Rau muống có nhiều chất sơ, giúp nhuận tràng, hỗ trợ và điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa tự nhiên. Tuy nhiên, theo Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết không phải ai ăn nhiều rau muống cũng tốt mà cần biết những lưu ý sau đây.
Không ăn rau muống nước không rõ nguồn gốc
Ăn rau muống nước dễ gây ngộ độc cho người sử dụng. Nguyên nhân chính là do hầu hết rau muống không rõ nguồn gốc được trồng tại các ao hồ có nguồn nước bị ưu nhiễm, rất bẩn. Đây là môi trường cho nhiều giun sán ký sinh.
Hơn nữa, quá trình canh tác không đòi hỏi tưới tiêu, khiến lượng thuốc trừ sâu trên thân cây ít được tẩy rửa.
Không ăn giáo muống chưa chín kỹ
Như đã nói ở trên, rau muống có chứa nhiều vi sinh vật, trứng giun, sán gây hại cho con người. Vì vậy, ăn sống rau muống hoặc ăn rau chưa chín kỹ có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Ký sinh trùng sán lá ruột lớn sống ký sinh trên các loại rau muống nước. Khi ăn rau muống này, trứng sán sẽ đi vào cơ thể và phát triển có thể gây nên cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng.
Không ăn rau muống khi đang sử dụng thuốc hoặc có vết thương hở
Rau muống có tác dụng giải độc. Vì vậy, nếu bạn đang uống thuốc đông y thì không nên sử dụng rau muống vì nó sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc. Đối với những người có vết thương hở, sử dụng nhiều rau muống sẽ tạo sẹo và các vết thịt lồi rất mất thẩm mỹ.
Không sử dụng khi đau nhức xương, khớp
Những người bị xương đau, nhức khớp, bệnh cao huyết áp cao không nên ăn nhiều rau muống. Do vậy, để gia đình có thể an tâm sử dụng rau muống như một món ăn an toàn và bổ dưỡng bạn nên chọn những loại rau muống có nguồn gốc rõ ràng.
Chọn loại rau muống có thân nhỏ đến vừa, lá nhỏ, màu xanh bình thường. Trước khi chế biến thành món ăn nên rửa nhiều lần bằng nước sạch, ngâm rau trong nước sạch hoặc nước muối để giảm các chất hóa học còn bám trên rau.