Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Nghiên cứu khoa học

Trang chủ » Nghiên cứu khoa học » Nghiên cứu đặc điểm thực vật một loài thuộc chi Stephania Lour. thu hái tại Văn Chấn – Yên Bái

Nghiên cứu đặc điểm thực vật một loài thuộc chi Stephania Lour. thu hái tại Văn Chấn – Yên Bái

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Mục lục

  • Đặt vấn đề
  • Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu
    • Nguyên liệu nghiên cứu
    • Phương pháp nghiên cứu
  • Kết quả nghiên cứu
    • Đặc điểm thực vật và giám định tên khoa học
  • Bàn luận
  • Kết luận

Đặt vấn đề

Chi Stephania Lour. (Bình vôi) là một chi lớn trong họ Tiết dê (Menispermaceae), trên thế giới có trên 100 loài, ở Trung Quốc có khoảng 37 loài và ở Việt Nam Có trên 20 loài. Nguyễn Thị Tâm đã nghiên cứu loài Stephania pierrei Diels. mọc ở Nghĩa Bình, Nguyễn Tiên Vững Tì đã nghiên cứu loài Stephania glabra (Roxb.) Miers. mọc ở Ninh Bình và loài Stephania kuinanennis H. S. Lo et M. Yang. mọc ở Lạng Sơn Nguyễn Quốc Huy đã nghiên cứu 3 loài: Stephania brachyandra Diels, Stephania dielsiana Y. C. Wu, Stephania sinica Diels 41. Hiện nay vẫn còn có nhiều loài chưa được nghiên cứu kỹ và đầy đủ về thực vật, nhất là ở khu vực tỉnh Yên Bái – Việt Nam.

Mẫu nghiên cứu có dịch màu trắng, trữ lượng khá lớn tại Yên Bái, tuy nhiên cho đến nay chưa có nghiên cứu nào xác định tên khoa học của loài bình vôi này. Nhằm góp phần hoàn chỉnh dần về mặt định loại chi này ở Việt Nam, căn cứ vào các mẫu vật thu được cũng như các kết quả điều tra và tài liệu nghiên cứu mới nhất về chi này trên thế giới 18,91, trong khuôn khổ bài báo này chúng tôi công bố kết quả nghiên cứu: Mô tả đặc điểm thực vật và giám định tên khoa học một loài bình vôi mọc tại Yên Bái.

Nguyên liệu và phương pháp nghiên cứu

Nguyên liệu nghiên cứu

  • Mẫu được thu hái tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, và được trồng tại vườn Trường Đại học Dược Hà Nội, qua 2 mùa ra hoa và quả từ năm 2014 đến nay.

Nguyên liệu nghiên cứu 1

Phương pháp nghiên cứu

  • Mô tả đặc điểm hình thái cây, phân tích cấu tạo hoa đực, hoa cái, đặc điểm quả và hạt: quan sát bằng mắt thường, kính lúp soi nổi và mô tả theo phương pháp mô tả phân tích.
  • Đối chiếu với bản mô tả ở các khóa phân loại của Thực vật chí Trung Quốc, của Nguyễn Chiều [1] và khóa phân loại của Thực vật chí Thái Lan.

Kết quả nghiên cứu

Đặc điểm thực vật và giám định tên khoa học

Cây leo, sống bám vào núi đá hay đất sỏi, sống nhiều năm. Thân mảnh, nhựa trong. Cành non màu xanh lá, cành già màu xanh đậm, hóa gỗ. Toàn cây không lông.

Rễ phình thành củ, dạng hình cầu, đôi khi méo mó hay biến dạng ít nhiều trong quá trình phát triển, hơn 1/2 củ hoặc toàn củ mọc nổi trên mặt đất,  kích thước khá lớn, màu nâu nhạt hay nâu xám, nặng từ vài kg có thể tới hàng chục kg. Vỏ củ non thường nhẵn, khi già hay bị nứt ra tạo những vết rạn và hình đa giác nhỏ không đều đặn.

Lá:

Lá đơn, mọc cách so le. Cuống lá mảnh dài 8-10 (13) cm, phình to ở gốc, màu xanh lá, cuống lá đính vào khoảng 1/5-1/3 chiều dài phiến lá. Phiến lá chất giấy, hình trứng – tam giác hay hình long, 11-13 (15) cm x 10-11 cm. Chóp lá hơi nhọn hoặc tù; gốc lá bằng, tròn hoặc hơi lõm, mép lá nguyên, hơi chia thùy, gợn sóng hoặc bất quy tắc. Hai mặt lá nhẵn, mặt trên màu xanh lá đậm, mặt dưới màu nhạt hơn, khi khô lá có màu vàng nâu. Gân hình lọng hay chân vịt, 10-12, tòa đều xuất phát từ nơi gắn cuống lá, thường nói rõ ở mặt sau lá.

