Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Giới thiệu về cuốn sách “TỪ ĐIỂN CÂY THUỐC VIỆT NAM”

Giới thiệu về cuốn sách “TỪ ĐIỂN CÂY THUỐC VIỆT NAM”

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Giới thiệu về cuốn sách

Mục lục

  • 1. Đôi nét về tác giả
  • 2. Bộ sách từ điển cây thuốc Việt Nam
    • Bố cục
    • Ưu điểm
    • Nhược điểm

1. Đôi nét về tác giả

Võ Văn Chi là tác giả của bộ sách Từ điển cây thuốc Việt Nam. Ông sinh ngày 01 tháng 03 năm 1929 tại thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.

  • Ông đã từng giảng dạy tại các trường Đại học tổng hợp Hà Nội, Đại học Đà Lạt, Đại học y Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Từ năm 1961 đến nay đã trực tiếp tiến hành và tham gia các đoàn sưu tầm nghiên cứu cây cỏ và dùng làm thuốc trên nhiều địa phương của nước Việt Nam.

2. Bộ sách từ điển cây thuốc Việt Nam

Bố cục

Cuốn sách gồm 2 phần:

Phần thứ nhất – Phần Đại cương

  • Tác giả giới thiệu cách nhận biết về cây cỏ, về dạng cây, các bộ phận của cây, phân loại các cây và việc sử dụng các loại cây cỏ nói chung để làm thuốc trị bệnh.
  • Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu về tính năng dược vật theo Y học cổ truyền, các nhóm hoạt chất chính của cây thuốc, các bộ phận dùng làm thuốc, tính chất trị bệnh, cách trồng và thu hái, bảo quản, bào chế thành các dạng thuốc thường dùng.

Phần thứ hai – Cây thuốc mọc hoang và được trồng ở Việt Nam

  • Từ điển cây thuốc Việt Nam liệt kê 4700 cây thuốc với sổ ảnh màu lên đến 1500 ảnh chụp màu.
  • Ở phần này, Tác giả đã sắp xếp các cây thuốc theo vần A, B, C… Ở mỗi một cây thuốc đều có các hình vẽ chính xác để minh họa.
  • Ngoài ra, sau mỗi một đến hai vần của các cây thuốc, lại có các ảnh mầu của các cây thuốc đó, giúp độc giả, có thể dễ dàng nhận biết các cây thuốc mà mình muốn tìm hiểu.

Ưu điểm

1. Sách rất dễ dàng tra cứu, ngoài việc sắp xếp các cây thuốc theo vần, sách còn có các bảng để tra cứu theo tên Việt nam và tên La tinh.

  • Tên La tinh, được viết tới các loài trong Chi. Do đó, việc cung cấp các thông tin về cây thuốc, khá phong phú, và độ chính xác, có tính chất thuyết phục.
  • Ví dụ về cây Giổi, có các loài: giổi găng Manglietia, giổi nhung Paramichelia, Giổi tanh Michelia, Giổi trai Clausena.

2. Tên Việt Nam của mỗi cây thuốc, cũng được giới thiệu theo nhiều tên khác nhau, có các tên phổ thông, thường gọi, lại có các tên của các vùng miền, các dân tộc khác nhau, tạo điều kiện cho việc xác định tính đúng của cây thuốc, mà mình muốn tra cứu.

3. Nội dung giới thiệu của một cây thuốc, được sắp xếp rất hợp lý: tên Việt Nam, tên Latinh (gồm tên chi, loài, họ), mô tả, nơi sống, cách thu hái, bộ phận dùng, thành phần hóa học chính, tính vị, tác dụng, công dụng.

4. Có hình vẽ và ảnh mầu, đối chiếu giữa các loài cây thuốc với nhau.

Nhược điểm

Tuy nhiên, cuốn Từ điển cây thuốc Việt Nam trong Lần in thứ nhất (năm 1997) chưa phản ánh hết thực tế phong phú của cây thuốc ở nước ta.

==> Qua các lần tái bản tiếp theo, tác giả đã bổ sung danh lục mới về cây thuốc, bổ sung thêm nhiều thông tin, làm rõ hơn về sinh thái và phân bố của từng cây thuốc, cũng như bổ sung rất nhiều cây thuốc mới với mong muốn cung cấp cho độc giả lượng thông tin lớn hơn nhiều so với cuốn Từ điển cây thuốc Việt Nam 1997.

Xem thêm: Ông tiến sĩ mê cỏ cây Võ Văn Chi

Tác giả: Lê Đào - 06/01/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Tác hại không ngờ từ việc dùng KHÔNG ĐÚNG hà thủ ô?

  • Tác dụng của rượu ba kích

  • Cây ba đậu – chi tiết đặc điểm và công dụng chữa bệnh

  • Những cây dược liệu quý ít người biết

  • Diệp hạ châu-Cây thuốc quý trong điều trị giải độc gan

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