Tra cứu dược liệu https://tracuuduoclieu.vn Wed, 24 Apr 2024 01:46:27 +0700 vi hourly 1 So sánh nấm ngọc cẩu tươi và nấm ngọc cẩu khô https://tracuuduoclieu.vn/so-sanh-nam-ngoc-cau-tuoi-va-nam-ngoc-cau-kho.html https://tracuuduoclieu.vn/so-sanh-nam-ngoc-cau-tuoi-va-nam-ngoc-cau-kho.html#respond Sun, 17 Jan 2021 20:08:52 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/so-sanh-nam-ngoc-cau-tuoi-va-nam-ngoc-cau-kho-210/ Từ ngàn xưa, nấm ngọc cẩu đã được săn đón rất nhiều vì những công dụng của nó rất tốt cho sức khỏe. Nấm ngọc cẩu là một trong những thảo dược được rất nhiều người tín nhiệm bởi hiệu quả tuyệt vời của nó với sức khỏe sinh lý. Song nhiều người vẫn còn băn khoăn nên dùng nấm ngọc cẩu tươi hay khô, dùng loại nào mang lại tác dụng triệt để hơn. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này.

So sánh nấm ngọc cẩu tươi và nấm ngọc cẩu khô 1

Nấm ngọc cẩu tươi

Mô tả cây nấm ngọc cẩu

  • Nấm ngọc cẩu được dùng với tên thuốc là Tỏa Dương, còn tên nấm ngọc cẩu vì nấm mọc ra giống hình của quý của loài chó nên được gọi là nấm Ngọc Cẩu.
  • Loại cây cỏ trông như một cây nấm, màu đỏ nâu sẫm, cấu tạo bởi một cán hoa lán, trên mang hoa dày đặc, có mo bao bọc, màu tím, mùi hôi.
  • Cán hoa nạc và mềm, dạng thay đổi, sần sùi, không có lá. Hoa đực và hoa cái riêng, cùng gốc hay khác gốc.
  • Cụm hoa đực hình trụ dài 10-15cm, cụm hoa cái hình đầu, dài 2-3cm.
  • Tỏa dương thường mọc và sống ký sinh trên những rễ của những cây gốc lớn trong rừng sâu ẩm thấp. Thường gặp ở Hà Tây, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái. Mùa hoa vào tháng 10-2.

Các loại nấm ngọc cẩu

Nhìn vào màu sắc có thể phân nấm ngọc cẩu làm 2 loại:

  • Nấm ngọc cẩu ruột vàng
  • Nấm ngọc cẩu ruột tím

Nấm ngọc cẩu ruột vàng: Có ngoại hình to hơn so với nấm ruột tím, cuống màu vàng đậm thỉnh thoảng có màu đỏ nhạt. Nấm ruột vàng thường mọc ở những nơi có dây leo, thân cây mục nát ở trong rừng rậm. Nếu bổ dọc thân cây nấm, bên trong ruột nấm có màu vàng đặc trưng và rất mọng nước.

Nấm ngọc cẩu ruột tím: Có kích thước nhỏ hơn ruột vàng. Cuống màu đỏ hoặc màu đỏ đậm. Nấm ruột tím thường mọc trong bóng tối, những bụi cây to đặc biệt ở dưới các gốc cây cổ thụ có thân đã mục.

Tổng hợp thông tin về: Hình ảnh nhận dạng nấm ngọc cẩu

Công dụng của nấm ngọc cẩu

  • Tỏa dương thường được dùng làm thuốc bổ máu, bổ thận.
  • Giúp kích thích ăn ngon miệng.
  • Chữa nhức mỏi chân tay, chữa đau lưng mỏi gối.
  • Chữa liệt dương, yếu sinh lý, di tinh
  • Giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh.

Xem thêm: Tác dụng của cây tỏa dương

So sánh nấm ngọc cẩu tươi và nấm ngọc cẩu khô

Nấm Ngọc Cẩu là một trong những dược liệu dùng để ngâm rượu được các quý ông ưa chuộng nhất hiện nay bởi hiệu quả tuyệt vời của loại dược liệu đặc biệt này đối với sức khỏe sinh lý. Hiện nay nấm ngọc cẩu cung cấp trên thị trường được chế biến thành hai dạng chính là nấm ngọc cẩu tươi và nấm ngọc cẩu khô. Hai cách chế biến trên thì ta nên dùng loại nào để mang lại tác dụng tốt nhất?

Nấm ngọc cẩu khô

  • Theo kinh nghiệm dân gian nấm ngọc cẩu để có thể sử dụng được làm thuốc thì phải được chế biến bằng cách phơi hoặc sao khô cho tới khi dậy mùi thơm.
  • Nấm ngọc cẩu khi được phơi đủ nắng sẽ có mùi thơm đặc trưng, nấm có màu nâu sẫm. Nấm được chế biến từ những cây nấm có ruột đỏ, không nát vụn tỷ lệ thân nấm và củ nấm là 50 – 50.
  • Khi nấm đã khô, lượng nước trong nấm không còn, vị chát cố hữu có trong cây nấm hầu như bị triệt tiêu
  • Nấm ngọc cẩu tươi được thái lát phơi khô và có mùi thơm nhẹ
  • Vị nấm ngọc cẩu khô rất đậm đà.

Nấm ngọc cẩu khô 1

Nấm ngọc cẩu khô thái lát

Nấm ngọc cẩu tươi

Nhiều bạn suy nghĩ rằng nấm ngọc cẩu tươi sẽ tốt hơn nấm khô bởi loại nấm này chưa qua chế biến vẫn còn giữ nguyên được dược tính và đặc biệt là không lo có chất bảo quản trong quá trình thu hái, chế biến. Đây là một quan niệm sai lầm:

  • Nấm ngọc cẩu tươi có chứa rất nhiều nước, nếu ngâm nấm tươi vị rượu sẽ rất nhạt, thậm chí khi ngâm rượu còn có nguy cơ bốc mùi khó chịu.
  • Nấm ngọc cẩu tươi có vị chát.
  • Nếu nấm ngọc tươi mà đem ngâm rượu, rượu sẽ có vị chát và rất khó uống.
  • Rượu nấm ngọc cẩu tươi sẽ không có mùi thơm như rượu nấm ngọc cẩu khô
  • Chính vì vậy, nấm ngọc cẩu khô sẽ được ưa chuộng  hơn nấm ngọc cẩu tươi.

Có thể bạn quan tâm: Cách chọn nấm ngọc cẩu tươi, khô

Một số lưu ý khi chọn nấm ngọc cẩu khô

  • Nấm ngọc cẩu khô chất lượng tốt khi phơi đủ nắng sẽ có mùi thơm đặc trưng, mùi thơm dịu, nấm không có hiện tượng ẩm mốc và không có mùi lạ,.
  • Nấm được chế biến từ những cây nấm ruột đỏ, nấm có màu nâu sẫm, không vụn nát, cây nấm có cả phần thân và phần củ dính liền vào nhau không nát vụn
  • Không chọn mua những loại nấm mất mùi, nấm có màu lạ (Đen, trắng). Những loại nấm quá lớn so với kích thước của một cây nấm chuẩn. Nấm ruột trắng nên có chất lượng kém hơn nhiều loại nấm ruột tím thân nhỏ. Nấm tốt thường có kích thước nhỏ. Đây là nấm chuẩn (Nấm ngọc cẩu có đường kính thân chỉ từ 2-3cm, nếu cây nấm lớn quá so với kích thước trên thì đó là loài nấm dại – Nấm này dược tính rất thấp).

Vì sao nấm ngọc cẩu khô luôn được ưa chuộng?

Nhiều người thích dùng nấm ngọc cẩu khô vì nó có thể để được lâu, rất tiện lợi và có thể dùng sơ chế nhiều cách như:

  • Nấm ngọc cẩu ngâm rượu
  • Phơi khô dùng cùng cam thảo
  • Dùng kèm với những loại thảo dược khác

Xem thêm: Công dụng và cách sử dụng nấm tỏa dương

Tác dụng của nấm ngọc cẩu khô

  • Bổ máu, bổ gan, bổ mật, bổ thận
  • Thông kinh mạch
  • Kích thích ăn ngon
  • Chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, mỏi gối, giãn gân cốt, thông khí huyết
  • Viêm loét dạ dày, tá tràng
  • Phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau sinh
  • Đặc biệt nấm ngọc cẩu chữa di tinh, liệt dương ở nam giới

Nhiều người cho rằng sau khi cắt lát, phơi khô sao lên thì ngâm rượu sẽ thơm và ngon hơn so với việc ngâm tươi và ngâm cả củ. Và tất nhiên nấm ngọc cẩu khô sẽ để được lâu dùng gọn nhẹ hơn, nhưng khi ngâm lên không được đẹp mắt bằng nấm ngọc cẩu tươi.

