

Cà gai leo thuộc loại cây dây leo cao 0,6 – 1m với đặc điểm:

  • Thân cây nhỏ, thường mọc bám lên thân cây khác hoặc bò gần sát mặt đất, có thể bò. Cành xòa rộng, có dây nhỏ nhiều gai cong vàng nhạt có phủ lông hình sao
  • Lá cây mọc so le nhau, có hình thuôn hoặc bầu dục. Phiến lá nông dài khoảng 3-4cm, rộng khoảng 2-3cm, mặt trên của lá có màu xanh đậm còn mặt phía dưới lá nhạt hơn và được phủ một lớp lông tơ màu trắng.
  •  Hoa trắng hoặc hoặc tím nhạt, mọc thành từng chùm. Cà gai leo loại hoa trắng với dây nhỏ hơn, chúng thường được dùng để điều chế thành thuốc. Cà gai leo loại hoa tím với dây lớn hơn, chúng không phổ biến bằng cà gai leo loại hoa trắng và ít được sử dụng hơn. Một số nơi thường trồng để làm hàng rào.
  • Quả hình cầu đường kính 5-7mm, khi chín có màu đỏ.

Tìm hiểu: 6 tác dụng chính của cà gai leo

Phân biệt cà gai leo và cây cà độc dược

Phân biệt cà gai leo và cây cà độc dược 1

Hình ảnh Cà gai leo (trái), cà độc dược (phải)

Đặc điểm nhận biết cà độc dược

Cà độc dược, hay còn gọi là mạn đà la, là một loài cây cảnh có hoa đẹp, nhưng lại chứa độc tố rất cao. Việc nhận biết đúng đặc điểm của cây này là vô cùng quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Đặc điểm nhận biết

  • Thân: Thân cây cà độc dược thường cao từ 1-2m, phân nhiều cành nhánh. Thân non có màu xanh lục hoặc tím, có nhiều lông tơ ngắn.
  • Lá: Lá đơn, mọc so le, hình trứng, mép lá thường có răng cưa.
  • Hoa: Hoa cà độc dược rất đặc biệt, có hình dáng như những chiếc kèn trumpet. Hoa có thể có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, tím, hồng.

Phân biệt cà gai leo và cây cà độc dược 2

Tìm hiểu thêm: Cà độc dược có công dụng gì không?

3. Bài thuốc từ cà dại hoa trắng

Dưới đây là nội dung được trình bày lại một cách khoa học và dễ nhìn hơn:

1. Bài thuốc giúp làm dịu vết ong đốt

Chuẩn bị: Quả cà dại hoa trắng và 1 ít lá lốt.

Thực hiện: Rửa sạch, sau đó giã nát và vắt lấy nước, thoa lên chỗ bị đốt.

2. Bài thuốc chữa nước ăn chân

Chuẩn bị:

  • phèn đen: 20 – 30g
  • Lá chè xanh: 20 – 30g
  • Lá lốt: 20g
  • Quả cà dại hoa trắng: 20g

Thực hiện:

  • Dùng lá chè xanh và lá phèn đen sắc lấy nước đặc, sau đó ngâm rửa chân trong 5 – 10 phút.
  • Tiếp tục dùng lá lốt và quả cà dại, giã nát và thêm ít nước, sử dụng bông thấm dung dịch này và thoa lên vùng da chân nứt nẻ.

3. Bài thuốc chữa đau nhức răng do sâu răng

Chuẩn bị:

  • Vỏ cây lai: 10g
  • Vỏ cây trầu: 10g
  • Rễ cây chanh: 10g
  • Rễ cây cà dại: 10g

Thực hiện: Đem các vị rửa sạch, sau đó sắc đặc và dùng nước ngậm rồi nhổ đi.

Lưu ý: Không áp dụng cho người bị tăng nhãn áp.

4. Bài thuốc trị trẻ em bị đau bụng

Chuẩn bị: 1 ít hoa cà dại.

Thực hiện: Rửa sạch, hãm với nước sôi và cho trẻ uống.

5. Bài thuốc chữa ho mãn tính

Chuẩn bị: 10 – 15g rễ cà dại.

Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi hẳn.

6. Bài thuốc chữa chứng khó tiểu tiện

Chuẩn bị:

Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, thái nhỏ và hãm với nước uống như trà.

7. Bài thuốc chữa đau dây thần kinh và đau lưng

Chuẩn bị:

Thực hiện: Đem sao vàng và sắc uống ngày dùng 1 thang. Dùng liên tục ít nhất 10 thang để nhận thấy hiệu quả.

Lưu ý chung: Người bị bệnh tăng nhãn áp không nên dùng cà dại hoa trắng.

 

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ca-gai-leo-dai.html/feed 0
Mạ mân giúp giải độc gan không https://tracuuduoclieu.vn/ma-man-giup-giai-doc-gan-khong.html https://tracuuduoclieu.vn/ma-man-giup-giai-doc-gan-khong.html#respond Tue, 13 Nov 2018 00:27:22 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/ma-man-giup-giai-doc-gan-khong-408/ Cây mạ mân là cây thuốc lâu đời được người Tày, Nùng và vùng thúi phía bắc dùng để chữa rất nhiều bệnh, nhất là các bệnh về gan, và lợi tiểu. Từ bao đời nay, kinh nghiệm dân gian đã sử dụng cây với rất nhiều công dụng đáng quý để phòng ngừa điều trị bệnh. Vậy bạn đã hiểu về cây mạ mân giải độc gan thế nào và có tác dụng như nào chưa? Bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Mạ mân giúp giải độc gan không 1

Cây mạ mân

Tìm hiểu về cây mạ mân

  • Cây mạ mân thuộc giống họ đậu (Fabaceae)
  • Cây mạ mân hay còn được gọi là cóc kèn Balansa, tên gọi khoa học: Aganope balansae (Gagnep)
  • Cây thuộc loại cây thân gỗ nhỏ cao tới 8m, thân to 15cm
  • Lá chét xoan, rộng khoảng 16cm
  • Hoa chùy ở nách lá
  • Quả dẹt dài màu nâu nhỏ
  • Bộ phận dùng để làm thuốc: Thân, rễ

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng cây mạ mân

Những dấu hiệu gan bạn kêu cứu

Có rất nhiều người cần phải giải độc gan dù chưa xuất hiện triệu chứng:

  • Những trường hợp thường xuyên người uống nhiều cà phê, người thích uống trà đặc, những người hút thuốc nhiều, uống rượu bia nhiều.
  • Sinh hoạt không đúng giờ giấc, thức khuya, ít ngủ.
  • Tinh thần căng thẳng, người hay ngôi nhiều, ít vận đông, người lớn tuổi.

Dưới đây là những trường hợp cần phải giải độc gan và giải độc cơ thể thường xuyên mà bạn cần lưu ý. Trường hợp xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Người bị đổi màu da thành vàng tái nhợt nhạt.
  • Đi ngoài phân và nước tiểu có màu bất thường.
  • Hơi thở có mùi, đắng miệng.
  • Nóng trong người, mụn nhọt, mẩn ngứa, người bị táo bón, mệt mỏi, chán ăn.

Ngoài ra, thì những dấu hiệu như bụng chướng, rối loạn kinh nguyệt, uể oải chậm chạp thì cũng có nguy cơ đang bị tích tụ độc tố cao trong cơ thể, cần đến gặp bác sĩ để khám ngay để có những cách giải độc gan nhanh nhất.

Tác dụng của cây mạ mân

  • Cây mạ mân được thử nghiệm rất nhiều để tìm ra tác dụng như: có tác dụng lợi mật từ việc bào chế cao lỏng từ mạ mân
  • Theo như nghiên cứu trên cây mạ mân thì chúng có hiệu quả cực tốt trong việc lợi mật lợi tiểu
  • Thân rễ mạ mân khi được sử dụng hàng ngày, cơ thể con nguồi được hấp thụ những tính chất từ cây mạ mân chúng có thể phòng ngừa được các bệnh về viêm nhiễm và sử dụng chúng rất an toàn trong giải động ngừa viêm

Dùng mạ mân giải độc gan

Theo rất nhiều nghiên cứu được ghi chép lạ, dùng mạ mân bảo vệ gan, phòng ngừa các bệnh về gan hiệu quả rất đáng kể:

  • Cây mạ mân giúp giảm các triệu chứng về gan trong các bệnh: Gan nhiễm mỡ, viêm gan do virus, rối loạn chức năng gan
  • Điều trị các bệnh do gan như mụn nhọn, dị ứng, mẩn ngứa, các bệnh ngoài da do gan
  • Vối những trường hợp thường xuyên sử dụng rượu bia, chức năng gan phải hoạt động nhiều, sử dụng mạ mân giúp tăng cường bảo vệ gan, giải độc tế bào gan, giúp gan hoạt động tốt hơn.
  • Những người chức năng gan kém, có thể sử dụng mạ mân giúp tăng cường chức năng gan, giúp gan hoạt động hiệu quả hơn.
  • Trong dân gian, người ta đã biết sử dụng mạ mân làm thuốc chống viêm gan, chữa các bệnh về gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan đến gan mật.

>>> Xem thêm: Cà gai leo cho bệnh nhân viêm gan virus và xơ gan

Bài thuốc mạ mân giải độc gan

Mạ mân sắc nước uống

Nguyên liệu

  • 300-500g mạ mân thái lát tươi
  • 1 ấm đất

Cách làm

  • Cây mạ mân tươi chặt trên rừng đem rửa sạch
  • Thân cây thái lát mỏng
  • Cho thân cây tươi thái lát mỏng vào nồi ( Tốt nhất là nồi đất)
  • Đổ ngập nước
  • Đun sôi trên bếp khoảng 10 phút, tắt bếp để lửa riu khoảng 5 phút
  • Có thể uống thay nước hàng ngày
  • Có thể rót ra chai để tủ mát uống dần và uống vào hôm sau

Xem thêm: Cách dùng mạ mân chữa bệnh trong dân gian

Cách phòng ngừa bệnh gan hiệu quả

Cách phòng ngừa bệnh gan hiệu quả 1

Ngoài việc dùng mạ mân để giải độc gan, bạn cũng nên thực hiện những biện pháp dưới đây chính là cách để phòng tránh:

Uống nước thường xuyên

  • Uống nước thường xuyên không chỉ là cách giải độc gan đơn giản đem lại hiệu quả cao cùng với đó là giúp giải độc cả toàn cơ thể.
  • Nên uống nước nhiều vào buổi sáng và giảm dần vào buổi tối, sẽ giúp giải độc cơ thể và tốt cho hệ tiêu hóa.

Giữ tinh thần luôn thoải mái

Khi bạn căng thẳng thì các hormone gây căng thẳng sẽ phát tán ra toàn cơ thể sẽ gây nên các độc tố và làm hạn chế các hoạt động của các tế bào gan có chức năng giải độc. Vì vậy, một trong những cách giải độc gan hiệu quả nhất đó chính là phải luôn giữ cho mình một tình thần thoải mái, vui vẻ, yêu đời.

Vận động thường xuyên

Vận động thường xuyên sẽ tạo ra mồ hôi và là cách để giúp cơ thể giải độc hiệu quả. Để giúp gan thải độc hiệu quả thì bạn nên vận động thường xuyên, ngoài ra thì vận động sẽ giúp cho tăng cường miễn dịch tốt hơn cho cơ thể.

Tạo thói quen đi đại tiện mỗi ngày

Hàng ngày, cơ thể con người nạp vào rất nhiều thức ăn nên bài tiết cặn bã cũng rất nhiều. Mỗi này bạn cần phải đi đại tiện ít nhất là một lần để đảm bảo những chất cặn bã đó không gây hại đến sức khỏe.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/ma-man-giup-giai-doc-gan-khong.html/feed 0