Đặc điểm thực vật và giám định tên khoa học 1

Đặc điểm củ và lá loài nghiên cứu

Hoa đực:

Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa mọc ở nách lá, thường mọc sớm ở thân già không có lá hoặc các cành nhỏ, ngắn ở thân sau đó mới ra hoa ở phần ngọn thân. Hiện tượng này quan sát rõ khi cắt hết thân leo của loài nghiên cứu vào mùa ra hoa, cây sẽ ra hoa trở lại ngay tại gốc thân trước khi ra lá.

Cụm hoa đực mọc xim tán kép, cuống cụm hoa dài 6-10 cm, cấp 1 gồm 6 -12 tán kép, có cuống dài 1,5-2,5 cm; tán cấp 2 có 3-6 nhánh, trên mỗi nhánh mang 2-3 hoa.

Lá bắc màu xanh nhạt, có lá bắc ở mỗi nhánh và ở mỗi hoa, lá bắc cấp 1 dài khoảng 1,3 mm, lá bắc cấp 2 dài khoảng 1 mm, lá bắc cấp 3 dài khoảng 1 mm.

  • Cuống hoa đực dài 1-2 mm.
  • Hoa nhỏ, đường kính 2 mm.
  • Đài 6, rời hoặc dính nhau rất ít ở cuống, màu xanh lục nhạt hoặc đôi khi vàng (nếu nhiều nắng), mỏng, gân giữa cánh đài nổi rõ, xếp thành 2 vòng (3+3), 3 lá đài vòng ngoài hình mác đảo, đầu hơi tù, cong dạng thìa, 1-1,2 mm x 0,5-0,6 mm; 3 lá đài vòng trong lớn hơn và xếp xen kẽ 3 lá đài vòng ngoài, phần đỉnh rộng hơn là đài ngoài, phần gốc thót lại, 1-1,2 mm x 1 mm.
  • Tràng 3, màu hồng cam, dày, nạc, hình vỏ sò, 0,5 mm x 0,5 mm, xếp so le với 3 đài trong, 2 mép trên uốn cong vào phía trong, có 2 thể tuyến dạng đệm ở gần móng tràng. Đài và tràng mọng nước, chuyên màu nâu rất nhanh sau khi tách khỏi đề hoa.
  • Bộ nhị có chỉ nhị hàn liền thành hình trụ, 1-1,2 mm, các bao phấn hàn liền thành đĩa tròn, đường kính 0,5 mm, mép đĩa bao phấn có một cựa mật nhỏ hình chông cao khoảng 0,1mm, vành đĩa mang hạt phấn dày khoảng 0,2 mm.
  • Hạt phấn rất nhiều, hình cầu, trắng.

Đặc điểm thực vật và giám định tên khoa học 2

 

Đặc điểm hoa đực loài nghiên cứu

Hoa cái:

Cụm hoa cái dạng xim tán kép, số lượng hoa lớn hơn và dài hơn so với hoa đực, cuống cụm hoa 6-9 cm, cấp 1 gồm 12-20 tán kép, có cuống dài 1-1,5 cm; tán cấp 2 có 4-7 nhánh, trên mỗi nhánh mang 3-5 hoa.

  • Lá bắc màu xanh nhạt, có lá bắc ở mỗi nhánh và môi hoa, lá bắc cấp 1 dài khoảng 1,3 mm, lá bắc cấp 2 dài 1 mm, lá bắc cấp 3 dài 1mm.
  • Cuống hoa cái dài 2 mm.
  • Hoa nhỏ, đường kính 1,5-2 mm.
  • Bao hoa gồm 2 vòng, vòng đài phía ngoài gồm 2 đài rất mỏng, nhỏ, dài, xẻ ở mép bên cạnh, mép trên rộng, thuôn dần về phía gốc cánh đài. Bên trong là vòng tràng gồm 3 tràng hình vỏ sò, dày, xếp xen kẽ với các đài phía ngoài.
  • Tràng rời, mép quăn và hơi cụp vào phía trong.
  • Bầu trên, lệch, 0,5 mm x 0,7 mm, một ô, bên trong mang một noãn đính mép. Vòi nhụy 5, rất ngắn.

Đặc điểm thực vật và giám định tên khoa học 3

Đặc điểm hoa cái loài nghiên cứu

Quả:

Quả hạch, khi chín màu đỏ, hình trái xoan, chín từ gốc đến ngọn. Quả dài khoảng 1 cm; quả có cuống ngắn, vỏ quả ngoài trơn nhẵn, có mang dấu tích của núm nhụy, trong có một hạt.

