Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Nghiên cứu khoa học

Trang chủ » Nghiên cứu khoa học » Kết quả điều tra kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc của đồng bào Thái, tỉnh Nghệ An

Kết quả điều tra kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc của đồng bào Thái, tỉnh Nghệ An

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Phạm Hồng Ban

Khoa Sinh, Trường Đại học Vinh

Mục lục

  • TÓM TẮT
  • ĐẶT VẤN ĐỀ
  • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  • KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    • Đa dạng về các bậc phân loại (họ, chi, loài) của các ngành thực vật được sử dụng làm thuốc
    • Đa dạng về dạng cây của các cây thuốc được người dân Thái sử dụng
    • Sử dụng cây thuốc của người dân tộc Thái ở xã Châu Lý
  • Những cây thuốc quý cần bảo vệ
  • KẾT LUẬN

TÓM TẮT

Qua điều tra thực tế đã xác định được 238 loài cây thuốc thuộc 182 chi, 80 họ thực vật được đồng bào Thái ở xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An sử dụng. Trong đó có 11 họ đa dạng nhất, nổi bật là Thầu dầu (Euphorbiaceae) 14 loài, Cúc (Asteraceae) 13 loài, Cà phê (Rubiaceae) 10 loài, và 9 chi giàu loài nhất chiếm 4,95% tổng số chi và chiếm 13,45 % tổng số loài của cả hệ, nổi bật là chi Ficus có 5 loài và chi Solanum có 5 loài. Cây thuốc thuộc 4 dạng sống chính như: cây thân thảo (28,99%), cây thân gỗ(26,89%), dây leo (22,69%) và ít nhất là cây bụi (21,43%) tổng số loài. Cây thường phân bố ở các sinh cảnh như rừng rậm, rừng thưa, rừng tái sinh, ở vườn nhà, nương rẫy, ven đường, ven bản và ở khe suối. Trong các bộ phận được sử dụng làm thuốc thì lá và cả cây được sử dụng nhiều nhất. Đã xác định được 15 nhóm bệnh khác nhau được chữa trị bằng thuốc dân tộc. Nhóm bệnh đường tiêu hóa có nhiều loài cây nhất (16,47%), chữa bệnh ngoài da (15,69%), bệnh về thời tiết (10,19%), bệnh về phụ nữ(8,63%) và bồi bổ cơ thể(14,12%) trong tổng số các loài nghiên cứu.


ĐẶT VẤN ĐỀ

Quỳ Hợp là một huyện miền núi tây Bắc tỉnh Nghệ An, xã Châu Lý nằm Cách trung tâm huyện Quỳ Hợp 14km về phía Tây, cách thành phố Vinh 135km về phía Tây Bắc. Tổng diện tích tự nhiên của xã Châu Lý là 9.334 ha, gồm 16 bản, với 6.337 nhân khẩu, trong đó có 6.210 nhân khẩu là người Thái chiếm tới 98%. Còn lại là 127 nhân khẩu người Kinh.

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Bản đồ huyện Quỳnh Hợp – Nghệ An

Kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Thái Quỳ Hợp – Nghệ An nói riêng đã có từ ngàn đời nay. Tuy nhiên, do việc khai thác sử dụng bất hợp lý nên những cây thuốc trong rừng dần dần mất đi, nhiều loài đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Để góp phần bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc, bảo tồn những kinh nghiệm phong phú và quý báu của đồng bào dân tộc thì việc triển khai đề tài” Nghiên cứu cây thuốc truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở xã Châu Lý – Quỳ Hợp – Nghệ An” nhằm kiểm kê, bổ sung và hệ thống hoá nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây là việc làm cần thiết có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • Phương pháp kế thừa: Tập hợp các tư liệu có sẵn ở địa phương nghiên cứu để xây dựng
  • Phương pháp phỏng vấn: Lập bảng và phát cho những Ông lang, bà mế đã có kinh nghiệm sử dụng
    thuốc
  • Phương pháp thu mẫu ngoài thực địa cũng như xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm, giám định tên thực vật: được tiến hành theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn, Ngô Trực Nhã, Nguyễn Thị Hạnh (2001) và Nguyễn Nghĩa Thìn (2007).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đa dạng về các bậc phân loại (họ, chi, loài) của các ngành thực vật được sử dụng làm thuốc

