Cây xấu hổ có tên khoa học là Mimosa pudica. Ngoài ra, nó còn có các tên gọi khác là cây mắc cỡ, cây trinh nữ, cây cỏ thẹn. Thân cây nhỏ, phân thành nhiều nhánh, mọc thành bụi, lòa xòa trên mặt đất, cao độ 50cm, thân có nhiều gai hình móc, là loại cây thuốc nam mọc lan khắp nơi ở nước ta. Theo y học cổ truyền, cây xấu hổ có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng thành can hỏa, chấn tĩnh, an thần, giải độc, hóa đàm, thông kinh, hoạt lạc, chống viêm, làm dịu cơn đau, hạ áp, tiêu tích và lợi tiểu.
Bởi vậy từ xưa, cây xấu hổ đã trở thành cây thuốc tốt của các thầy thuốc đông y. Cây xấu hổ thuộc loại cây thảo rất quen thuộc với đời sống thường ngày của người dân Việt Nam. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất của cây xấu hổ là khi chạm phải, lá cây sẽ cụp rủ xuống, e thẹn như tên gọi của nó. Thân cây lòe xòa, cong queo, uốn éo, có lông và có gai nhỏ.
Hoa nhỏ, mọc ở kẽ lá, được xếp thành vòng tròn. Màu tím hồng có bốn nhụy, bốn noãn, bốn cánh dính nhau ở nửa dưới. Mùa hoa nở thường từ tháng 6 đến tháng 8, quả thắt lại giữa các hạt có nhiều lông cứng.
Ở nước ta, cây xấu hổ được phân bố rải rác khắp nơi, từ đông bắc đến vùng núi, có độ cao dưới 1.000 mét. Cây ưa sáng thường mọc trên đất ẩm, ở bãi sông, ven đường, nường rẫy, ruộng bỏ hoang. Cây có khả năng chịu hạn hán và nắng nóng tốt.
Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc được. Rễ cây được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành và lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.
Theo y học cổ truyền, các bộ phận của cây xấu hổ khi dùng làm thuốc có những dược tính như sau:
- Cành và lá cây có vị ngọt, hơi đắng, tính lạnh, hơi có độc. Tác dụng thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc. Dùng để chữa viêm ruột, viêm dạ dày, mất ngủ, trẻ em can tích, sưng tấy, mưng mủ ở phần sâu.
- Còn phần rễ cây có vị chát, hơi đắng, tính ấm, có độc. Tác dụng chỉ khái, hòa đàm, thông kinh hoạt lạc, hoa vị, tiêu tích.
- Dùng chữa viêm khí quản mạn tính, phòng thấp đau khớp, viêm dạ dày mạn tính. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy cây xấu hổ còn có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, chữa được chứng mất ngủ, có khả năng làm chậm thời gian xuất hiện co giật, giảm đau và giải độc acid, giúp cho người bệnh cảm thấy thư thái, thoải mái. Xấu hổ là một cây thuốc nam, chữa thận ứ nước khá tốt.
Theo đông ý, cây xấu hổ có tác dụng chữa bệnh mất ngủ rất tốt. Người bệnh có thể dùng 15-20 gam lá và canh cây xấu hổ, phơi khô, kết hợp với 20 gam cây lạc tiên, sắc nước uống hàng ngày, duy trì liên tục trong một tuần, sẽ có một giấc ngủ ngon.
Theo kinh nghiệm dân gian, loại thảo dược này còn dùng để chữa bệnh đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Với những người bị đau nhức xương khớp lâu ngày, dùng rễ cây xấu hổ, rửa sạch, cắt ngắn, phơi khô.
Trong trường hợp hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát bệnh đau xương, thấp khớp, tê thấp, dùng rễ xấu hổ và rễ lá lốt, mỗi thứ từ 15-20 gram khô sắc uống trong ngày kết hợp sắc nước cây xấu hồ và cây lá lốt, cho thêm 1 chút muối ăn, ngâm các khớp trị bệnh trong thời gian chừng 20-30 phút khi nước thuốc còn ấm. Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần, rồi làm tiếp liệu trình khác.
Cây xấu hổ mọc hoang khắp nơi là một loại cây dễ trồng và dễ thích nghi. Nhiều vườn thuốc nam ở các trạm y tế cũng trồng nên rất dễ tìm không hề hiếm khi cần tìm kiếm.
Là thuốc nam nên nó sẽ không có tác dụng tức thì như thuốc tây, nhưng lợi ích của nó mang lại thì vô cùng lớn và không gây tổn hại cho người bệnh. Tuy nhiên cây xấu hổ dùng với liều lượng thích hợp thì không độc nhưng do thành phần hoạt chất của cây này có chứa alkaloid, mimosin nên nếu sử dụng với thuốc tây hoặc sử dụng lâu dài phải hết sức thận trọng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa khi sử dụng.