Gấc (Momordica cochinchinensis) là một loại trái cây có nguồn gốc từ Đông Nam Á và là nguồn cung cấp lycopene và beta-carotene quan trọng trong chế độ ăn uống. Đây là những chất có tính chống oxy hóa tốt, giúp tăng cường hệ miễn dịch, có lợi cho tim mạch và tăng cường sức khỏe làn da và tốt cho thị lực.
Gấc chứa nhiều vitamin và chất bổ dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tim mạch, làm đẹp da
Mục lục
Gấc có tên khoa học là Momordica cochinchinensis thuộc họ Bầu bí.
- Dây leo to, sống lâu năm, có rễ mập. Thân cứng nhẵn, có cạnh và khía.
- Lá mọc so le, có 3-5 thuỳ màu lục sẫm, tua cuốn to, đơn.
- Hoa đực và hoa cái riêng trên cùng một cây.
- Quả hình bầu dục hoặc hình trứng, có cuống mập, đầu tù hoặc hơi nhọn, dài 12-17cm, mặt ngoài có rất nhiều gai nhọn, khi chín màu đỏ; hạt dẹt, màu đen hoặc xám đen, vỏ ngoài rất cứng có răng tù ở mép, dày 5-6 mm.
- Mùa hoa quả tháng 7 – 12.
Phân bố, sinh thái
Chi Momordica L. có khoảng 45 loài trên thế giới, đa số là cây trồng, tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Phi và châu Mỹ. Châu Á có 5-7 loài, trong đó Việt Nam có 4 loài. Gấc được trồng chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc, Philipin, Lào và Việt Nam.
Ở Việt Nam, gấc được trồng từ lâu đời trong nhân dân.
Theo kinh nghiệm của nhân dân ở một vùng thuộc tỉnh Hải Hưng, gấc có loại tẻ và loại nếp được phân biệt như sau:
- Gấc tẻ: tên khác là gấc giun (Hưng Yên), ruột màu đỏ, ăn không ngấy (màu này nhạt đi khi đồ chín), quả to, rất sai, gai quả dày và có nhiều hạt.
- Gấc nếp: tên khác là gấc gạch, ruột màu vàng, quả nhỏ, cây ít quả, gai quả thưa, ít hạt.
Bộ phận sử dụng
Nên ăn trái khi chín hoàn toàn, tức là khi vỏ ngoài có màu đỏ cam tươi và hơi mềm khi chạm vào. Trái cây có màu đỏ sẫm và quá nhão khi sờ vào thường là trái quá chín và kém chất lượng. Hạt và phần cùi đỏ bao phủ chúng (vỏ, bao hoặc màng) đều có thể ăn được. Vỏ ngoài màu cam tươi không ăn được.
Rửa sạch trái cây, sau đó cắt đôi hoặc dùng tay bẻ đôi (trái cây phải mềm khi chín). Dùng thìa hoặc dĩa xúc hạt và ruột đỏ bên trong.
- Hạt thường được sử dụng trong các chế phẩm thuốc khác nhau.
- Ruột và màng gấc được dùng làm màu thực phẩm, chế biến trong nhiều món ăn.
Giá trị dinh dưỡng của gấc
Theo Học viện Dinh dưỡng Thể thao Canada, gấc có các giá trị dinh dưỡng sau:
Dinh dưỡng từ quả gấc
Gấc có tác dụng chống lại oxy cao
Trong gấc có chứa hàm lượng cao chất carotenoid cũng như lượng axit béo quan trọng, pro-vitamin A, vitamin E, carbohydrate và protein.
Các nghiên cứu cho thấy:
- Hàm lượng Lycopene gấp 5 lần cà chua
- Hàm lượng Beta-carotene gấp 8 lần cà rốt
Lớp vỏ hạt màu đỏ có thể ăn được của quả gấc là một nguồn cung cấp lycopene và beta-carotene tuyệt vời, hai chất chống oxy hóa carotenoid chịu trách nhiệm cho màu sắc sặc sỡ của trái cây. Cả hai chất chống oxy hóa này đều cho kết quả nghiên cứu chống lại tổn thương tế bào do các phân tử gốc tự do có hại gây ra.
Ngoài ra, carotenoid có tác dụng làm giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim, phổi, ruột kết và các loại ung thư khác và bệnh thoái hóa của mắt như đục thủy tinh thể.