Một số lưu ý khi dùng nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu là loại thảo dược bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng nấm ngọc cẩu cũng chú ý, không phải ai cũng có thể dùng nấm ngọc cẩu để trị bệnh- bòi bổ cơ thể. Duwois đây là một số chú ý, những đối tượng không nên dùng:

  • Nấm ngọc cẩu tuyệt đối không dùng cho những đối tượng bị ung thư, đang trong quá trình trị xạ
  • Những đối tượng mắc bệnh về gan: Xơ gan, viêm gan, những người có chức năng gan thận kém cũng không nên dùng nấm ngọc cẩu
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú thì không nên sử dụng: Nấm ngọc cẩu là một vị thuốc vì vậy không nên tùy tiện sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Người có cơ thể ốm yếu, bệnh tật không nên dùng nấm ngọc cẩu.
  • Người cơ thể nóng trong, mắc bệnh huyết áp cao không nên dùng.
  • Người mắc các bệnh về tiêu hóa.
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/so-sanh-nam-ngoc-cau-tuoi-va-nam-ngoc-cau-kho.html/feed 0
Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu chuẩn nhất https://tracuuduoclieu.vn/cach-ngam-ruou-nam-ngoc-cau-chuan-nhat.html https://tracuuduoclieu.vn/cach-ngam-ruou-nam-ngoc-cau-chuan-nhat.html#respond Thu, 17 Dec 2020 20:21:59 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/cach-ngam-ruou-nam-ngoc-cau-chuan-nhat-209/ Nấm ngọc cẩu là 1 loại dược liệu quý hiếm có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. Rượu nấm ngọc cẩu luôn phát huy tốt nhất những tác dụng tinh túy của nấm, vậy làm sao để ngâm cho đúng cách là cả một quá trình tỉ mỉ để có một bình rượu nấm ngọc cẩu ngon. Bài viết dưới đây sẽ có những cách thực hiện tỉ mỉ nhất hướng dẫn bạn làm sao để có bình rượu chất lượng nhất, ưng ý nhất.

Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu chuẩn nhất 1

Nấm ngọc cẩu

Đặc điểm nấm ngọc cẩu

  • Nấm ngọc cẩu (Tỏa dương) thường mọc kí sinh trên những thân cây gỗ lớn, trong rừng ẩm thấp.
  • Đó là một loại cây không lá, mọc thành từng đám.
  • Cây có hình thù như một cây nấm, màu đỏ sẫm, cấu tạo bởi một cán hoa lớn, trên mang hoa dày đặc, có mo bao bọc, màu tím, có mùi hôi.
  • Bộ phận được sử dụng: Dò của cây tỏa dương

Tỏa dương thu hoạch về đem sao cho khô dùng ngày 10-20g dưới dạng thuốc sắc hay rượu thuốc, uống trước bữa ăn chính.

=> Xem thông tin: Hình ảnh mô tả nấm ngọc cẩu

Công dụng của rượu ngọc cẩu

Rượu nấm ngọc cẩu có rất nhiều tác dụng, Bình thường nấm ngọc cẩu cũng được dùng làm thuốc dưới dạng đun nước uống, hay dưới dạng hầm như món ăn, sắc thuốc uống:

  • Rượu nấm ngọc cẩu có tác dụng bổ máu
  • Bổ thận, tráng dương, sinh tinh
  • Kích thích ăn ngon miệng
  • Chữa đau xương khớp mạnh gân cốt
  • Chữa nhức mỏi tay chân
  • Chữa đau lưng mỏi gối
  • Điều trị liệt dương ở nam giới, di tinh, xuất tinh sớm, yếu sinh lý
  • Phục hồi sức khỏe cho bà mẹ sau sinh

Xem thêm: công dụng và cách sử dụng tỏa dương

Ngâm rượu ngọc cẩu

Chuẩn bị:

Chọn bình ngâm: Bình thủy tinh, bình sứ hoặc bình nhựa( tốt nhất là bỉnh thủy tinh to 10-15 lít, hoặc bình sành sẽ tốt hơn tăng hương vị thơm ngon của rượu).

Chọn nấm: chọn nấm ngọc cẩu đực loại này thường có búp màu đỏ. Hiện nay trên thị trường có 2-4 loại nấm ngọc cẩu nhưng loại thường dùng nhất phổ biến nhất là nấm ngọc cẩu đực có màu đỏ và nấm ngọc cẩu cái có bông xòe ra giống như hoa.

Chọn rượu: nên chọn rượu có nồng độ từ 38-42 độ (rượu nếp cái hoa vàng càng tốt, càng ngon sẽ làm tăng độ ngon, giúp nấm ngọc cẩu chiết xuất hết những tinh chất của nấm ra rượu).

Cách ngâm rượu ngọc cẩu tươi

Có 2 cách ngâm rượu ngọc cẩu tươi đó là ngâm nguyên cây hay ngâm cắt lát

1. Ngâm rượu ngọc cẩu nguyên cây

Nhiều người thích ngâm rượu ngọc cẩm nguyên cây vì khi cho vào bình thủy tinh nhìn sẽ đẹp mắt và tươi ngon hơn, để được lâu hơn. Tuy nhiên mặt hạn chế là khi ngâm vào bình sẽ khó tiết hết được những tinh chất tinh túy bên trong cây nấm.

  • Ngâm nấm qua nước ấm vừa khoảng 20-30 phút loại bỏ những cặn bẩn và làm giảm độ thâm của nấm. Vớt nấm ra dùng bàn chải đánh răng chải nhẹ rửa sạch búp và củ có dinh đất, tốt nhất bạn nên tách từng nhóm ra rửa cho sạch rồi để ráo nước khoảng 15-20 phút
  • Mang chỗ nấm vừa để ráo nước ra tráng qua 1 lượt rượu đã chuẩn bị sẵn ở trên.
  • Cho nấm nguyên cây vào bình xếp tạo dáng thật đẹp rồi đổ rượu đã chuẩn bị vào theo tỉ lệ 1kg nấm với 4-5 lít rượu.
  • Thời gian ngâm khoảng 2-3 tháng là có thể uống được.

1. Ngâm rượu ngọc cẩu nguyên cây 1

Bình rượu nấm ngọc cẩu 

Lưu ý: Sau khoảng 5 ngày rượu dần chuyển sang màu hơi ngà, đến ngày thứ 20 rượu sẽ chuyển hẳn sang màu đen đậm, khi ấy sẽ khó thấy mùi thơm nấm ngọc cẩu. Phải đợi khoảng 1 tháng trở đi khi ấy rượu bắt đầu ngấm đều vào sâu bên trong củ và búp khi đó rượu sẽ có mùi thơm của nấm.

2. Cách ngâm rượu ngọc cẩu thái lát

Ngâm rượu với nấm ngọc cẩu thái lát được nhiều người sử dụng hơn cả vì rượu nhanh ngấm và có thể sử dụng sớm hơn bởi nó tiết ra những chất trong nấm ngọc cẩu tốt hơn là để cả củ.

  • Ngâm nấm qua nước ấm vừa khoảng 20-30 phút loại bỏ những cặn bẩn và làm giảm độ thâm của nấm. Vớt nấm ra dùng bàn chải đánh răng chải nhẹ rửa sạch búp và củ có dinh đất, tốt nhất bạn nên tách từng nhóm ra rửa cho sạch rồi để ráo nước khoảng 15-20 phút.
  • Mang chỗ nấm vửa để ráo nước ra tráng qua 1 lượt rượu đã chuẩn bị sẵn ở trên.
  • Phần búp nấm thái dọc, miếng thái không nên thái quá mỏng theo chiều dài của búp nấm, độ dày vừa phải khoảng 0,5cm.
  • Phần củ nấm cũng nên thái miếng, nhưng thái mỏng hơn phần búp hoa. Củ tương đối cứng, nên thái mỏng để rượu ngấm đều hơn.