  • Hạt hình móng ngựa, kích thước dài 5 – 8 mm, rộng 4 – 5 mm, lưng dày 2 mm; lưng hạt có ba hàng gai, các gai tù ở đỉnh, kích thước khoảng 0,5 mm, cách đều nhau một khoảng 0,5 mm; hạt có một lỗ nhỏ hình trái xoan, dài 1 mm, rộng 0,2 – 0,3 mm; hạt có nội nhũ đảo.
  • Mùa hoa tháng 3-6, mùa quả tháng 7-8.

Đặc điểm thực vật và giám định tên khoa học 4

Đặc điểm quả, hạt loài nghiên cứu

Qua các đặc điểm đã phân tích của loài nghiên cứu và tham khảo các tài liệu như khóa phân loại chi Stephania Lour. trong thực vật chí Thái Lan, tài liệu của Nguyễn Chiều [1] nhất là Thực vật chí Trung Quốc08), và tham khảo ý kiến chuyên gia, loài nghiên cứu được giám định là Stephania viridiflavens H. S. Lo & M. Yang, họ Tiết dê (Menispermaceae).

Bàn luận

Cho đến nay, loài Stephania vidiriflavens H. S. Lo & M. Yang mới chỉ được công bố phát hiện duy nhất Sơn La – Việt Nam vào năm 2002 bởi nhóm nghiên cứu của Nguyễn Chiểu và Nguyễn Tiến Vũng.

Loài Stephania vidiriflavens ở Sơn La, cũng là đối tượng nghiên cứu trong Luận văn Thạc sỹ Dược học của Vũ Xuân Giang. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ mới mô tả đặc điểm hình thái và dựa trên các kết quả phân tích về cây đực của loài nghiên cứu và kết luận là loài Stephania vidiriflavens mà chưa tìm thấy cây cái và chưa có mô tả về cây cái.

Do mẫu nghiên cứu thu hái tại Văn Chấn – Yên Bái, là địa phương có vị trí địa lý gần Trung Quốc, nên ngoài việc tham khảo khóa phân loại của Thái Lan, khóa phân loại và của Nguyễn Chiều, chúng tôi đặc biệt nghiên cứu sâu khóa phân loại chi Stephania của Trung Quốc.

Với thời gian nghiên cứu lâu, số lượng cá thể đủ lớn, chúng tôi đã thu thập đủ cây đực, cây cái, theo dõi quá trình thụ phấn, khả năng nảy mầm từ hạt của loài nghiên cứu, sau đó phân tích đặc điểm hình thái và đối chiếu với khóa phân loại của Trung Quốc, chúng tôi xác định được đường dẫn đến loài như sau: 1b-12b-19a-20b-22a-23a.1b (bao hoa cái không đều) – 12b (Vỏ quả trong có các hàng gai, cụm hoa đực và cụm hoa cái khác nhau) – 19a (vỏ quả trong có gai tù ở đỉnh, hạt có lỗ thủng) – 20b (Cuống cụm hoa và cuống các tán có lá bắc và lá bắc con) – 22a (Mép bên cánh hoa đực hơi cuốn vào phía trong – 23a (vỏ quả trong dày 5 -6 mm, cánh hoa đực lõm xuống) => Stephania viridiflavens.

Đây là lần đầu tiên mô tả đặc điểm thực vật của hoa cái và quả, hạt loài bình vôi Stephania vidiriflavens H. S. Lo & M. Yang tại Việt Nam, bổ sung nghiên cứu về loài tại Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm một loài bình vôi vào hệ thực vật của tỉnh Yên Bái.

Kết luận

Sau nhiều lần phân tích trong 2 mùa ra hoa, quả, đối chiếu với các tài liệu tham khảo, chúng tôi đã xác định tên khoa học loài bình vôi thu hái tại Yên Bái là Stephania vidiriflavens H. S. Lo & M. Yang. Loài này trước đây mới chỉ công bố được phát hiện tại Sơn La – Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu đã bổ sung thêm một hoài bình vôi vào hệ thực vật của tỉnh Yên Bái.

Nguồn: Tạp chí dược học

Tác giả: admin - 11/10/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Điều tra phân bố và đánh giá chất lượng nguồn gen hà thủ ô đỏ

  • Bổ sung một loài cây thuốc mới Canna warszewiczii A. Dietr. – cho hệ thực vật Việt Nam

  • Công bố kết quả nghiên cứu và chuyển giao kết quả chiết xuất Sâm tố nữ trong chăm sóc sắc đẹp và sinh lý nữ

  • Trái Sơ ri bổ sung nguồn vitamin C tự nhiên khổng lồ

  • Tác dụng của Sâm Việt Nam trồng trên nồng độ Interleukin-5 và Interleukin-13 trong huyết tương chuột bị gây hen bằng Ovalbumin

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