Kết quả điều tra cây thuốc của dân tộc Thái xã Châu Lý, Quỳ Hợp, Nghệ An: Đã xác định được 238 loài thuộc 182 chi, 80 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch là: Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Hạt trần (Pinophyta), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) (xem bảng1).

Đa dạng về các bậc phân loại (họ, chi, loài) của các ngành thực vật được sử dụng làm thuốc 1Đa dạng về các bậc phân loại (họ, chi, loài) của các ngành thực vật được sử dụng làm thuốc 2Nhận xét: 

Số liệu bảng 1 cho thấy, số lượng của các taxon họ, chi, loài trong các ngành thực vật của cây thuốc ở Châu Lý.

  • Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) với 72 họ chiếm 90,00%, 182 chi chiếm 95,61% và 225 loài chiếm 94,54% so với toàn ngành đã xác định được.
  • Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Thông (Pinophyta), chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Đa dạng các bậc phân loại của ngành Mộc lan (Magnoliophyta) thể hiện qua bảng 2.

Đa dạng về các bậc phân loại (họ, chi, loài) của các ngành thực vật được sử dụng làm thuốc 3

Nhận xét:

Số liệu bảng 2 cho thấy, lớp Mộc lan (Magnoliopsida) đóng vai trò chủ đạo với số lượng là 190 loài (84,44%); 148 chi (85,06%) và 56 họ(77,78%.). Lớp Hành với số lượng loài ít nhất chỉ chiếm 15,56% tổng số loài của ngành Mộc lan.

Tỉ lệ giữa lớp Magnoliopsida với lớp Liliopsida là: 3,5; 5,69; 5,43 nghĩa là có 3,5 họ của lớp Mộc lan thì có 1 họ lớp Hành; 5,69 chi thì có một chi lớp Hành; 5,43 loài của lớp Mộc lan thì có 1 loài lớp Hành.

Trong đó 11 họ đa dạng nhất về thành phần loài:

họ Thầu dầu (Euphorbiaceae)-14 loài

  • Cúc (Asteraceae)-13 loài
  • Cà phê (Rubiaceae)-10 loài
  • Đậu (Fabaceae), Dâu tằm (Moraceae) -9 loài
  • Hoa môi (Lamiaceae)-7 loài
  • Cà (Solanaceae), Trinh nữ(Mimosaceae), Vang (Caesalpiniaceae), Long não (Lauraceae), Na (Annonaceae) -6 loài

Có 9 chi đa dạng nhất chiếm 4,95% tổng số chi, nhưng chiếm tới 13,45% tổng số loài. Đó là: chi Ficus, Solanumcó 5 loài, Smilax có 4 loài, Hedyotis, Dioscorea, Allium, Lygodium, Thunbergia, Blumea đều có 3 loài.

Đa dạng về dạng cây của các cây thuốc được người dân Thái sử dụng

Đối với mỗi loài cây đều có sự thích nghi với môi trường và được thể hiện qua dạng thân. Vì vậy, việc
phân tích đa dạng về dạng thân của các cây thuốc định hướng cho ta thấy nguồn nguyên liệu để dễ dàng
trong việc bảo vệ, gây trồng cũng như việc khai thác và sử dụng.

Căn cứ vào những dấu hiệu thích nghi của từng loài thực vật đó để làm cơ sở phân loại dạng thân. Kết quả điều tra, phân loại và phân tích đa dạng về dạng thân của cây thuốc tại xã Châu Lý được phân ra làm 4 dạng thân khác nhau.

