Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Nghiên cứu khoa học

Trang chủ » Nghiên cứu khoa học » Đa dạng tài nguyên cây làm thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Đa dạng tài nguyên cây làm thuốc tại khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Nguyễn Thị Hải,Trần Huy Thái, Nguyễn Thế Cường,Trần Thị Thanh Vân

Tạp chí khoa học đại học Tân Trào

Mục lục

  • Đặt vấn đề
  • Đối tượng, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
    • Đối tương nghiên cứu
    • Nội dung nghiên cứu
    • Phương pháp nghiên cứu
  • Kết quả nghiên cứu và thảo luận
    • Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang
    • Đa dạng về các bậc taxon trong ngành
    • Đa dạng về bậc họ
    • Đa dạng về bậc chi
    • Nguồn gen cây thuốc quý hiếm cần được bảo vệ
    • Hình ảnh một số loài cây thuốc quý tại Na Hang
  • Kết luận

Đặt vấn đề

Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Na Hang được thành lập theo Quyết định 274/UB-QĐ ngày 09 tháng 5 năm 1994 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang, nằm trên địa bàn các xã Khâu Tinh, Côn Lôn, Sơn Phú, Thanh Tương của huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Cho đến nay, tại khu BTTN Na Hang đã có một số công trình nghiên cứu, đánh giá về bảo tồn thực vật của Hill M. và Kemp N. [10, 11].Theo Nguyễn Nghĩa Thìn & cs. (2006) [6], hệ thực vật tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang có 1162 loài thực vật, thuộc 604 chi, 159 họ của 4 ngành thực vật bậc cao có mạch; trong đó có 558 loài thực vật được ghi nhận có giá trị làm thuốc. Trần Huy Thái và cs (2012) [7, 8] về bảo tồn các loài Hoa tiên qúy hiếm và đặc hữu trong chi Hoa tiên (Asarum) ở Na Hang, Tuyên Quang. Chưa có công trình nghiên cứu tổng thể nào về tài nguyên cây thuốc tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Vấn đề nghiên cứu, đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây làm thuốc tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang nhằm đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững là vấn đề thời sự mang tính cấp thiết, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn cao.

Đặt vấn đề 1

Kiểm lâm bảo tồn thiên nhiên Na Hang, Tuyên Quang

Đối tượng, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Đối tương nghiên cứu

  • Các loài cây làm thuốc thuộc các ngành thực vật bậc cao có mạch tại khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.

Nội dung nghiên cứu

  • Đánh giá tính đa dạng cây làm thuốc bậc ngành.
  • Đánh giá tính đa dạng cây làm thuốc bậc dưới ngành (Đa dạng bậc họ, bậc chi).
  • Đánh giá nguồn gen cây làm thuốc quý, hiếm có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc

Để đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc của khu BTTN Na Hang, dựa theo phương pháp đánh giá của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [5], bao gồm:

  • Đa dạng về các taxon cây thuốc ở bậc ngành.
  • Đa dạng cây thuốc bậc họ, chi.
  • Đa dạng nguồn gen bị đe dọa.
  • Đa dạng về dạng thân.

Đánh giá đa dạng về các bậc taxon: tiến hành đánh giá tính đa dạng về thành phần loài của các taxon như sau:

  • Đánh giá đa dạng ở bậc ngành: số lượng, tỷ lệ phần trăm các họ, chi, loài của mỗi ngành.
  • Đánh giá đa dạng ở bậc lớp: số lượng, tỷ lệ phần trăm các họ, chi, loài của mỗi lớp trong ngành Mộc lan
    (Magnoliophyta).
  • Đánh giá chung bằng các chỉ số đa dạng: Chỉ số họ là số loài trung bình của mỗi họ; chỉ số chi là số loài trung bình của mỗi chi; số chi trung bình của một họ.
  • Các họ và các chi đa dạng nhất: Các họ và các chi nhiều loài nhất được lựa chọn làm nhóm đại diện, đánh giá mức độ đa dạng và thành phần của 10 họ và 10 chi đa dạng nhất.

Đánh giá về giá trị bảo tồn nguồn gen cây thuốc theo tiêu chí của Nghị định 32/2006/NĐ-CP [3], Danh lục đỏ cây thuốc (2006)[4], Sách đỏ Việt Nam (2007)[1], IUCN Red List (2014)[12]…

Phương pháp đánh giá đa dạng dạng thân

Chia dạng thân của các loài cây thuốc theo Tên cây rừng Việt Nam [2] thành:

  • Dạng cây thân gỗ: cây gỗ lớn, gỗ vừa, gỗ nhỏ.
  • Dạng thân bụi: cây bụi, nửa bụi, bụi trườn.
  • Dạng thân thảo: cây thảo 1 năm, cây thảo nhiều năm.
  • Dạng cây leo: cây thảo leo, bụi leo, cây gỗ leo.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại khu Bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Kết quả nghiên cứu tại khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã xác định được 647 loài thực vật được ghi nhận sử dụng làm thuốc, thuộc 137 họ, 4 ngành thực vật bậc cao có mạch; đó là: ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 3 loài thuộc 2 họ; ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 20 loài thuộc 12 họ; ngành Thông (Pinophyta) có 6 loài thuộc 4 họ; ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có 618 loài thuộc 119 họ.

Đa dạng về các bậc taxon trong ngành

Tính đa dạng của cây thuốc tại khu vực nghiên cứu không chỉ thể hiện ở số lượng lớn các taxon bậc ngành mà còn thể hiện ở sự phân bố của các bậc taxon trong các ngành khác nhau.

  • Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) là ngành đa dạng nhất với 618 loài (chiếm 95,52%) thuộc 410 chi (chiếm
    94,69%) và 119 họ (chiếm 86,86%)
  • Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 12 họ (8,76%), 15 chi (3,46%), 20 loài (3,09%)
  • Ngành Thông (Pinophyta) với 6 loài (0,93%) thuộc 6 chi (1,39%) và 4 họ (2,92%)
  • Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 3 loài thuộc 2 chi và 2 họ là ngành kém đa dạng nhất (chỉ chiếm 0,46% tổng số loài; 0,46% tổng số chi và 1,46% tổng số họ).

Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) là ngành có số lượng về họ, chi và loài nhiều nhất trong khu vực nghiên cứu. Do vậy, đi sâu vào phân tích về tính đa dạng của các lớp trong ngành này. Ngành Mộc lan gồm có 2 lớp: Lớp Hành (Liliopsida) và lớp Mộc lan (Magnoliopsida). Trong đó, lớp Mộc lan chiếm ưu thế hơn hẳn với số họ là 94 (chiếm 78,99%), số chi là 336 (chiếm 81,95%) và số loài 505 loài (chiếm 81,72%). Lớp Hành (Liliopsida) chiếm tỷ trọng thấp hơn hẳn, với số họ là 25 (chiếm 21,01%), số chi là 74 (chiếm 18,05%), số loài là 113 loài (chiếm 18,28%).

Theo kết quả thống kê cho thấy số lượng các taxon trong 2 lớp Mộc lan (Magnoliopsida) và Hành (Liliopsida) có sự khác biệt lớn.

Bảng 1: Thống kê 10 họ đa dạng cây thuốc nhất tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang

Đa dạng về các bậc taxon trong ngành 1
Về các chỉ số đa dạng cây thuốc tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang: Phân tích cây thuốc tại khu BTTN Na Hang, thu được các kết quả: chỉ số họ là: 4,72 (trung bình mỗi họ có gần 5 loài); chỉ số chi là 1,49 (trung bình mỗi chi có 1,5 loài); chỉ số chi trên chỉ số họ là 3,16 (trung bình mỗi họ có trên 3 chi).

Đa dạng về bậc họ

Qua quá trình nghiên cứu, đã xác định được 137 họ thực vật tại khu BTTN Na Hang, Tuyên Quang với 647
loài cây làm thuốc. Mức độ đa dạng của mỗi hệ thực vật nói chung và cây thuốc nói riêng còn được nhìn nhận ở các cấp độ dưới ngành, cụ thể là cấp độ họ, chi và loài.

Đa dạng bậc họ, người ta thường phân tích 10 họ thực vật có số loài lớn nhất khu vực nghiên cứu (Bảng 1).

  • Tại khu BTTN Na Hang, 10 họ giàu loài cây thuốc nhất chỉ chiếm 7,30% tổng số họ cây thuốc; với tổng số loài chiếm 31,68% loài và chiếm 28,64% tổng số chi của toàn bộ cây thuốc tại khu vực.

Họ có số loài nhiều nhất là họ Cúc (Asteraceae) với 32 loài, chiếm 4,95% tổng số loài cây thuốc ghi nhận được; tiếp theo là họ Cà phê (Rubiaceae) với 28 loài, chiếm 4,33%, theo sau là họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 26 loài, chiếm 4,02%; họ Dâu tằm (Moraceae) 23 loài, chiếm 3,55%; họ Bầu bí (Cucurbitaceae); họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) đều có số loài là 18, chiếm 2,78% tổng số loài; tiếp đến là họ Ráy (Araceae) có 17 loài chiếm 2,63%; họ Gừng (Zingiberaceae) với 16 loài, chiếm 2,47%; họ gai (Urticaceae) có 15 loài chiếm 2,32% và cuối cùng là họ Lúa (Poaceae) có số loài là 12, chiếm 1,85% trên tổng số loài.

Tại khu BTTN Na Hang, 10 họ cây thuốc giàu loài nhất đều thuộc các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Việt
Nam.Điều này cũng phù hợp với nhận định của Tolmachov A. L. (1974) khi nghiên cứu tính đa dạng.
Theo nhận định này thì thành phần cây thuốc ở khu BTTN Na Hang đa dạng bậc họ vì tổng số loài của 10 họ
này chiếm 31,68% nhỏ hơn 50%.