2. Cách ngâm rượu ngọc cẩu thái lát 1

Củ nấm ngọc cẩu khô sau khi thái lát

  • Bỏ toàn bộ phần củ và hoa búp nấm ngọc cẩu vừa thái xong cho vào bình thủy tinh chuẩn bị sẵn. Đổ rượu đã chuẩn bị ở trên vào ngập nấm theo tỉ lệ 1 kg nấm tươi với 4-5 lít rượu.
  • Để nơi thoáng mát sau 2-3 tháng có thể sử dụng được.

Lưu ý: Nên tuân thủ 1 kg nấm với 4-5 lít rượu là hợp lý nhất. Nếu ngâm nhiều rượu hơn thì sẽ làm rượu nhạt đi rất nhiều bởi trong nấm cũng có khá nhiều nước. Ngâm rượu và nấm theo tiêu chuẩn sẽ làm độ rượu đặc hơn, ngon hơn, chất lượng hơn.

3. Nấm ngọc cẩu ngâm rượu theo phương pháp đông y

Ngâm theo phương pháp đông y phổ thông hơn cả, được rất nhiều người ưa chuộng.

  • Chuẩn bị các bước như trên gồm rửa sạch nấm, để ráo nước, thái lát, tráng qua rượu.
  • Nấm tươi thái lát để vào bình ngâm theo tỉ lệ 1 kg nấm tươi thái lát ngâm với 10-12 lít rượu.
  • Nấm khô 0,5 kg cho vào ngâm chung với ngấm tươi để tạo vị thơm và theo đông y nấm khi phơi dưới nắng sẽ hấp thụ ánh nắng mặt trời dương khí sẽ làm rượu có công hiệu hơn. Nhưng cho nấm khô vào tạo mùi thơm lên rất nhiều.
  • Đậy nắp kín để nơi khô ráo khoảng 3 tháng là uống được.

Lưu ý:

Khi ngâm rượu nấu ngọc cẩu bị chát, bạn có thể chọn sử dụng những cách sau đây làm giảm độ chát của nấm.

  • Cho chút mật ong vào bình ( 150-200 ml mật ong – 5 lít rượu)
  • Cho thêm 2-3 quả la hán vào bình rượu ngọc cẩu
  • Ngâm chung nấm ngọc cẩu với vài cọng cỏ khô

Có 2 cách để rượu: Ngâm rượu hạ thổ và không để hạ thổ

Loại không hạ thổ

  • Nếu ngâm loại nguyên củ để càng lâu càng tốt, nếu muốn dùng từ 3 tháng trở lên là có thể dùng được
  • Ngâm loại thái lát sau khi ngâm có thể dùng được khi bình rượu được khoảng 2 tháng trở lên.

Loại hạ thổ

  • Ngâm rượu ngọc cẩu càng lâu càng tốt vì hạ thổ thường ngon hơn
  • Ngâm thái lát thì để 6 tháng sau khi hạ thổ là có thể dùng được.

Để đạt hiệu quả nhất và có tác dụng tuyệt đối nhất chỉ nên uống ngày 1-2 chén nhỏ chia đều trước mỗi bữa ăn. Nấm ngọc cẩu có tính mát, vị thơm dễ uống tuy nhiên không nên uống quá nhiều dẫn đến say sẽ phản tác dụng.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cach-ngam-ruou-nam-ngoc-cau-chuan-nhat.html/feed 0
Hình ảnh nhận dạng nấm ngọc cẩu https://tracuuduoclieu.vn/hinh-anh-nhan-dang-nam-ngoc-cau.html https://tracuuduoclieu.vn/hinh-anh-nhan-dang-nam-ngoc-cau.html#respond Thu, 17 Dec 2020 20:09:20 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/hinh-anh-nhan-dang-nam-ngoc-cau-212/ Nấm ngọc cẩu  tên khoa học là Balanophora sp thuộc họ Gió đất Baianophoraceae. Hay còn được gọi là củ gió đất, củ ngọt núi, hoa đất, cu chó, cây không lá, xà cô.  Người ta vẫn thường biết đến cây nấm ngọc cẩu như một loại thảo dược có rất nhiều tác dụng quý đặc biệt không thể không nhắc đến công dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, bổ máu, chữa đau xương, đau lưng….

Đặc điểm cây nấm ngọc cẩu

Cây nấm ngọc cẩu  là loại cây cỏ troong như một cây nấm, màu đỏ nâu sẫm, thường mọc và sống kí sinh trên những rễ cây của những cây gốc lớn trong rừng. Thường gặp ở Hà Tây, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái. Mùa hoa vào tháng 10-2. Thường vào mùa này người ta mới dễ phát hiện.

=> Phân biệt nấm ngọc cẩu tươi và nấm ngọc cẩu khô

Đặc điểm nhận dạng

  • Cây nấm có màu đỏ sẫm, cấu tạo bởi một cán hoa, trên mang hoa dày đặc.
  • Có mo bao bọc, màu tím, có mùi hôi
  • Cán hoa nạc, mềm, sần sùi không có lá
  • Hoa đực và hoa cái riêng( có thể cùng gốc hay khác gốc).
  • Cụm hoa hình trụ dài 10-15cm. Cụm hoa cái, đầu dài 2-3 cm.

Bộ phận sử dụng: Thân và củ

Tác dụng của nấm ngọc cẩu

Nấm tỏa dương là loại thảo mộc quý giá, có rất nhiều tác dụng bổ dưỡng sức khỏe, trị bệnh và làm đẹp:

  • Giúp chống lão hóa: Nấm ngọc cẩu có tác dụng điều tiết hệ miễn dịch, nâng cao sức chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy, làm tăng chức năng của tuyến nội tiết, tuyến thương than, chống lão hóa, chống loét.
  • Trị nám da, tàn nhang: Trong nấm ngọc cẩu có công dụng tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen một cách tự nhiên để có thể thể từ từ giải quyết điều trị nám da từ bên trong. Củ nấm còn có thể mất cả nám da, tàn nhang vết thâm nám trên da mặt hỗ trợ chị em phụ nữ có làn ra trắng mịn. Loài nấm này có hoạt chất tác dụng mạnh trong tăng cường nội tiết tố estrogen – loại hormone cần thiết cho phụ nữ duy trì vẻ đẹp và sức trẻ của họ.
  • Hồi phục sức khỏe của phụ nữ sau sinh: Cây thuốc tỏa dương được coi là bài thuốc dân gian hết sức hiệu quả trong việc giúp sức khỏe phụ nữ sau sinh được tốt hơn. Khi dùng tỏa dương giúp cơ thể hết mệt mỏi, nhanh nhẹn và nhiều sữa hơn cho con. Vì sức khỏe phụ nữ tăng lên rõ rệt vì trong nấm ngọc cẩu có nhiều dưỡng chất hỗ trợ đòa thải độc trong thận, kích thích hoạt động đường tiêu hóa giúp ăn ngon miệng hơn.
  • Giúp tăng khả năng chủ trị sinh lý cả nam và nữ: Trong nấm ngọc cẩu có chứa hoạt chất protodioscin cair thiện chức năng tăng tiết tố testosteron một cách tự nhiên. Loài nấm này đặc trưng cho việc chữa các bệnh lý về sinh lý ở nam giới như: yếu sinh lý, liệt dương, rối loạn cương dương… hay đơn giản là bổ trợ, nâng cao năng lực phòng the ở các cánh mày râu.
  • Trị chứng nhức mỏi tay chân, đau lưng mỏi gối: Nấm ngọc cẩu được sử dụng trong các bài thuốc giúp thông tiểu và trị nhức mỏi tay chân, chữa đau lưng. Giúp mạnh gân cốt, hỗ trợ điều trị đau nhức xươg rất tốt.

