Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Cách ngâm rượu ba kích với đỗ đen

Cách ngâm rượu ba kích với đỗ đen

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Ba kích là loại thảo dược được rất nhiều người biết đến với tác dụng bổ thận, tráng dương. Người dân thường ngâm rượu ba kích với đỗ đen uống mỗi ngày. Vậy nó còn có công dụng khác không? Cách sử dụng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Ngâm rượu ba kích với đỗ đen có tác dụng gì?

Ngâm rượu ba kích với đỗ đen có tác dụng gì? 1

Ba kích có công dụng giảm đau, chống viêm, ấm thận dương, mạnh gân cốt… nên được dùng trong trường hợp di tinh, liệt dương, đau mỏi xương khớp, kinh nguyệt không đều, dạ con lạnh không có thai… Ngoài ra, loại dược liệu này còn có tác dụng kích thích tế bào miễn dịch giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Đậu đen chứa nhiều acid amin tốt cho sức khỏe như alanin, valin, leucin, phenylalanin, lysin, methionin, tryptophan… cùng nhiều khoáng chất, lipid… Chúng giúp bổ thận, bổ huyết, giải độc, bồi bổ cơ thể, từ đó tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Đặc biệt, đậu đen còn được sử dụng để chữa liệt dương.

Vì vậy, ngâm rượu ba kích với đỗ đen giúp tăng cường ấm thận dương, chữa liệt dương hiệu quả.

Lưu ý: Ba kích có 2 loại là ba kích tím và ba kích trắng, thông thường ba kích tím là loại được sử dụng phổ biến để ngâm rượu và chữa bệnh vì dược tính của nó vượt trội hơn hẳn. Bạn có thể đọc thêm bài viết Phân biệt ba kích tím và ba kích trắng dễ dàng.

Cách ngâm rượu ba kích với đỗ đen đúng cách

Cách ngâm rượu ba kích với đỗ đen đúng cách 1

Ba kích ngâm với đỗ đen có thể được dùng dưới dạng khô và dạng tươi như sau:

– Ngâm rượu ba kích tươi với đỗ đen

Chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Ba kích tươi 1kg. Nên chọn loại ba kích có rễ to, mập có cùi dày, màu hơi tím.
  • Đỗ đen xanh lòng 1kg.
  • Rượu trên 40 độ khoảng 18 – 20 lít.

Các bước thực hiện ngâm rượu ba kích tươi với đỗ đen như sau:

  • Ba kích tím rửa sạch, tuốt bỏ lõi lấy phần thịt.
  • Đỗ đen lòng xanh sao chín.
  • Cho ba kích và đỗ đen vào bình thủy tinh, rồi sau đó đổ rượu vào.
  • Đậy kín sau 3 tháng thì dùng. Mỗi ngày chỉ uống tối đa 40ml, tương đương 2 ly nhỏ vào buổi tối.

– Ngâm rượu ba kích khô với đỗ đen

Ba kích khô đem ngâm rượu sẽ giúp giảm mùi ngai ngái của củ tươi và rượu ngọt hơn nên được nhiều người ưa chuộng hơn. Bạn cũng cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Ba kích tươi 1kg.
  • Đỗ đen xanh lòng 1kg.
  • Rượu gạo hoặc rượu nếp trên 40 độ khoảng 18 – 20 lít.

Các bước thực hiện ngâm rượu ba kích tươi với đỗ đen như sau:

  • Ba kích rửa sạch, đem đồ 30 – 45 phút để giảm độ thủy phân của rễ, rồi đem phơi từ 5 – 7 nắng đến khô. Bạn cũng có thể sấy trong tủ. Lưu ý khi ba kích gần khô thì lấy dùi gỗ đập nhẹ cho rễ bẹp ra (tránh dập nát), sau đó phơi tiếp cho thật khô. Trước khi ngâm rượu, đem rễ rửa sạch, ủ mềm 1 tiếng, bóc bỏ lõi, cắt thành đoạn 3 – 5cm.
  • Đỗ đen sao già, để nguội.
  • Cho 1 lớp ba kích, 1 lớp đỗ đen vào bình thủy tinh, rồi sau đó đổ rượu vào.
  • Đậy kín, sau 3 tháng sẽ được rượu có màu xanh tím, mùi thơm ngậy thì sử dụng.

Tham khảo thêm: Các bài thuốc ngâm rượu từ ba kích giúp bổ thận tráng dương

Lưu ý khi dùng rượu ngâm ba kích với đỗ đen

Khi dùng rượu ngâm ba kích và đỗ đen cần chú ý những thông tin sau để đảm bảo an toàn:

  • Không uống rượu ngâm ba kích quá 3 tuần/đợt, uống xong 1 đợt nên nghỉ ít nhất 3 tuần rồi mới uống tiếp.
  • Nam giới bị bệnh khó xuất tinh, tinh trùng kém, người mắc bệnh tiêu hoá không sử dụng.
  • Người âm hư, hoả thịnh, đại tiện táo bón không nên sử dụng.
  • Những người mắc các bệnh lý nền như bệnh tim mạch, xơ gan, viêm dạ dày… trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

 

 

Tác giả: tran trang - 17/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Chữa bệnh, làm đẹp bằng cách dùng hà thủ ô và mật ong

  • Hướng dẫn cách sử dụng Giảo cổ lam trong trị huyết áp cao

  • Tác dụng của ba kích trong Đông Y như thế nào

  • Đan sâm, vị thuốc bổ cho mọi nhà

  • Hình ảnh nhận dạng của nhung hươu

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu