Hà thủ ô là dược liệu quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam, có tác dụng bổ gan thận, bổ máu, uống lâu giúp râu tóc đen, trị đau lưng mỏi gối,… Tuy nhiên, vị thuốc quý này trên thị trường đang bị làm giả khá nhiều. Thực hư công dụng của hà thủ ô là như thế nào? Bài viết dưới đây: Cây hà thủ ô chữa bệnh gì sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn, giúp các bạn thêm thông tin về cây hà thủ ô.
Hà thủ ô chữa bệnh gì là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc
Mục lục
Sơ lược về hà thủ ô
- Hà thủ ô tên khoa học: Polygonum multriflorum Thumb.
- Hay còn có tên gọi khác: Dạ giao đằng, Má ỏn, Mằn năng ón, Khua lình.
- Hà thủ ô cây thuộc loại dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm. Thân mềm, màu đỏ sẫm hoặc đỏ nhạt, mọc xoắn vào nhau. Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ nguyến có hình giống củ khoai lang. Lá mọc so le, hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống dài khoảng 2 cam, phủ lông tơ, bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài.
- Toàn thân hà thủ ô trắng chỗ nào cũng có nhựa mủ màu trắng sữa
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chuỳ phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.
- Quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng.
Xem thêm:
Thành phần hóa học trong hà thủ ô trắng
- Củ hà thủ ô trắng có chứa nhiều tinh bột,
- Có chứa các chất: ancaloit, tanin pyrogalic
- Và một chất có phản ứng alcaloid có tinh thể chưa xác định
Tác dụng của hà thủ ô
Tăng cường, bồi bổ sức khỏe:
Nhắc đến Hà thủ ô, tác dụng đầu tiên cần nhắc đến là tăng cường sức khỏe. Hà thủ ô có tác dụng bổ gan, thận, ích tinh huyết, dùng làm thuốc an thần, bổ và tăng lực trong các chứng đau thân thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, tim hồi hộp, nhức đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, còi xương, bệnh tạng rỉ dịch. Với người cao tuổi, hà thủ ô giúp hồi phục sức khoẻ cho người già sau khi bị bệnh rất tốt khi kết hợp với 1 số loại dược liệu như: sinh địa, bạch thược, cúc hoa. Bài thuốc này có tác dụng rất tốt trong tạo hồng cầu và bạch cầu trong các bệnh về thiếu máu và máu.
Giải nhiệt, lợi tiểu:
Hà thủ ô còn dùng để điuề trị các bệnh về di tinh, đau mỏi chân tay, suy nhược khí huyết, lợi tiểu, giải nhiệt .
Trị ngoài da:
Y học cổ tryền Trung Quốc và Nhật Bản dùng hà thủ ô để điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm gavut ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu.
Dùng hà thủ ô tốt cho tim mạch và tăng khả năng miễn dịch:
Hà thủ ô giúp ngăn ngừa tình trạng vữa xơ động mạch, bảo vệ gan, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch, cải thiện hoạt động của hệ thống các tuyến nội tiết, đặc biệt là tuyến thượng thận và giáp trạng.
Giải độc, tiêu viêm:
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, hà thủ ô có tác dụng thông tiểu, giải độc, tiêu ung thủng, chữa táo bón cho phụ nữ sau khi đẻ hoặc người già, mụn nhọt, ghẻ lở, eczema, tràng nhạc.
Xem thêm: Công dụng tuyệt vời của hà thủ ô đối với sức khỏe
Cây hà thủ ô chữa bệnh gì
Cây hà thủ ô chữa bệnh huyết áp cao:
- Chế Hà thủ ô: 12g,
- Sinh địa: 12g,
- Sa uyển tật lê: 12g,
- Hy thiêm thảo: 12g,
- Hạn liên thảo: 12g,
- Tang ký sinh: 12g,
- Hoài Ngưu tất: 12g,
- Huyền sâm: 12g,
- Sinh Bạch thược: 12g,
- Nữ trinh tử: 12g,
- Tất cả đem sắc nước uống sẽ thấy huyết áp trở về mức ổn định.
Điều trị chứng cholesterol trong máu cao:
Thành phần:
- Hà thủ ô tươi: 900 g rang giòn, nghiền bột.
- Mỗi lần dùng lấy 15 g, uống với nước sôi để ấm.
- Ngày 2 lần.
- Liên tục 30 ngày
Cây hà thủ ô chữa bệnh sốt rét lâu ngày
Thành phần:
- Hà thủ ô 40g,
- Đậu đen 20g,
- Sài hồ 12g,
Sắc nước mang ra phơi sương 1 đêm, buổi sáng hầm nóng uống.