Xem thêm: Công dụng và cách sử dụng tỏa dương

Hình ảnh cây tỏa dương( Nấm ngọc cẩu)

Hình ảnh cây tỏa dương( Nấm ngọc cẩu) 1

Nấm ngọc cẩu cái

Hình ảnh cây tỏa dương( Nấm ngọc cẩu) 2

Nấm ngọc cẩu đực

Hình ảnh cây tỏa dương( Nấm ngọc cẩu) 3

Nấm ngọc cẩu ruột tím

Hình ảnh cây tỏa dương( Nấm ngọc cẩu) 4

Nấm ngọc cẩu ruột trắng( vàng)

Hình ảnh cây tỏa dương( Nấm ngọc cẩu) 5

Nấm ngọc cẩu thái lát phơi khô

Hình ảnh cây tỏa dương( Nấm ngọc cẩu) 6

Phơi khô nấm ngọc cẩu tại nhà

Hình ảnh cây tỏa dương( Nấm ngọc cẩu) 7

Nấm ngọc cẩu phơi sấy khô cả củ

Xem thêm: Tỏa dương chữa bệnh gì.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/hinh-anh-nhan-dang-nam-ngoc-cau.html/feed 0
Cây cu chó chữa bệnh gì? https://tracuuduoclieu.vn/cay-cu-cho-chua-benh-gi.html https://tracuuduoclieu.vn/cay-cu-cho-chua-benh-gi.html#respond Fri, 17 May 2019 20:22:55 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/toa-duong-chua-benh-gi-204/ Cu chó là loại cây nấm thường mọc và sống ký sinh trên những cây gỗ lớn trong rừng sâu ẩm thấp. Tác dụng của cây cu chó là làm thuốc bổ máu, kích thích ăn ngon miệng, hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh nở. Vậy Cu chó chữ bệnh gì? Như thế nào? Các bạn có thể tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cây cu chó chữa bệnh gì? 1

Cây cu chó

Mô tả cây cu chó

Tên gọi

Cây cu chó hay còn có tên gọi là:  củ gió đất, củ ngọt núi, hoa đất, nấm tỏa dương, nấm ngọc cẩu, cây không lá, xà cô.

Tên gọi khoa học: Balanophora sp, cây thuooch họ gió đất Balanophoraceae.

Mô tả

  • Đây là loại cây cỏ trông như một cây nấm, màu đỏ nâu sẫm, cấu tạo bởi một cán hoa lán, trên mang hoa dày đặc, có mo bao bọc, màu tím, mùi hôi.
  • Cán hoa nạc và mềm, dạng thay đổi, sần sùi, không có lá.
  • Hoa đực và hoa cái riêng, cùng gốc hay khác gốc.
  • Cụm hoa đực hình trụ dài 10-15cm, cụm hoa cái hình đầu, dài 2-3cm.

Phân bố

Cu chó thường mọc và sống ký sinh trên rễ những cây gỗ lớn trong rừng sâu ẩm thấp… ở các vùng rừng núi Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái,…

Thu hái và chế biến

Nên chọn cây to bằng ngón tay lớn, màu đỏ hoặc nâu sẫm, khi phơi khô có màu đen, hơi mềm, màu đồng nhất.

Thông tin đầy đủ về hình ảnh Nấm ngọc cẩu- nấm toả: Hình ảnh nhận dạng nấm Tỏa dương

Tác dụng cây cu chó

  • Cây cu chó thường được dùng làm thuốc bổ máu, bổ thận.
  • Giúp kích thích ăn ngon miệng.
  • Chữa nhức mỏi chân tay, chữa đau lưng, mỏi gối.
  • Chữa liệt dương, yếu sinh lý, di tinh.
  • Giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh.

Cách dùng từ cây cây cu chó

  • Sắc nước uống
  • Ngâm rượu
  • Nấu thành món ăn cùng những loại thuốc khác hay những thực phẩm khác
  • Dùng cùng những loại thuốc khác hồ thành viên và uống

Một số bài thuốc từ cây cu chó

Bài thuốc chữa xuất tinh sớm:

Thục địa 30g, cây cu chó 20g, đỗ trọng 30g, đuôi lợn 150g, gừng tươi 15g, đại táo 8 quả. Đuôi lợn cạo bỏ lông, rửa sạch, chặt thành từng khúc. Gừng tươi giã nát. Các vị thuốc rửa sạch. Tất cả cho vào nồi hầm lửa nhỏ trong 2,5-3 giờ là được, cho thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Bài thuốc giúp phụ nữ sau khi sinh phục hồi sức khỏe nhanh chóng:

Cây cu chó sau khi thu hái về, tước bỏ những phiến của lá bắc và bao hoa, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, sao qua, rượu 35 – 40 độ. Cứ 1 phần cây cu chó, 5 phần rượu. Ngâm trên 1 tháng mới dùng được hoặc càng lâu càng tốt. Khi đó rượu có màu đỏ sẫm, vị hơi đắng, chát. Nếu khó uống có thể cho thêm ít đường hoặc mật ong cho dễ uống. Ngày uống 2 lần trước bữa ăn, mỗi lần uống 1 chén con (khoảng 30ml).

Chữa liệt dương, ngũ canh tiết tả (buồn đại tiện lỏng sáng sớm của người già do dương hư):

Nấu nấm cu chó với đậu đen. Phải ăn đều mỗi chiều tối trong nhiều ngày.

Rượu nấm cu chó:

Khai vị, cường tráng: củ cu chó thái mỏng với tỷ lệ 1 cu chó 5 rượu (40o). Ngâm 1 tháng. Rượu có màu đỏ sẫm, vị đắng chát thêm đường hoặc mật ong cho dễ uống. Hoặc cu chó 30g (thái lát), rượu trắng 500g ngâm 1 tuần.

Một số bài thuốc từ cây cu chó 1

cây cu chó thái lát mỏng ngâm rượu

Có thể bạn quan tâm: Cách ngâm rượu nấm ngọc cẩu chuẩn nhất

Ôn dương nhuận tràng: Chữa dương hư táo bón người già.

Bài 1: Cu chó 15g, vừng đen 12g, vừng vàng 12g, chỉ xác 10g, ngưu tất 10g. Sắc lấy nước uống lúc đói. Ngày 1  lần.

Bài 2: Cu chó 500g, nhục thung dung 500g. Sắc 2 nước dồn lại cô tiếp rồi cho 250g mật ong quấy đều để nguội cất vào lọ dùng dần vào trước bữa cơm uống với nước sôi môi lần 2-3 thìa (thìa canh).

Bổ thận, chữa đau lưng mỏi gối, các khớp đau nhức, đại tiện khô táo kết gây đau bụng:

cây cu chó, hoàng bá, quy bản, hoàng cầm, đỗ trọng, ngưu tất, tri mẫu, mỗi vị 16g; địa hoàng, đương quy, mỗi vị 10g; phá cố chỉ, tục đoạn, mỗi vị 8g. Tất cả các vị thuốc tán bột mịn, trộn đều với rượu và hồ hoàn thành viên, ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20g.

Hoạt tinh, di tinh, sinh lý yếu, mệt mỏi:

cây cu chó 120g, tang phiêu tiêu 120g, long cốt 40g, bạch phục linh 40g. Tất cả tán mịn, viên to bằng hạt ngô, mỗi lần uống 15-20g với nước muối loãng. Ngày uống hai lần.

Món ăn hỗ trợ điều trị liệt dương, bổ thận dương:

  • Cu chó 5g, nhục thung dung 5g, thịt dê 50g, bột mì 200g. Trước tiên sắc riêng cu chó và nhục thung dung, lấy nước thuốc này nhào với bột mì, cán mỏng, cắt thành sợi, cho vào nấu với thịt dê, nêm gia vị vừa miệng, làm thức ăn điểm tâm hằng ngày.
  • Canh hợp đồng cu của con chó với củ cây cu chó (cẩu pín với cu chó). Dùng hai thứ này xào hoặc nấu canh để ăn. Thêm gia vị gừng, hành để phối hợp tác dụng và khử tanh. Có thể thay dương vật chó bằng dương vật dê, bò, tinh hoàn gà…

Lưu ý khi dùng cây cu chó

Dược liệu cây cu chó có thể gây ra các tác dụng không mong muốn nếu thiếu thận trọng khi dùng. Vì vậy bạn nên trao đổi với bác sĩ khoa y học cổ truyền để được tư vấn về bài thuốc, liều lượng và thời gian dùng thuốc hợp lý.

