Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Hà thủ ô làm đen tóc, vậy nó có làm đen da không?

Hà thủ ô làm đen tóc, vậy nó có làm đen da không?

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Nhiều người có thắc mắc rất thú vị, hà thủ ô là vị thuốc tốt giúp làm đen bóng tóc, vậy liệu nó có khiến cho da bị đen sạm nếu sử dụng thời gian dài hay không?

Hà thủ ô không gây đen sạm da, nó còn có tác dụng dưỡng nhan

Hà thủ ô không gây đen sạm da, nó còn có tác dụng dưỡng nhan 1

Da sạm màu phần lớn là do tiếp xúc lâu dài với ánh nắng mặt trời không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ (trang phục, kem chống nắng) hay tránh nắng cẩn thận.

Ăn hay uống hà thủ ô không làm sạm da. Củ hà thủ ô có tính ôn, có tác dụng giải độc, cầm sốt, nhuận tràng. Sử dụng hà tủ ô có thể có tác dụng dưỡng âm, bổ huyết, có thể dùng chữa tinh huyết thiếu hụt, chóng mặt, bạc tóc sớm, đau nhức eo đầu gối, mất ngủ và hay quên, thận hư và vô sinh. Nó cũng có thể được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét, nhọt, táo bón.

Công dụng chủ chốt của hà thủ ô là bồi bổi khí huyết, có thể đẩy nhanh quá trình lưu thông máu trong cơ thể con người, thúc đẩy sự giãn nở của mao mạch, giúp da hồng hào, nhuận sắc hơn.

Hà thủ ô có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, pha trà hoặc nghiền bột uống với nước.

Hỏi đáp: Uống hà thủ ô có nóng trong không?

Làm đẹp da với hà thủ ô

Cách 1: Bột hà thủ ô hòa tan cùng mật ong

Chuẩn bị 10g hà thủ ô dạng bột, hòa tan với nước nóng, thêm 1-2 thìa mật ong và khuấy đều. Uống khi còn ấm nóng. Uống mỗi ngày 1 lần trong 20 – 25 ngày.

Làm đẹp da với hà thủ ô 1

Cách 2: Nấu hà thủ ô với đỗ đen

Chuẩn bị 1-2 lát mỏng hà thu ô khô (khoảng 5g) và 3g đậu đen. Sau đó, rửa sạch 2 nguyên liệu, ngâm đỗ đen với nước ấm khoảng 2h. Cho đỗ đen vào nồi  nấu cùng 2 lít nước, khi sôi vặn lửa nhỏ hầm cho đỗ đen nhừ ra. Sau đó, chắt lấy phần nước cốt, bỏ vào một nồi sứ mới nấu cùng hà thủ ô, sau 30 phút thì tắt bếp. Gạn bỏ bã, chắt lấy nước uống. Thực hiện mỗi ngày 1 lần, trong 15 ngày.

Lưu ý:

Theo các nghiên cứu đông y, khi dùng hà thủ ô bạn nên kiêng ăn ba loại thực phẩm là củ cải trắng, tỏi và hành.

Những món ăn chứa nhiều gia vị có tính cay, nóng như tiêu, ớt, gừng, hành tây cũng nên kiêng khi dùng hà thủ ô đỏ.

Người có huyết áp thấp và đường huyết thấp không nên dùng hà thủ ô đỏ.

Rượu hà thủ ô đỏ tuy tốt nhưng nếu lạm dụng có thể gây phản tác dụng, do đó, bạn nên dùng một cách điều độ và với đúng liều lượng.

Lưu ý khi mua hà thủ ô nên chọn kĩ vì hiện nay trên thị trường tràn lan các loại hàng giả rất khó phân biệt.

 

Tác giả: admin - 29/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Dược liệu vàng’ giúp khỏe người đẹp dáng

  • Cây hà thủ ô chữa bệnh gì

  • Phân biệt ba kích rừng và ba kích trồng

  • Tác dụng của cây tỏa dương

  • Cách chữa bệnh viêm gan B bằng cây chó đẻ

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu