Hiện nay, có rất nhiều lời đồn vô căn cứ về rễ cây mật nhân có tác dụng chữa mụn trứng cá, mụn bọc rất hiệu quả trong thời gian ngắn. Khi bôi loại dược liệu này lên da sẽ làm mờ vết thâm do mụn để lại, se khít lỗ chân lông và chị em sẽ có một làn da trắng mịn màng không tì vết. Vậy, cây mật nhân trị mụn được không? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
Tại sao nhiều người cho rằng mật nhân có tác dụng trị mụn?
Theo y học cổ truyền, cây mật nhân tính mát, vị đắng có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe gan mật như giải độc, mát gan và cải thiện sức khỏe của gan. Ví dụ bài thuốc có tác dụng giúp cải thiện chức năng gan như:
- Nguyên liệu: 30g mật nhân
- Cách sắc: Đem dược liệu đi sắc cùng 1 lít nước. Đun với lửa nhỏ cho đến khi nước cô đặc lại còn 500ml là được. Sử dụng thuốc trong ngày và nên uống khi còn ấm nóng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Đọc thêm: Chi tiết công dụng chữa bệnh gan của mật nhân
Nhiều người cho rằng, việc sử dụng cây mật nhân có tác dụng thanh lọc và giải độc gan nên sẽ tiêu, giảm mụn hiệu quả. Tuy nhiên, người dùng cần nhìn nhận rằng nguyên nhân mụn trứng cá rất phức tạp. Ảnh hưởng của bệnh gan hay gan nóng chỉ là một khía cạnh nhỏ gây nên mụn trứng cá chứ không phải là nguyên nhân chính. Nguyên nhân chính gây mụn trứng cá là do vi khuẩn, dầu, bụi bẩn làm bít tắc lỗ chân lông và rất nhiều nguyên do khác.
Mặt khác, cây mật nhân cũng được dùng để chữa bệnh ngoài da như ghẻ lở, chàm bằng cách tắm lá mật nhân hoặc giã nát rồi đắp lên vùng bị chàm. Tuy nhiên, cách chữa này chủ yếu dành cho trẻ em chứ không nhắc đến điều trị mụn trứng cá trên mặt.
Da mặt là vùng rất nhạy cảm và nguyên nhân gây mụn trứng cá khá phức tạp. Vì vậy, việc bôi đắp mật nhân lên da không thể giải quyết vấn đề. Vì thế, không nên tự ý áp dụng các phương pháp điều trị mụn thiếu căn cứ.
Bên cạnh đó, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học hay thông tin từ các trang web chính thống về sức khỏe nào nói về tác dụng chữa mụn trứng cá của mật nhân. Điều này càng khẳng định, việc sử dụng cây mật nhân trị mụn là vô căn cứ và cần được xem xét kỹ lưỡng, theo dõi thêm thông tin từ các nguồn uy tín.
Đọc thêm: Tìm hiểu đầy đủ công dụng của mật nhân
Có nên dùng mật nhân trị mụn không?
Cây mật nhân hay còn gọi là cây bách bệnh được biết đến với công dụng chủ yếu như tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan, cải thiện chức năng sinh lý. Đặc biệt, chưa có nhiều bằng chứng khoa học cụ thể và rõ ràng nào đề cập đến việc sử dụng cây mật nhân trị mụn. Một số người lầm tưởng rằng cây mật nhân có khả năng trị mụn nhờ vào khả năng:
- Chống viêm và kháng khuẩn: Trong cây mật nhân chữa một số hoạt chất có tính chất chống viêm và có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm nhiễm liên quan đến mụn.
- Cải thiện sức khỏe: Loại thảo dược này có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch và điều hoà nội tiết tố. Từ đó có thể góp phần gián tiếp vào việc giảm mụn do rối loạn nội tiết tố trong cơ thể gây ra.
Tuy nhiên, hiện tại chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào chứng minh rằng việc sử dụng cây mật nhân có tác dụng trực tiếp và mạnh mẽ trong việc điều trị mụn. Để điều trị mụn hiệu quả, việc quan trọng nhất là sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt và kết hợp với thói quen sinh hoạt có khoa học, lành mạnh.
Từ các thông tin trên cho thấy, các bạn không nên áp dụng cây mật nhân để trị mụn. Đối với mụn trứng cá sẽ tùy vào mức độ nặng nhẹ để có các phương pháp điều trị khác nhau như thời gian xuất hiện, triệu chứng kéo dài, số lượng nhiều, mụn bị viêm nhiễm, sưng tấy gây đau nhức,… Cụ thể:
- Chăm sóc da đúng cách tại nhà: Rửa mặt hàng ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa kiềm; sử dụng các sản phẩm trang điểm gốc nước hoặc lành tính để giảm khả năng gây bít tắc lỗ chân lông; tẩy trang và làm sạch da trước khi đi ngủ; chế độ ăn uống có khoa học, cân bằng đạm và chất xơ; uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày; cân bằng cuộc sống, tránh stress, căng thẳng;…
- Sử dụng thuốc bôi ngoài da: Một số loại thuốc bôi được kê toa thường gặp như retinoids và các loại thuốc có công dụng tương tự như retinol; axit azelaic (axit tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn được bắt nguồn từ một loại nấm men); dapsone (aczone),…
- Sử dụng thuốc uống: Nếu thuốc bôi không đủ tác dụng, bạn sẽ cần thêm thuốc uống để điều trị mụn trứng cá. Cụ thể thuốc kháng sinh như tetracycline (minocycline, doxycycline) hoặc macrolid (erythromycin, azithromycin); thuốc tránh thai phối hợp; thuốc kháng androgen; Isotretinoin (một dẫn xuất của vitamin A),… Tuy nhiên, chỉ sử dụng các liệu pháp điều trị nội tiết tố như thuốc tránh thai và Isotretinoin khi thuốc kháng sinh không hiệu quả.
- Bổ sung dầu cá: Bổ sung Omega-3 giúp kích thích cơ thể sản xuất các chống chống viêm như cá hồi, cá cơm, hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó,… Hoặc bổ sung thêm dầu cá chứa hàm lượng EPA và DHA cao để kiểm soát tiết dầu, duy trì độ ẩm và ngăn ngừa mụn.
- Bổ sung kẽm: Kẽm có vai trò quan trọng làm tăng trưởng tế bào, sản sinh nội tiết tố, trao đổi chất và thực hiện chức năng miễn dịch, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá bởi khi nồng độ kém trong máu thấp sẽ gây ra mụn trứng cá.
Đồng thời, với tình trạng mụn trung bình hoặc nặng nếu sau một thời gian tự điều trị tại nhà hoặc dùng thuốc không có sự thuyên giảm, bạn cần tìm đến các cơ sở điều trị mụn chuyên sâu hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu, có chuyên môn cao để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Lời kết
Qua bài viết trên, dù có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng các bạn không nên dùng cây mật nhân trị mụn. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt, thói quen sống lành mạnh và tham khảo ý kiến bác sĩ là cách khắc phục hiệu quả nhất.