  • Người bị tiêu chảy không nên sử dụng bài thuốc từ dược liệu này.
  • Thanh niên dưới 30 tuổi thì không nên dùng nấm ngọc cẩu bởi lứa tuổi thanh thiếu niên cơ thể đang phát triển tự nhiên, sinh lỹ cũng rất tốt vì vậy không nên sử dụng nấm ngọc cẩu để tránh ảnh hưởng tới quá trình phát triển tự nhiên của cơ thể.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú thì không nên sử dụng vì đây là một vị thuốc vì vậy không nên tùy tiện sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh về chức năng gan, suy thận không nên dùng nấm ngọc cẩu bởi chức năng gan, thận suy giảm vệ sức dụng nấm, đặc biệt là rượu ngâm nấm ngọc cẩu sẽ không giúp ích gì cho người bệnh mà còn khiến bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
  • Không dùng quá nhiều rượu ngâm nấm ngọc cẩu trong 1 lần uống vì nếu nạp 1 lượng dược chất quá lớn, rượu quá nhiều khiến cơ thể quá tải, không hấp thụ được thậm chí có thể gây ngộ độc rất nguy hiểm.

Mua dược liệu cây cu chó chất lượng ở đâu?

Ngày nay thực trạng thuốc đông dược kém chất lượng, nguồn gốc không rõ ràng,… xuất hiện tràn lan trên thị trường, làm ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông dược là rất quan trọng và cần thiết. Vậy khách hàng có thể mua vị thuốc cây cu chó ở đâu?

cây cu chó là vị thuốc nam quý, được sử dụng rộng rãi trong các nhà thuốc Đông Y. Hiện tại hầu hết các cửa hàng thuốc đông dược, phòng khám đông y, phòng chẩn trị YHCT… đều có bán vị thuốc này. Tuy nhiên người mua nên chọn những địa chỉ có uy tín, đảm bảo chất lượng, có giấy phép hoạt động để mua được vị thuốc đạt chất lượng.

Với mong muốn bệnh nhân được sử dụng những loại dược liệu đúng, chất lượng tốt Dược Liệu Tuệ Linh  là nơi uy tín chất lượng cung cấp cho khách hàng những vị thuốc đông y  đúng, chuẩn, đạt chất lượng cao. Các vị thuốc có trong tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam đều được nghành y tế kiểm nghiệm đạt chất lượng tiêu chuẩn.

=> Cách chọn nấm ngọc cẩu ở đâu chuẩn nhất

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/cay-cu-cho-chua-benh-gi.html/feed 0
Có những loại nấm ngọc cẩu nào? Loại nào tốt nhất https://tracuuduoclieu.vn/co-nhung-loai-nam-ngoc-cau-nao-loai-nao-tot-nhat.html https://tracuuduoclieu.vn/co-nhung-loai-nam-ngoc-cau-nao-loai-nao-tot-nhat.html#respond Thu, 16 May 2019 20:09:06 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/co-nhung-loai-nam-ngoc-cau-nao-loai-nao-tot-nhat-211/ Do nhu cầu người dùng nấm ngọc cẩu khá lớn, hiện nay trên thị trường nhiều nơi quảng cáo bán nấm ngọc cẩu, mỗi nơi bán một loại nấm khác nhau và quảng cáo rất nhiều tác dụng. Cũng chính vì những công dụng tuyệt vời của nó mà ngày nay người ta bán tràn lan nấm ngọc cẩu. Vì vậy để giúp các bạn hiểu rõ hơn về nấm ngọc cẩu cũng như giới thiệu rõ từng loại nấm như thế nào các bạn có thể tham khảo qua bài viết dưới đây.

Có những loại nấm ngọc cẩu nào? Loại nào tốt nhất 1

Nấm ngọc cẩu đực và nấm ngọc cẩu cái

Mô tả về nấm ngọc cẩu

  • Nấm ngọc cẩu cùng họ với vị thuốc tích dương, tỏa dương thường được dùng trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh liệt dương, xuất tinh sớm, nhiều nơi vẫn gọi nấm ngọc cẩu là tỏa dương.
  • Nấm ngọc cẩu hay còn được gọi là củ gió đất, củ ngọt núi, hoa đất, cu chó, cây không lá. Nó thuộc họ gió đất.
  • Tên khoa học là Cynomrium songaricum Rupr
  • Nấm ngọc cẩu là loại cây có hình dáng như một cây nấm, không có lá, màu đỏ nâu sẫm, cấu tạo bởi một cán hoa lớn, trên có các nhánh hoa nhỏ màu tím đỏ. Cây không có lá, nếu cắt đôi cây nấm bên trong nấm có màu tím nhạt.
  • Cây phân ra hoa đực và hoa cái riêng, có thể mọc cùng gốc hay khác gốc. Cụm hoa đực hình trụ nhẵn dài 10-15cm, cụm hoa cái hình cầu tròn (có khi nấm cái là dạng trụ nở nhiều cánh hoa nhỏ), có chiều cao thấp hơn hoa được, hoa cái chỉ cao 3-5cm.
  • Ruột hoa nấm giống ruột quả thanh long, chứa tinh bột.
  • Củ nấm non có màu đỏ tươi, trồi lên trên mặt đất thành cụm. Củ nấm già hơn mọc hoa màu trắng. Nấm ngọc cẩu kí sinh trên những rễ cây gỗ lớn chìm dưới lòng đất trong bóng tối, dưới lùm cây bụi.
  • Cây sinh trưởng ở độ cao trên 1500m, đặc biệt ở những nơi quanh năm lạnh giá, mùa đông có tuyết phủ như đỉnh Tây Côn Lĩnh, Hoàng Liên Sơn.
  • Ở nước ta, cây tìm thấy ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang,…

Xem thông tin về hình dáng nấm ngọc cẩu: Hình dạng nhận biết nấm ngọc cẩu

Tác dụng của nấm ngọc cẩu

  • Tỏa dương thường được dùng làm thuốc bổ máu, bổ thận.
  • Giúp kích thích ăn ngon miệng.
  • Chữa nhức mỏi chân tay, chữa đau lưng mỏi gối.
  • Chữa liệt dương, yếu sinh lý, di tinh
  • Giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh.

Đối tượng sử dụng nấm ngọc cẩu

  • Người bị máu xấu, tóc bạc sớm
  • Người biếng ăn, gầy gò, thể trạng ốm yếu, hay ốm vặt.
  • Người làm việc quá sức, đau lưng mệt mỏi vào ban đêm
  • Giúp phục hồi sức khỏe, thể trạng sau sinh
  • Nam giới bị liệt dương, xuất tinh sớm.

Lưu ý: Những công dụng trên đều được sách vở ghi chép lại có cơ sở để tham khảo. Muốn phát huy tốt nhất những tác dụng đó hãy tham khỏa ý kiến của các nhà có chuyên môn hoặc nhờ sự tư vấn của bác sĩ.

Xem thêm: Tác dụng của cây tỏa dương

Có mấy loại nấm ngọc cẩu

Phân theo hình dáng chúng ta chia ra 2 loại: Nấm ngọc cẩu đực và nấm ngọc cẩu cái:

Nấm ngọc cẩu cái

Loại nấm này có chiều cao thấp, cây nấm thường nhỏ hơn so với nấm đực và cây nấm thường nở như dạng một bông hoa.

Nấm ngọc cẩu cái 1

Nấm ngọc cẩu cái

Nấm ngọc cẩu đực

Loại này cây nấm thường dài, hình chóp, bắp nhọn, củ loại nấm đực thường già hơn và nhiều xơ hơn tuy nhiên nấm ngọc cẩu đực người ta cũng phân chia thành 2 loại nấm khác nhau đó là nấm ruột vàng, và ruột tím. Thân nấm đực nhẵn, chóp nấm sần sùi nhẹ chứ không nở như dạng bông hoa. Chiều cao thân nấm khoảng 10 đến 15cm.

Nếu phân theo màu sắc ta chia ra 2 loại: Nấm ngọc cẩu vàng và nấm ngọc cẩu tím:

Nấm ngọc cẩu ruột vàng( ruột trắng)

  • Loại nấm ruột vàng hình dáng thường to hơn loại nấm ruột tím, bắp to và trội hơn, cuống của nấm ruột vàng thường có màu vàng sậm đôi lúc có màu đỏ nhạt phái dưới
  • Nấm ruột vàng thường bám và trụ trong các cây leo mục nát có trong rừng.
  • Khi bổ đôi chiều dọc nấm ta thấy nó có màu vàng mọng nước.

Nấm ngọc cẩu ruột tím

  • Loại này củ thường bé hơn, so với loại phí trên, cuống của loại này đôi lúc màu đỏ nhưng đôi lúc củ lại màu vàng sậm
  • Bổ dọc bắp lõi có màu tím
  • Nấm ruột tím thường mọc và cư trú ở các hốc cây cổ thụ bị mục rỗng.

Nấm ngọc cẩu ruột tím 1

Nấm ngọc cẩu đực

Cách chọn nấm ngọc cẩu chuẩn

  • Người thường quan niệm cứ nấm to là tốt ( điều này không hoàn toàn đúng ). Nếu so sánh theo mô tả ở cuốn “dược thư cổ” nấm ngọc cẩu là loại nấm có chiều cao chỉ khoảng 10 đến 15cm và có ruột tím. Đây mới là loại nấm chuẩn. Những loại nấm to lớn thường là nấm ruột trắng, không giống với mô tả.
  • Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể nào về điều này, nhưng theo kinh nghiệm chế biến nấm, chúng tôi nhận thấy loại nấm ruột tím khi ngâm rượu bao giờ rượu cũng thơm hơn.
  • Đối với nấm đực và nấm cái, nhiều trang mạng nói rằng nấm cái không tốt bằng nấm đực. Điều này cũng chưa hẳn đúng, bởi trên 1 cây nấm có khi có cả nhánh nấm đực và có cả nhánh nấm cái.
  • Bởi vậy khi dùng nấm ngọc cẩu làm thuốc, chúng ta không nên đặt nặng điều này. Quan trọng nhất nấm phải không được ẩm mốc và phải có mùi thơm. Nếu là nấm tươi ta nên chọn loại nấm có ruột tím là tốt nhất để phát huy hết công dụng của nấm tỏa dương

Xem thêm: So sánh nấm ngọc cẩu tươi và nấm ngọc cẩu khô

Kinh nghiệm chọn mua nấm ngọc cẩu

Nên chọn:

  1. Mùi vị: Khi phơi khô phải có mùi thơm dịu, nấm không có hiện tượng bị ẩm mốc và không có mùi lạ.
  2. Màu sắc: Có màu nâu sẫm, không vụn nát, cây nấm có cả phần thân và phần củ dính vào nhau.
  3. Hình dáng: Nhiều bạn lầm tưởng nấm ngọc cẩu có kích thước càng lớn thì chất lượng càng tốt, nhưng không phải. Bởi nấm lớn thường là loài nấm dại, nấm ruột trắng nên có chất lượng kém hơn nhiều loại nấm ruột tím thân nhỏ. Nấm tốt thường có kích thước nhỏ (Đây là loại nấm ruột tím chuẩn).

Không nên chọn:

  1. Mùi vị: Khi cầm nấm đưa lên ngửi ta không thấy mùi thơm, hoặc chỉ thấy mùi hôi.
  2. Màu sắc: Nấm chất lượng thấp thường có màu đen, thậm chí thấy mốc, bị vụn nát nhiều, thường dính nhiều chất bột, thân nấm và củ nấm dời dạc, không liền khúc.
  3. Hình dáng: Nấm chất lượng thấp thường có kích thước lớn (Vì nấm ruột trắng thường có kích thước lớn hơn).
]]>
https://tracuuduoclieu.vn/co-nhung-loai-nam-ngoc-cau-nao-loai-nao-tot-nhat.html/feed 0
Nấm ngọc cẩu mọc ở đâu? Vì sao lại gọi là nấm tan cửa nát nhà? https://tracuuduoclieu.vn/nam-ngoc-cau-moc-o-dau-vi-sao-lai-goi-la-nam-tan-cua-nat-nha.html https://tracuuduoclieu.vn/nam-ngoc-cau-moc-o-dau-vi-sao-lai-goi-la-nam-tan-cua-nat-nha.html#respond Thu, 13 Sep 2018 20:10:00 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/nam-ngoc-cau-moc-o-dau-vi-sao-lai-goi-la-nam-tan-cua-nat-nha-215/ Nấm ngọc cẩu là một loại dược liệu thường được sử dụng trong những trường hợp người có thể trạng yếu, người muốn tăng cường sức khỏe, bổ máu, bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực nam giới. Trong Đông Y đây có thể coi là một vị thuốc giúp cải thiện sinh lý, sinh lực phái mạnh rất hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ lý giải rõ hơn về loại nấm  mà nhiều người truyền tai nhau về công dụng ngoài sức tưởng tượng dành cho chuyện vợ chồng.

Nấm ngọc cẩu mọc ở đâu? Vì sao lại gọi là nấm tan cửa nát nhà? 1

Nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu

  • Nấm ngọc cẩu có tên khoa học  là Balanophoraceae.
  • Nấm ngọc cẩu còn có tên gọi khác là: Củ gió đất, cu pín, củ ngọc núi, hoa đất, xà cô, ký sinh hoàn, bất lão dược, địa mao cầu.
  • Theo tiếng Mán gọi nấm ngọc cẩu là “dùng bờ nòm mà”, tạm dịch là “lá tai dê”, có tác dụng tương tự nhưng có phần “mãnh liệt” hơn dâm dương hoắc. Vì nhìn hình dáng của loài nấm có màu đỏ tươi, lại rất giống bộ phận sinh dục của chó đực nên người ta thường gọi là Nấm ngọc cẩu hay cẩu pín.
  • Tỏa dương thường mọc và sống ký sinh trên rễ những cây gỗ lớn trong rừng sâu ẩm thấp… ở các vùng rừng núi phía Bắc.
  • Nấm ngọc cẩu là loại thảo dược nửa dạng cây nửa dạng nấm, không có lá. Thân có màu đỏ nâu sẫm, được cấu tạo bới cán hoa lớn, mang hoa dày đặc, có bao bọc bằng mo màu tím. Nấm có mùi hôi đặc trưng. Hoa nấm nạc và mềm, không có lá. Hoa đực và hoa cái phân biệt rõ ràng. Cụm hoa đực hình trụ, dài 10-15cm. Cụm hoa cái hình đầu, dài 2-3cm. Ruột hoa nấm giống như ruột quả thanh long, chứa tinh bột.

Xem đầy đủ: Hình dạng nấm ngọc cẩu

Công dụng của nấm ngọc cẩu

Trong Đông y dùng nấm ngọc cẩu để bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, mạnh tình dục, bổ tì vị, nuận tràng, thông tiểu.

  • Một số vị thuốc được kết hợp với nấm ngọc cẩu chữa trị rối loạn tiền đình rất tốt.
  • Nấm tỏa dương được sử dụng trong các bài thuốc bổ máu, bổ thận, kích thích đường tiêu hóa
  • Chữa nhức mỏi tay chân, đau lưng, tráng dương
  • Đây còn là vị thuốc bổ giúp phụ nữ sau sinh lấy lại sức khỏe nhanh chóng, giúp ăn ngon, ngủ ngon.
  • Chữa nám da, tàn nhang, tiêu những khối u lành nhờ thành phần nội tiết tố estrogen có trong nấm.

Đặc biệt trong nấm ngọc cẩu chủ trị yếu sinh lý cực tốt, chữa trị liệt dương, lãnh cảm. Đàn ông thường dùng nấm đực , đàn bà dùng nấm cái là tốt hơn hết. Nấm ngọc cẩu theo kinh nghiệm sử dụng thì củ non có tác dụng tốt hơn củ già và tốt hơn củ hoa. Nấm ngọc cẩu từ lâu đã được y học cổ truyền chứng minh là dược liệu thượng bổ cho quý ông, giúp quý ông lấy lại phong độ. Sâm Tỏa Dương được ca tụng như vậy bởi hàng loạt các tác dụng tốt cho nam giới như: tăng cường sinh lý, tăng cường sức khỏe, hồi phục cơ xương khớp lão hóa…

Xem thêm: Công dụng và cách sử dụng tỏa dương

Cách sử dụng nấm ngọc cẩu

Nấm ngọc cẩu có nhiều cách sử dụng khác nhau, nhưng cơ bản nhất vẫn là dùng nấm ngọc cẩu ngâm rượu uống hàng ngày. Dưới đây là cách ngâm nấm ngọc cẩu bổ thận tráng dương.