Cây hà thủ ô chữa bệnh hiệu quả nếu dùng đúng cách
Cây hà thủ ô chữa bệnh táo bón
- Uống Hà thủ ô cô viên: 5 – 7 viên/lần ( 0,5g/viên),
- Ngày 3 lần, ngày 2 lần sáng tối nếu uống lâu dài,
- Trường hợp bệnh nhẹ, mỗi tối uống 6 – 10 viên
Cây hà thủ ô chữa bệnh ho gà
Thành phần
- 6 – 12g Hà thủ ô,
- 1,5 – 3g Cam thảo,
- Sắc mỗi ngày 1 thang, chia 4 – 6 lần
Cây hà thủ ô trị sốt rét
Thành phần
- 18 – 25g Hà thủ ô,
- 1,5 – 3g Cam thảo,
- Trẻ em giảm lượng, sắc trong vòng 2 giờ, uống trước bữa ăn 3 lần/ngày.
Cây hà thủ ô chữa bệnh tóc bạc sớm
Thành phần
- Hà thủ ô chế,
- Thục địa hoàng 30g mỗi vị,
- Đương qui 15g,
- Ngâm vào rượu trắng 1000ml 10 – 15 ngày, uống mỗi lần 15 – 30ml, liên tục đến khi có kết quả.
Những lưu ý khi dùng cây hà thủ ô
Cây hà thủ ô sống dễ gây tiêu chảy:
- Những người bị chứng rối loạn tiêu hóa và viêm đường tiêu hóa như đau dạ dày thì không nên dùng.
- Thành phần hoạt chất có trong hà thủ ô đỏ làm tăng kích thích co bóp đường ruột, gây tăng tiết dịch tiêu hóa và gây lỏng phân, vì thế mà phân bị tống ra ngoài nhanh hơn.
- Nếu bạn đang bị tiêu chảy thì nên dừng ngay uống hà thủ ô rồi uống một viên thuốc chống bị tiêu chảy để hạn chế tác dụng phụ của hà thủ ô nhé.
Cây hà thủ ô sống dễ gây rối loạn điện giải, tê bì chân tay:
Những thành phần có trong hà thủ ô đỏ sống làm giảm sự hấp thu kali, gây rối loạn điện giải khiến cho cơ thể bị yếu, thần kinh cảm giác rối loạn, người bệnh sẽ có cảm giác bị kiến bò hay bị tê bì…
Ngoài ra:
- Nhiều trường hợp viêm gan khi dùng có dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, vàng da thì nhiều khả năng đã bị nhiễm độc gan thì cần phải ngưng dùng.
- Những người đã có tiền sử bị ung thư hoặc đang điều trị ung thư vú hoặc tử cung thì không nên dùng.
- Ngoài ra, những bệnh nhân sắp phẩu thuật cũng không được dùng vì nó sẽ làm hạ đường huyết, gây nguy hiểm đến tính mạng cho bệnh nhân.
Những kiêng kị khi dùng cây hà thủ ô chữa bệnh
- Thông thường trong quá trình sử dụng hà thủ ô đỏ, bạn cần kiêng kị một số loại thực phẩm để tránh tác dụng phụ của thuốc:
- Gừng, Tỏi, Hành hay chế phẩm từ loại trên đây đều là loại gia vị có chứa nhiều tinh dầu cay tính nóng ảnh hưởng tới chức năng bổ huyết của Hà Thủ Ô đỏ.
- Khi đi vào dinh huyết ngũ tạng cần hạn chế những vị thuốc, hay thực phẩm có tính cay nóng tính hướng đi lên ra phần ngoài cơ thể vì hướng di chuyển vị thuốc đi ngược chiều nhau: Hà thủ ô đi vào sâu phần trong cơ thể trong khi gừng, tỏi, hành thì di chuyển ra hướng ngoài.
- Khi dùng hà thủ ô đỏ nên kiêng huyết động vật (các loại tiết canh), củ cải, cá không có vảy
- Những người bị viêm gan nên hạn chế dùng
Xem thêm: Những lưu ý và tác dụng phụ khi dùng cây hà thủ ô
Lời khuyên khi chọn mua hà thủ ô trắng
Không nên mua hà thủ ô bán rong ngoài đường hoặc bán ở các khu du lịch bởi tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mua phải hàng kém chất lượng, người bán có rất nhiều chiêu trò để phù phép các loại cây không rõ nguồn gốc trở thành hà thủ ô.
- Vỏ ngoài củ hà thủ ô nhẵn và có những đường vân nổi ở phía bên ngoài.
- Củ hà thủ ô trắng có đường kính nhỏ, chỉ từ 1 đến 3 cm, trong ruột có màu trắng và nhựa rất nhiều.
- Hà thủ ô trắng có vị chát và đắng. Nước sắc hà thủ ô trắng không có màu tím
- Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi cung cấp và buôn bán hà thủ ô không rõ nguồn gốc xuất xứ, chính vì vậy người mua hàng cần cân nhắc kĩ trước khi chọn mua để sử dụng.