Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » GIÁI ĐÁP: Bầu uống cam thảo được không?

GIÁI ĐÁP: Bầu uống cam thảo được không?

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Thượng Dong

Cam thảo là dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian hoặc được dùng để chế biến thành kẹo, nước uống. Tuy nhiên đối với bà bầu thì việc uống gì cũng phải thận trọng để không ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy bà bầu uống cam thảo được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

GIÁI ĐÁP: Bầu uống cam thảo được không? 1

Mục lục

  • Mẹ bầu uống cam thảo được không?
  • Cam thảo ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?
    • Ảnh hưởng đến trí não
    • Trẻ dậy thì sớm
  • Mẹ bầu cần chú ý khi sử dụng sản phẩm chứa cam thảo

Mẹ bầu uống cam thảo được không?

Cam thảo là dược liệu rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam và dễ tìm kiếm. Chúng có tình bình, vị ngọt, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận phế, bổ tỷ vị. Cam thảo cũng được dùng để chế biến bánh kẹo, nước uống và làm vị thuốc trong Đông y.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cam thảo chứa một hợp chất gọi là glycyrrhizin, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Việc tiêu thụ glycyrrhizin có thể dẫn đến tăng cường tiết axit glycyrrhizic, làm ảnh hưởng đến hormone corticosteroid và gây ra vấn đề về huyết áp cho cả bà bầu và thai nhi. Tháng 1 năm 2016 ở Phần Lan, Viện Y tế và Phúc lợi Quốc gia đã công bố các khuyến nghị về thực phẩm dành cho các gia đình có trẻ em, trong đó cam thảo được xếp vào danh mục không nên dùng cho phụ nữ mang thai.

Chính vì vậy, mẹ bầu không nên uống nước cam thảo để đảm bao an toàn cho mẹ và bé.

Cam thảo ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?

Cam thảo ảnh hưởng đến thai nhi thế nào? 1

Ảnh hưởng đến trí não

Nghiên cứu được Giáo sư Jonathan Seckl từ Trung tâm Khoa học Tim mạch của Đại học Edinburgh cho biết: “Ăn uống cam thảo khi mang thai có thể ảnh hưởng đến hành vi hoặc chỉ số IQ của trẻ và cho thấy tầm quan trọng của nhau thai trong việc ngăn ngừa các hormone gây căng thẳng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ”.

Những phụ nữ ăn hơn 500mg glycyrrhizin mỗi tuần – tương đương với 100g cam thảo nguyên chất – có nhiều khả năng sinh con với mức độ thông minh thấp hơn và gặp nhiều vấn đề về hành vi hơn. Cụ thể như chúng sẽ gặp phải chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, nhận thức kém, khả năng ghi nhớ kém,…

Người ta cho rằng một thành phần trong cam thảo có tên là glycyrrhizin có thể làm suy yếu nhau thai, khiến hormone gây căng thẳng truyền từ mẹ sang con. Mức độ cao của các hormone được gọi là glucocorticoids, chúng gây ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi và có liên quan đến rối loạn hành vi ở trẻ em.

Trẻ dậy thì sớm

Uống cam thảo cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu mẹ bầu sử dụng trong thời gian dài với số lượng lớn. Mẹ bầu thai nhi nam khi có nhiều nồng độ estrogen sẽ gây ra tình trạng bất thường ở tinh hoàn, khả năng cao dẫn đến vô sinh ở nam giới. Còn đối với thai nhi nữ, khi có nhiều nồng độ estrogen ở giai đoạn phát triển sẽ dậy thì sớm, gặp các vấn đề liên quan đến sinh sản.

Ở một nghiên cứu khác, những bé gái sinh ra từ bà bầu tiêu thụ lượng lớn cam thảo trong thời kỳ thai nghén thường bắt đầu giai đoạn dậy thì sớm hơn so với những bé gái có mẹ bầu ít hoặc không tiêu thụ cam thảo.

Mẹ bầu cần chú ý khi sử dụng sản phẩm chứa cam thảo

Mẹ bầu cần chú ý khi sử dụng sản phẩm chứa cam thảo 1

Theo như những nghiên cứu ở trên, cam thảo được cho vào danh sách không nên ăn của mẹ bầu. Thế nhưng với một lượng nhỏ như hương kẹo cam thảo hoặc nước uống hương cam thảo thì không gây nhiều nguy hiểm. Theo Đông y, liều dùng khuyến nghị với mẹ bầu là khoảng 4-6gr/ ngày.

Nguyên tắc uống cam thảo là không được dùng liên tục trong khoảng thời gian dài và không ăn thường xuyên. Tuyệt đối không sử dụng các bài thuốc đông y trị bệnh có chứa dược liệu là cam thảo.

Dưới đây là một số lưu ý cho mẹ bầu:

  • Không uống nước cam thảo hoặc sử dụng các sản phẩm chứa cam thảo liên tục, thường xuyên. Dù lượng cam thảo có ít nhưng nếu dùng lâu sẽ sinh phù nề do tính chất giữ nước.
  • Hạn chế các sản phẩm chiết xuất từ cam thảo, không dùng cam thảo làm dược liệu trong các bài thuốc đông y.
  • Sử dụng cam thảo có thể gây đầu hơi, chướng bụng.
  • Mẹ bầu không uống nước cam thảo với nhân trần bởi sẽ làm tăng huyết áp, đau bụng.
  • Mẹ bầu gặp các vấn đề về gan, huyết áp cao không sử dụng cam thảo.
  • Không kết hợp cam thảo với các vị thuốc khác như đại kích, nguyên hoa, cam toại, hải tảo bởi sẽ gây kịch độc cho cơ thể.

Đọc thêm: Sử dụng cam thảo đất trị ho hiệu quả

Tác giả: Nguyễn Trang - 29/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Cách chế biến hà thủ ô đỏ làm thuốc chữa bạc tóc hiệu quả

  • Cách hướng dẫn làm và sử dụng gấc để làm đẹp da đơn giản

  • Rượu ba kích tím có tác dụng gì với sức khỏe

  • Loài thảo dược giúp người dân xứ Lạng “vạn chén không say”

  • Hình ảnh nhận dạng cây sâm cau

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