  • Nhóm cây được sử dụng nhiều nhất là cây thân thảo có 69 loài (28,99%) so với tổng số loài. Các cây thuộc của nhóm này thường sống dưới tán rừng, trảng cỏ, hoặc nương rẫy, ven đường; chúng tập trung ở một số họ như: họ Cúc (Asteraceae), Họ hoa tán (Apiaceae), họ Bạc hà (Lamiaceae), họ Ráy (Araceae) và họ Gừng (Zingiberaceae).
  • Nhóm thứ hai là cây thân gỗ có 64 loài (26,89%) so với tổng số loài, nhóm này chúng thường sống ở các đồi núi, rừng tái sinh, vườn nhà ở một số họ: Đào lộn hột (Anacardiaceae), Họ Na (Annonaceae), họ Núc nác (Bignoniaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cà phê (Rubiaceae) và họ Bồ hòn (Sapidaceae).
  • Nhóm cây thân leo có 54 loài (22,69%) so với tổng số loài tập trung ở các họ như: Lygodiaceae, Acanthaceae, Gnetaceae, Smilacaceae… Nhóm này gồm những cây sống ởven rừng, vùng savan, vườn nhà, vườn đồi, nương rẫy.
  • Nhóm chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm cây bụi có 51 loài (21,43%) so với tổng số loài và tập trung ở một số họ như: Melastomataceae, Malvaceae, Mimosaceae, Solanaceae…Nhóm này bao gồm những cây sống ở vùng đồi, nương rẫy, vùng savan.

Sử dụng cây thuốc của người dân tộc Thái ở xã Châu Lý

Sự đa dạng về tần số sử dụng của các bộ phận khác nhau

Khi nghiên cứu về các bộ phận thực vật sử dụng làm dược liệu của đồng bào dân tộc Thái ở xã Châu Lý ta thấy các bộ phận khác nhau được dùng với tỷ lệ khác nhau.

  • Dùng lá, có tới 113 loài (36,93%) so với tổng số bộ phận sử dụng.
  • Sử dụng cả cây với 75 loài (24,51%)
  • Sử dụng bộ phận thân, cành với 33 loài (10,78%)
  • Sử dụng bộ phận rễ với 28 loài (9,16%)
  • Còn lại là các bộ phận như: quả, hạt, củ, vỏ và hoa cũng được sử dụng tuy không nhiều.

Cách thức sử dụng từng loại nguyên liệu cùng rất khác nhau như dùng tươi hay phơi khô để sắc nước, giã tươi để bó các vết thương….

Các nhóm bệnh được người dân tộc Thái chữa trị bằng cây thuốc

Từ kinh nghiệm y học cổ truyền cho thấy một cây có thể có tác dụng với nhiều loại bệnh và ngược lại phải dùng nhiều loại cây mới chữa được một bệnh. Theo tài liệu của Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi, Đỗ Huy Bích. Chúng tôi chia việc sử dụng các cây thuốc dân tộc để chữa bệnh theo các nhóm bệnh như sau (bảng 5).

Sử dụng cây thuốc của người dân tộc Thái ở xã Châu Lý 1

Sử dụng cây thuốc của người dân tộc Thái ở xã Châu Lý 2

Nhận xét:

Kết quả bảng 5 cho thấy, các cây thuốc của người dân có thể sử dụng chữa các nhóm bệnh khác nhau, tài nguyên cây thuốc ở đây rất phong phú, đa dạng về mặt công dụng.

  • Trong đó tỷ lệ cây thuốc chữa các bệnh về đường tiêu hoá là cao nhất chiếm 16,47%
  • Bệnh ngoài da xếp thứ 2 chiếm 15,69%.
  • Xếp thứ 3 là bồi bổ sức khoẻ chiếm 14,12%.
  • Tiếp đó là các bệnh chữa do thời tiết chiếm 10,19%, chữa về đường hô hấp, chữa bệnh về xương chiếm 5,88%, chữa bệnh về động vật cắn 3,92%.
  • Còn một số công dụng chữa bệnh khác thì rất thấp.

