Sử dụng thực phẩm bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể là phương pháp được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên bổ sung như thế nào để đúng cách, hiệu quả và an toàn thì không phải ai cũng biết. Vậy nên lựa chọn loại thực phẩm nào để bổ sung chất chống oxy hóa cho cơ thể, bài viết dưới đây sẽ “mách nhỏ” cho bạn biết nhé!
1. Chất chống oxy hóa là gì?
Chất chống oxy hóa là các phân tử trung hòa các gốc tự do, các phân tử không ổn định có thể gây hại cho tế bào của bạn.
Các gốc tự do liên tục được hình thành trong cơ thể chúng ta. Nếu không có chất chống oxy hóa, các gốc tự do sẽ gây ra tác hại nghiêm trọng rất nhanh, cuối cùng dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, các gốc tự do cũng phục vụ các chức năng quan trọng cần thiết cho sức khỏe. Ví dụ, các tế bào miễn dịch sẽ sử dụng các gốc tự do để chống lại nhiễm trùng. Do đó, cơ thể cần duy trì sự cân bằng nhất định của các gốc tự do và chất chống oxy hóa.
2. Gấc giàu chất chống oxy hóa
Khi các nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu Mỹ, nghiên cứu về trái Gấc Việt Nam đã phát hiện ra dầu gấc đặc biệt nhiều Lycopen thiên nhiên, chất mà cả thế giới thèm muốn và chỉ có nguồn duy nhất từ cà chua biến đổi gen.
Ngoài ra dầu gấc còn chứa nhiều beta-caroten thiên nhiên hơn bất cứ loại quả nào trên trái đất. Một điều đặc biệt quý là chất lycopene và beta-caroten vốn là chất tan trong dầu mỡ, nên để có thể chứa được trong tế bào quả cà chua nó đã phải biến đổi cấu trúc để thích nghi dẫn đến loại lycopene này hấp thu vào cơ thể người rất kém, trong khi đó lycopene và beta-caroten trong dầu gấc thì vốn đã tan trong dầu sẵn nên hấp thu gần như hoàn toàn.
- Bên cạnh đó dầu gấc còn chứa nhiều các acid béo không no như Omega3, omega 6, omega 9 là những chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ màng tế bào cơ thể, rất tốt cho mắt, tế bào thần kinh và tim mạch.
Đó là lý do quả gấc được Mỹ đặt tên là “loại quả đến từ thiên đường”. Hiện nay giới khoa học tại quốc gia như Nhật, Pháp, Đức, Mỹ rất quan tâm đến loại quả này.
3. Gấc gắn liền với đời sống người dân Việt
Gấc là cây hầu như chỉ thấy mọc ở nước ta và gắn liền với văn hóa ẩm thực của người dân Việt Nam. Từ xa xưa nhân dân ta đã biết sử dụng Gấc để nấu xôi trong các dịp lễ tết, dùng để nhuộm màu đỏ đẹp cho các món ăn gia đình.
Màu sắc đậm đà cùng với mùi thơm đặc biệt từ Gấc làm cho món xôi Gấc càng hấp dẫn và có giá trị dinh dưỡng cao. Bằng kinh nghiệm thực tế, người dân nước ta đã biết ăn nhiều Xôi gấc thì mắt sáng hơn. Vì thế ở mỗi mảnh vườn nhỏ của mỗi gia đình thường có cây Gấc. Xôi gấc được bổ sung cho những phụ nữ mang thai nhằm bồi bổ thai nhi và người mẹ.
Gấc được sử dụng chữa nhiều bệnh
Trong cuốn Nam Dược Thần Hiệu của Tuệ Tĩnh vào thế kỷ 14 đã ghi nhiều công dụng chữa bệnh của Gấc, trong đó có bài thuốc chữa bệnh quai bị mà vị chính là hạt gấc. Hạt này còn được gọi là Mộc Miết Tử, là vị thuốc được ghi chính thức vào dược điển Trung Quốc năm 1988 và 1993 để điều trị mụn nhọt, chống viêm. Thân và rễ gấc được dùng điều trị tê thấp, đau nhức xương. Lá gấc non được dùng để điều trị mụn nhọt, có khi người ta còn dùng chữa các bệnh sưng vú, áp xe.
4. Công dụng của Gấc mà bạn không nên bỏ qua
4.1. Tăng cường chiều cao
Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, beta caroten là một loại tiền chất vitamin vô cùng cần thiết cho sự phát triển của xương. Lý do là bởi khi vào cơ thể, nó sẽ được chuyển hóa thành vitamin A, có tác dụng thúc đẩy cơ thể tổng hợp protein, giúp tăng chiều cao hiệu quả.
4.2. Tăng sức đề kháng
Chất tiền vitamin A và tiền vitamin E trong dầu gấc có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh trong thời điểm giao mùa.
4.3. “Thần dược” cho đôi mắt sáng khỏe
- Nhắc tới dầu gấc, nhiều người sẽ nghĩ ngay tới công dụng giúp bổ mắt, sáng mắt. Nguyên nhân là vì, vitamin E, chất beta caroten và lycopen có trong dầu gấc có thể trung hòa các chất oxy hóa – thủ phạm gây nên các bệnh về mắt như cận thị, thoái hóa võng mạc hay đục thủy tinh thể…
- Bên cạnh đó, beta caroten còn có tác dụng chống lại các gốc tự do, tăng sự kết nối của các phân tử collagen, tăng cường dinh dưỡng cho mắt, làm giảm các dấu hiệu mệt mỏi, đau, nhức mắt, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa mắt, giúp đôi mắt sáng khỏe hơn.
4.4. Tốt cho tim mạch
Dầu gấc cung cấp 15% axit béo omega 6, đây chính là một loại axit béo không bão hòa đa rất tốt cho tim mạch, có tác dụng tăng cường chuyển hóa phospholipid làm hạ mỡ máu, giảm béo, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
4.5. Giúp da trắng sáng, giảm thâm nám
Nhờ hàm lượng lycopen vượt trội mà dầu gấc được xem là “thần dược” giúp chống lão hóa, giúp chị em có được làn da tươi tắn, trắng hồng rạng rỡ. Bên cạnh đó, chất alphatocopherol có trong dầu gấc còn có tác dụng làm giảm nồng độ IgE (tác nhân gây sạm da), trả lại cho bạn làn da hồng hào, sáng mịn.