Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Tra cứu dược liệu

Trang chủ » Tra cứu dược liệu

Trọng đũa

Tên tiếng Việt: Đại la tán, Cơm nguội, Bách lượng kim, Châu sa căn, Tài lồ san, Ping chap, Khinh chăm (Tày), Tông lông điẳng (Dao), Trọng đũa

Tên khoa học: Ardisia crenata Sims

Họ: Myrsinaceae

Công dụng: Chữa phong thấp, đau xương, đau ngực, viêm họng, viêm amiđan, viêm bạch hạch, ho, nôn ra máu.

Mục lục

  • Mô tả
  • Phân bố, sinh thái
  • Bộ phận dùng
  • Tác dụng dược lý
  • Tính vị, công năng
  • Bài thuốc có trọng đũa

Mô tả

  • Cây nhỏ, cao 2 – 3m. Rễ dài, mập và mềm, màu đỏ nâu. Thân cành hình trụ nhẵn. Lá mọc so le, hình bầu dục, gốc thuôn, đầu nhọn, mép gập xuống dưới, khía răng tù như diềm áo.
  • Cụm hoa mọc thõng xuống ở kẽ lá gần ngọn thành ngự dạng tán, có cuống dài; hoa màu hồng hoặc trắng hồng; đài rất nhỏ, có 5 răng; tràng 5 cánh nhọn, ròi nhau; nhị 5, chỉ nhị rất ngắn; bầu hình cầu.
  • Quả hình cầu, có núm nhọn, khi chín màu đỏ; hạt đơn độc, có vết lõm khá sâu ở gốc.
  • Mùa hoa : tháng 5 – 7; mùa quả ; tháng 8-10.

Phân bố, sinh thái

  • Ardisia Sw. là một chi lớn, có khoảng 260 loài trên thế giới, phân bố ở vùng nhiệt đới, nhất là vùng Đông Nam Á. Ở Ấn Độ có 45 loài, Việt Nam 94 loài.
  • Cây trọng đũa phân bố ở Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Lào, Việt Nam và Trung Quốc, ở Việt Nam, cây phân bố rải rác khắp các tỉnh miền núi và trung du ở độ cao thường dưới 1500 m. Đó là cây ưa ẩm, hơi chịu bóng, mọc lẫn trong các quần thể cây bụi, cây gỗ nhỏ ở ven rừng, bờ nương rẫy, đồi hoặc đôi khi dưới tán rừng kín thường xanh, rừng núi đá vôi hoặc ở chỗ trống của các cây gỗ đã bị chặt.
  • Trọng đũa ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt. Cây còn có khả năng tái sinh cây chồi sau khi bị chặt đốn.

Bộ phận dùng

Rễ, lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Tác dụng dược lý

Nước sắc trọng đũa 25% thí nghiệm trên ống kính có tác dụng ức chế Staphylococcus aureus, Bacillus coli, B. pyocyaneus.

  • Dạng chiết bằng cồn 60° từ trọng đũa có tác dụng ngừa thai ở giai đoạn đầu của thời kỳ thai nghén (antiearly pregnancy). Dạng saponin triterpenoid (TS) chiết tách từ trọng đũa có tác dụng kích thích tử cung cô lập của chuột cống trắng, chuột lang và thỏ, làm tăng biên độ, tần số co bóp và trương lực cơ tử cung. Tác dụng kích thích tử cung của TS bị đối kháng bởi benodryl và indomethacin. Điều này chứng tỏ có sự tham gia của receptor và enzym tổng hợp prostaglandin (prostaglandin – synthesizing enzyme).
  • Các saponin triterpenoid chiết từ rễ trọng đũa như ardisicrenosid C, D, E, F đều có tác dụng ức chế hoạt động của men cAMP phosphodiesterase.

Tính vị, công năng

  • Trọng đũa có vị đắng, cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán ứ, chỉ thống.
  • Công dụng: Trọng đũa được dùng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Rễ sắc nước, ngâm rượu uống hoặc làm hoàn tán với liều 9-15g một ngày, chữa phong thấp, đau xương, đau ngực, viêm họng, viêm amiđan, viêm bạch hạch, ho, nôn ra máu. Lá tươi 9-15 cái, sắc nước uống chữa ho ra máu, mụn nhọt, vết thương sưng tấy. Dùng ngoài, lá giã nát, đắp tại chỗ.

Bài thuốc có trọng đũa

  1. Chữa thấp khớp: Rễ trọng đũa 15g, mộc thông 6g, hổ cốt 9g, kê cốt hương 9g, huyết đằng 12g, tang ký sinh 9g. Ngâm trong 1000 ml rượu. Mỗi lần uống 25 ml, ngày 2 lần.
  2. Chữa viêm amiđan cấp: Nước sắc rễ trọng đũa 10% mỗi lần uống 30 ml, ngày 3 lần. Hoặc dùng bột (1,0g) đóng trong viên nang.
  3. Chữa ho, ho ra máu: Lá trọng đũa tươi 15g, cam thảo 3g. Sắc nước uống

Dược liệu khác

Dưa leo dại

Chùm ruột

Cỏ tím

Giâu gia

Câu hỏi của bạn Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Dược liệu được quan tâm

Anh thảo

Anh thảo

Mục lụcĐặc điểm mô tảPhân bốThành phần hóa họcTác dụng dược ...
Sâm tố nữ

Sâm tố nữ

Sâm tố nữ lần đầu tiên được tìm thấy ở phía Bắc Thái Lan, My...
Giảo cổ lam

Giảo cổ lam

Mục lụcMô tả câyPhân bốBộ phận dùngThành phần hóa họcTính vị...
Sâm cau

Sâm cau

Là cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30 cm, có khi hơn. Thân ...
Cà gai leo

Cà gai leo

Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1 m hay hơn. Thân hó...

Góc chia sẻ

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat với chuyên gia

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
    • Tra cứu vị thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