Có thể do điều kiện tự nhiên nơi đây như: khí hậu, địa hình phức tạp… mà người dân sống ở rừng núi, họ thường gặp những bệnh về đường tiêu hoá, bệnh ngoài da và thường tìm những loài cây thuốc bổ để tăng cường sức khoẻ.

Những cây thuốc quý cần bảo vệ

Dựa vào Sách đỏ Việt Nam (Phần Thực vật), chúng tôi đã thống kê được 6 loài cây thuốc cần được ưu tiên bảo vệ, chiếm tỷ lệ 1,68% tổng số loài được sử dụng làm thuốc ở đây (bảng 6).

Những cây thuốc quý cần bảo vệ 1

Trong đó:

  • Có 4 loài trong Sách đỏ Việt Nam 2007, ở mức Nguy cấp (EN) có 1 loài là Bổ cốt toái (Drynaria fortunei), đây là loài bị khai thác mạnh không chỉ ở khu vực mà hầu như khắp các vùng trên cả nước.
  • Sẽ nguy cấp (VU) có 3 loài là: Khôi tía (Ardisia silvestris), ba gạc lá mỏng (Rauvolphia micrantha) và Bách bộ (Stemona cochinchinonsis), đây cũng là các loài cây thuốc quý đang bị khai thác mạnh.
  • Trên cơ sở thống kê này nhà nước cần quan tâm và có chính sách ưu tiên trong việc bảo tồn các loài cây thuốc quý hiếm.

Những cây thuốc quý cần bảo vệ 2
Ardisia silvestris Pitard (Khôi tía)

Những cây thuốc quý cần bảo vệ 3

Drynaria fortunei (Kuntze et Mett.) J. Sm. (Bổ cốt toái)

KẾT LUẬN

  1. Đã xác định được 238 loài với 182 chi, 80 họ của 4 ngành thực vật bậc cao là Lycopodiophyta, Polypodiophyta, Pinophyta, Magnoliophyta. Trong đó ngành Ngọc Lan ưu thế vượt trội là 225 loài chiếm 94,54% so với tổng số loài.
  2. Nhóm cây được sử dụng nhiều nhất là cây thân thảo có 69 loài, tiếp đến là cây thân gỗ có 64 loài, nhóm cây thân leo có 54 loài, nhóm chiếm tỷlệthấp nhất là nhóm cây thân bụi, thân bò có 51 loài.
  3. Bộ phận sử dụng chủ yếu là lá, có tới 113 loài, cả cây với 75 loài; thân, cành với 33 loài, rễ với 28 loài, vỏ 22 loài, quả với 16 loài, thấp nhất là củ với 8 loài.
  4. Tỷ lệ cây thuốc chữa các bệnh về đường tiêu hoá là cao nhất chiếm 16,47%, bệnh ngoài da xếp thứ 2 chiếm 15,69%; nhóm bồi bổ sức khoẻ chiếm 14,12%.;nhóm cây chữa bệnh do thời tiết chiếm 10,19%, chữa về đường hô hấp, chữa bệnh về xương chiếm 5,88%, chữa bệnh về động vật cắn 3,92%%.
  5. Có 4 loài cây thuốc ở xã Châu Lý có nguy cơ bị tuyệt chủng được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 1 loài cấp EN, 3 loài cấp VU, 2 loài được ghi trong danh lục đỏ cây thuốc. Đây là những loài cần được bảo tồn để sử dụng bền vững.

Tác giả: Lê Đào - 05/01/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: cây thuốc

Bài viết liên quan

  • Kết quả điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc của tỉnh Hà Giang

  • Đa dạng tài nguyên cây làm thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

  • Tác giả cuốn sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

  • Đặc điểm sinh học, sinh thái của loài Hoàng liên ô rô lá dày (Mahonia bealei(Fortune) Pynaert) ở Việt Nam

  • Nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Thái Nguyên

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