Cách sử dụng nấm ngọc cẩu 1

 

Rượu nấm ngọc cẩu rất nhiều tác dụng nhất là chủ trị yếu sinh lý, liệt dương…

Ngâm nấm ngọc cẩu tươi

  • Thành phần, tỷ lệ: 1 kg nấm tươi, 200ml mật ong rừng ngâm với 4 lít rượu trắng loại ngon, nếu ngâm với rượu nếp càng tốt.
  • Cách ngâm: Nấm rửa sạch đất cát đem phơi dáo nước, sau đó tráng nấm 1 lượt bằng rượu trắng. Cắt đôi dọc cây nấm, đối với phần củ nấm nên thái mỏng để rượu ngấm đều hơn và tiến hành ngâm với rượu theo tỷ lệ 1Kg nấm ngâm 4 lít rượu.
  • Ngâm trong thời gian 1 tháng là dùng được, mỗi ngày dùng 2 chén nhỏ.

Ngâm nấm khô

  • Tỷ lệ ngâm: 500gram nấm khô, 100ml mật ong rừng ngâm với 5 lít rượu
  • Cách ngâm: Tiến hành ngâm bình thường như trên.
  • Nấm khô: Ngâm mùi vị sẽ đặm đà hơn nấm tươi, do nấm khô không chứa nước như nấm tươi.
  • Thời gian: Ngâm trong 1 tháng, mỗi ngày dùng 2 chén nhỏ.

Nấm ngọc cẩu mọc ở đâu

  • Không phải ở nơi nào cũng có thể tìm thấy nấm ngọc cẩu, loại thảo dược quý này thường tìm thấy ở vùng núi Tây Bắc, sống ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển. Cây mọc nhiều ở đỉnh núi Tây Côn Lĩnh, Hoàng Liên Sơn và một số đỉnh núi cao lạnh giá quanh năm, có tuyết bao phủ. Tuy nhiên, hiện tại người Trung Quốc thu mua liên tục dẫn đến nấm rất khan hiếm.
  • Nấm ngọc cẩu mọc ký sinh trên những rễ cây gỗ lớn chìm dưới lòng đất, trong bóng tối, dưới lùm cây bụi. Nấm ngọc cẩu mọc hoang trên dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Tây Côn Lĩnh các núi vùng Tam Đảo, nhưng nấm ngọc cẩu có giá trị dược liệu cao khi sinh trưởng ở độ cao trên 1.500m. Nấm ngọc cẩu đặc biệt quý khi thu hái tự nhiên ở độ cao trên 2.000 như đỉnh Tây Côn Lĩnh và Hoàng Liên Sơn, nơi quanh năm lạnh giá, mùa đông có tuyết phủ.
  • Vì vậy muốn chọn mua nâm ngọc cẩu chất lượng nhất, các bạn nên nắm rõ về hình ảnh nhận dạng cây tỏa dương cũng như hiểu rõ địa điểm cây mọc để tránh bị nhầm lẫn. Nấm mọc ở những nơi có độ cao trên 2000, nơi quanh năm lạnh giá . Những loại nấm trên đó chất lượng và giá cả tất nhiên bao giờ cũng chênh hơn 1 chút.
  • Nấm thường mọc trong khoảng từ tháng 9 hàng năm cho tới hết tháng 10. Cây sống trên những cây gỗ lớn bị mục nát, ưa bóng tối, các lùm cây rậm rạp.

Vì sao lại gọi nấm ngọc cẩu là nấm tan cửa nát nhà?

Như trên đã nói nấm ngọc cẩu còn có tên là hoa tuyết sơn vì mọc ở núi cao hay còn gọi là tỏa dương, nấm cu chó… Nấm mọc ở độ cao trên núi thu hái ở nơi càng cao càng có giá trị dược liệu.

  • Trong các bài thuốc y học cổ truyền và bài thuốc dân tộc dùng tỏa dương để bổ thận tráng dương, giúp ích tinh huyết, tăng ham muốn tình dục, giúp bổ tỳ vị,  giúp nhuận tràng, thông tiểu.
  • Chủ trị yếu sinh lý, lãnh cảm,liệt dương, mỏi gối, đau lưng, biếng ăn.
  • Đông y dùng nấm ngọc cẩu trong các bài thuốc giúp bổ máu, kích thích đường tiêu hóa, bổ thận, chữa nhức mỏi tay chân,thông tiểu, đau lưng,liệt dương, di tinh, đặc biệt tốt cho chị em phụ nữ phục hồi sức khỏe sau khi sinh em bé.

Người dân vùng cao Tây Bắc là những người đầu tiên phát hiện ra công dụng của nấm ngọc cẩu và đã sử dụng loài nấm này từ hàng trăm năm nay để làm rượu nấm ngọc cẩu có tác dụng rất tốt trong tăng cường sức khỏe và chữa bệnh. Dân gian đòn rằng loài nấm này còn có công hiệu kích thích tình dục mạnh hơn cả các loại dược liệu bổ dương như “Lá dâm dương hoắc”. Nghe nói, trong một gia đình, nếu chỉ có chồng hoặc vợ dùng rượu nấm ngọc cẩu thì gia đình đó sẽ sảy ra hiện tượng “Quan hệ bất chính” do mất cân bằng về nhu cầu tình dục (Người nào sử dụng loại rượu này sẽ có nhu cầu tình dục mãnh liệt hơn mức bình thường). Bởi vậy, để duy trì hạnh phúc gia đình êm ấm, có nhiều giây phút thăng hoa, thì cả vợ và chồng đều cùng uống loại rượu quý này. Đó chính là lý do mà loài nấm này có tên “Nấm tan cửa nát nhà”.

Các nghiên cứu về nấm ngọc cẩu của Viện Y học bản địa Việt Nam cho thấy cây này có chứa anthoxyanozit, L-Arginin – một tiền chất sau khi qua chuyển hóa trong cơ thể sẽ sản sinh ra Nitric Oxit (NO). Chất này tham gia trực tiếp vào quá trình gây giãn mạch ngoại biên. Một phần hệ quả của việc đó là giãn mạch khá đặc hiệu bộ phận sinh dục, gây giãn mạch và cương cứng môi lớn, môi nhỏ của âm hộ và dương vật. Ứng dụng trong điều trị lâm sàng trên người bệnh mắc chứng rối loạn cương, yếu năng lực tình dục nam, nữ, da không đẹp và lãnh cảm, ngọc cẩu có giá trị khá cao

Xem thêm: Tỏa dương chữa xuất tinh sớm

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nam-ngoc-cau-moc-o-dau-vi-sao-lai-goi-la-nam-tan-cua-nat-nha.html/feed 0
Nấm ngọc cẩu tươi, khô lựa chọn sao cho đúng! https://tracuuduoclieu.vn/nam-ngoc-cau-tuoi-kho-lua-chon-sao-cho-dung.html https://tracuuduoclieu.vn/nam-ngoc-cau-tuoi-kho-lua-chon-sao-cho-dung.html#respond Tue, 17 Apr 2018 20:09:47 +0000 https://tracuuduoclieu.vn/nam-ngoc-cau-tuoi-kho-lua-chon-sao-cho-dung-214/ Trong Đông y, Tỏa Dương được coi là thần dược chuyên trị các bệnh yếu sinh lý ở phái mày râu và giảm thiểu sự lão hóa của con người, một cách an toàn và hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng lớn nên loại nấm này bị khai thác nhiều nên ngày càng mai một trở lên quý hiếm hơn. Vì vậy để tìm được loại dược liệu như tỏa dương đúng chuẩn, an toàn không phải dễ, bài viết dưới cây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về mua bán cây nấm ngọc cẩu được chính xác hơn.

Nấm ngọc cẩu tươi, khô lựa chọn sao cho đúng! 1

Nấm ngọc cẩu tím thái lát

Nấm ngọc cẩu

Là loại cây cỏ trông như một cây nấm, màu đỏ nâu sẫm, cấu tạo bởi một cán hoa lán, trên mang hoa dày đặc, có mo bao bọc, màu tím, mùi hôi. Cán hoa nạc và mềm, dạng thay đổi, sần sùi, không có lá. Hoa đực và hoa cái riêng, cùng gốc hay khác gốc. Cụm hoa đực hình trụ dài 10-15cm, cụm hoa cái hình đầu, dài 2-3cm. Loại cây này thường mọc và sống ký sinh trên những rễ của những cây gốc lớn trong rừng sâu ẩm thấp. Thường gặp ở Hà Tây, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái. Mùa hoa vào tháng 10-2. Thường vào mùa này người ta mới dễ phát hiện.

Xem thêm: Hình ảnh nhận dạng nấm ngọc cẩu

Công dụng của nấm ngọc cẩu

  • Tỏa dương thường được dùng làm thuốc bổ máu, bổ thận, tráng dương, ích tinh huyết, nhuận tràng, thông tiểu.
  • Giúp kích thích ăn ngon miệng.
  • Chữa nhức mỏi chân tay, chữa đau lưng mỏi gối.
  • Khoa học chứng minh tỏa dương chữa liệt dương, yếu sinh lý, di tinh.
  • Nấm ngọc cẩu có công dụng ngăn ngừa ung thư, kháng độc bệnh, làm chậm lão hóa của cơ thể
  • Giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho phụ nữ sau khi sinh.

Xem thêm: Tác dụng của cây tỏa dương

Các loại nấm ngọc cẩu (tươi và khô)

Nếu phân loại theo thịt nấm thì có 3 loại nấm ngọc cẩu: nấm ruột đỏ, ruột vàng và ruột tím:

Nấm ruột tím: Loại nấm này không tốt bằng 2 loại kia nhưng ngâm rượu thì có mùi thơm ngon và ít chát hơn.

Phân theo hoa đực và hoa cái thì có nấm ngọc cẩu đực và nấm ngọc cẩu cái.

  • Nấm cái: Thường dùng để làm đẹp cho phái nữ, điều hòa kinh nguyệt và tăng ham muốn.
  • Còn nấm đực: Có tác dụng tăng cường sinh lý cho nam giới.

Các loại nấm ngọc cẩu (tươi và khô) 1

Nấm ngọc cẩu tươi ( Nấm ruột tím, nấm đực)

Cách chọn mua nấm ngọc cẩu

Cách chọn mua nấm ngọc cẩu tươi

Chọn mua ở những địa điểm vùng cao như: Hà Giang, Bắc cạn, Cao Bằng nấm sẽ tốt nhất:

  • Đầu tiên thế nào là ngọc cẩu, nó mọc như thế nào, nấm ngọc cẩu là tên được người H’Mông đặt, nó phân bổ ở khắp các núi rừng tây bắc tới Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, chính xác nó là một loại ký sinh trên rễ của loài cây khác, phát triển lên, nấm ngọc cẩu bắt đầu nhú khỏi mặt đất vào tháng 9 tháng 10, đủ để thu hoạch nấm to phát triển vào khoảng tháng 10 tháng 11 tới tháng giêng năm sau tính theo lịch dương.
  • Có rất nhiều loại được coi là nấm ngọc cẩu, vậy đâu mới là nấm ngọc cẩu, thực ra các tài liệu thì nói chung chung, không có tài liệu nào cụ thể. Tuy nhiên chỉ có một loại duy nhất như hình dưới và các hình trên, là có tác dụng tốt, khách phản hồi tốt, và ngâm rượu rất ngon.

Hình dạng nấm chuẩn

  • Mầu đỏ Thẫm.
  • Búp nấm nhọn.
  • Nấm rất to, tôi lấy bàn tay để so sánh cho các bác.
  • Nấm có mùi thơm dễ chịu, cái này hoàn toàn khác biệt, các bác lưu ý đây là đặc điểm
  • nhận dạng dễ dàng khi đi mua nấm ngọc cẩu.

Cách chọn mua nấm ngọc cẩu khô

  • Nấm tươi được tuyển chọn đúng loại nấm chuẩn như trên.
  • Được vệ sinh sạch sẽ
  • Được thái mỏng rồi phơi khô, nấm ngọc cẩu nhiều dưỡng chất, do đó rất nhanh bị mốc nếu không được thái thật mỏng và làm khô thật nhanh, bất kể phơi dưới gió to thế nào trong bóng râm, hay vừa bật quạt vừa phơi, chỉ cần nhiệt độ không cao nấm sẽ bị mốc rất nhanh, qua 1 ngày có thể mốc trắng.
  • Chọn những ngày nắng to thái mỏng và phơi ra sau 1 ngày nắng to nấm đã khá khô và se lai, tối về dải ra mẹt, bật quạt, nếu muốn làm khô cũng lên làm quy trình nhuw trên tránh bị tình trạng nấm mốc, rất lãng phí.

Cách chọn mua nấm ngọc cẩu khô 1

Nấm ngọc cẩu khô

Các phương pháp làm khô nấm ngọc cẩu

Phơi âm can: Những dược liệu có tính bổ âm, thường được chế biến bằng phương pháp phơi âm can, mục đích không pải làm khô mà để hấp thụ sương, gió, tính túy của trời đất, tăng thêm tác dụng cho thuốc, nó được áp dụng với các dược liệu là thân cây, cỏ, lá, với các loại nấm và các loại sâm không thể áp dụng, nó sẽ ẩm mốc mốc trắng sau 1 đêm âm can.

Phơi bóng râm:  Tại sao phải phơi bóng dâm, với các loại dược liệu có chứa nhiều tinh dầu. Ví dụ như lạc đâu tương ấy chưa nhiều tinh dầu không lên phơi trực tiếp dưới nhiệt độ cao, tinh dầu dễ bị bay hơi mât, giảm đi chất lượng dược liệu, nấm ngọc cẩu không có tinh dầu, các bác có thể phơi dưới nhiệt độ cao tuy nhiên không lên quá cao, hoặc sây nhiệt khoảng 40 độ là đảm bảo nhất.

Sao cách thủy làm gì? Sao cách thủy thực chất là sao dưới nhiệt độ thấp đảm bảo, với những loại dược liệu nhiều tinh dầu, hoặc với 1 số bài thuốc cần sản phẩm sao khô, với các dược liệu dễ mốc thường được sao dưới nhiệt độ thấp để làm khô, mục đích để làm khô, đơn giản dễ hiểu là sao trên cái chảo, 1 cái nhận nhiệt trực tiếp từ lửa, 1 cái nhận nhiệt từ hơi nước không có gì quá khác biệt, quá trình của nó chỉ là nhận nhiệt và làm khô mấu chốt ở chỗ nhiệt độ thấp hay cao.

Xem chi tiết: Cách lựa chọn nấm ngọc cẩu

 Một số cách dùng Tỏa Dương (Ngọc cẩu)

Cháo tỏa dương (ngọc cẩu) có tác dụng tráng dương bổ thận:

Toả dương 50g nấu với chim sẻ 5 con ( hoặc: chim cút 03 con) Nếu không có thì có thể nấu với các loại thực phẩm sau: gà, thịt chó, thịt dê, thịt bò, trai, sò, tôm (những thức ăn có tác dụng tráng dương).

Rượu toả dương: 

Dùng để khai vị, kiện dương: Toả dương thái mỏng với tỷ lệ 1Kg toả dương  với 5 lít rượu (40 độ). Ngâm 1 tháng là có thể dùng được. Rượu có màu đỏ sẫm, vị đắng chát thêm mật ong cho dễ uống.

Thuốc sắc tỏa dương cùng một số vị thuốc khác:

Bài thuốc từ tỏa dương điều trị thận khí dương hư, liệt dương, di mộng tinh: Toả dương 5g, đan sâm 3g, hoài sơn (Củ mài) 3g, phúc bồn tử 2g, hồng trà 3g. Đun sôi 15 phút với 1 lít nước uống trong ngày.

Ngâm rượu tráng dương bổ thận: Lộc nhung (nhung hươu) 10g (thái lát); câu kỷ tử 30g, toả dương 10g, ba kích 20g, ngưu tất, nhục quế 10g ngâm với 2 lít rượu trắng loại ngon (Lưu ý vì có nhung hươu: Nên phải chọn loại rượu mạnh từ 40 độ trở lên). Ngâm 1 tháng thì uống được.

Lưu ý: Người thận âm mạnh, đi cầu phân lỏng không nên dùng

Trên đây là nhưng thông tin về cách chọn nấm ngọc cẩu tươi, khô cũng như cách bảo quản nấm ngọc cẩu. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng các loại cây dược liệu, cũng như các sản phẩm được chiết xuất từ các loại dược liệu quý hiếm bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 18001190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

]]>
https://tracuuduoclieu.vn/nam-ngoc-cau-tuoi-kho-lua-chon-sao-cho-dung.html/feed 0