Đa dạng về bậc chi

Cây thuốc ở khu BTTN Na Hang phân bố trong 433 chi. Khi xét đến mức đa dạng chi, người ta thường xét 10
chi giàu loài nhất và sử dụng chỉ số đa dạng của tổng số chi so với tổng số họ và tổng số loài so với số chi của khu vực nghiên cứu. Áp dụng cách tính này cho số liệu ở bảng 1, ta thấy rằng sự phân bố các loài cây trong các chi là không đều nhau; chi nhiều loài nhất gồm 15 loài (Ficus), chi có ít loài nhất chỉ có 1 loài (Lycopodium, Duabanga, Manglietia, Costus…).

Chính vì vậy, 10 chi có số loài nhiều nhất được chọn ra để đánh giá mức độ đa dạng bậc chi được thể hiện ở bảng 3.5 dưới đây. Tổng số 10 chi đa dạng nhất có 59 loài, chiếm 9,12% tổng số loài cây thuốc tại khu BTTN Na Hang thì chi Ficus (Moraceae) đa dạng nhất với 15 loài, chiếm 2,32% tổng số loài. Các chi còn lại có từ 4 loài trở lên đến 7 loài.

Nguồn gen cây thuốc quý hiếm cần được bảo vệ

Tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang có sự phân bố của 30 loài cây thuốc quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng được ưu tiên bảo tồn (bảng 3.6). Cụ thể như sau:

  • Có 09 loài có tên trong Nhóm IIA thuộc NĐ 32/2006/NĐ-CP.
  • Có 23 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) – Phần II – Thực vật (16 loài được xếp ở mức Sẽ bị nguy
    cấp – VU; 07 loài xếp ở mức Đang nguy cấp – EN);
  • Có 17 loài có tên trong Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam, 2006 (10 loài xếp ở mức Sẽ bị nguy cấp – VU; 6
    loài xếp ở mức Đang nguy cấp – EN và 01 loài xếp ở mức Cực kỳ nguy cấp – CR);
  • Có 07 loài có tên trong Danh lục đỏ IUCN (2014) (06 loài xếp ở mức Ít bị nguy cấp, 01 loài xếp ở mức Sẽ nguy cấp).

Bảng 2: Danh sách các loài cây thuốc quý hiếm tại khu vực nghiên cứu

Nguồn gen cây thuốc quý hiếm cần được bảo vệ 1
Chú thích:

  • NĐ 32/2006/NĐ-CP: IIA – Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.
  • Sách Đỏ Việt Nam (2007): EN – Đang bị nguy cấp; VU – Sẽ nguy cấp.
  • Danh lục Đỏ cây thuốc (2006): EN – Đang bị nguy cấp; VU – Sẽ nguy cấp.
  • DLĐ của IUCN (2014): VU – Sẽ nguy cấp; LR – Ít nguy cấp (Lower risk; LC – Ít lo ngại (Least concern); NT – sắp bị đe dọa (Near threatened)

Hình ảnh một số loài cây thuốc quý tại Na Hang

Hình ảnh một số loài cây thuốc quý tại Na Hang 1

Hoa tiên

Hình ảnh một số loài cây thuốc quý tại Na Hang 2

Đảng sâm

Hình ảnh một số loài cây thuốc quý tại Na Hang 3

Lát hoa

Hình ảnh một số loài cây thuốc quý tại Na Hang 4

Giảo cổ lam

Hình ảnh một số loài cây thuốc quý tại Na Hang 5

Bát giác liên

Kết luận

  1. Đã xác định 647 loài thực vật được ghi nhận sử dụng làm thuốc tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, thuộc 137 họ, 04 ngành thực vật bậc cao có mạch.
  2. Về các chỉ số đa dạng cây thuốc tại khu BTTN Na Hang, tỉnh Tuyên Quang cho thấy: chỉ số họ là: 4,72
    (trung bình mỗi họ có gần 5 loài); chỉ số chi là 1,49 (trung bình mỗi chi có 1,5 loài); chỉ số chi trên chỉ số họ
    là 3,16 (trung bình mỗi họ có trên 3 chi).
  3. Tại khu BTTN Na Hang, 10 họ giàu loài cây thuốc nhất chỉ chiếm 7,30% tổng số họ cây thuốc; với
    tổng số loài chiếm 31,68% loài và chiếm 28,64% tổng số chi của toàn bộ cây thuốc tại khu vực.
  4. Tại khu BTTN Na Hang, 10 chi đa dạng nhất có 59 loài, chiếm 9,12% tổng số loài cây thuốc tại khu
    BTTN Na Hang thì chi Ficus (Moraceae) đa dạng nhất với 15 loài, chiếm 2,32% tổng số loài. Các chi còn lại có từ 04 loài trở lên đến 07 loài.
  5. Đã thống kê được sự phân bố của 30 loài cây thuốc quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng được ưu tiên
    bảo tồn.

Tác giả: Lê Đào - 06/11/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: cây thuốc

Bài viết liên quan

  • Kết quả điều tra nguồn tài nguyên cây thuốc của tỉnh Hà Giang

  • Một số tính chất, chất lượng, danh tiếng của sản phẩm củ mang chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh”

  • Điều tra phân bố và đánh giá chất lượng nguồn gen hà thủ ô đỏ

  • Những cây thuốc được sử dụng thay thế Mật gấu theo kinh nghiệm dân gian

  • Ông tiến sĩ mê cỏ cây – Võ Văn Chi

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