Magdalena Timoszuk, Katarzyna Bielawska and Elzbieta Skrzydlewska
Antioxidants 2018, 7, 108; doi:10.3390/antiox7080108. Published: 14 August 2018
Mục lục
Thông tin khoa học
- Tên khoa học: Oenothera biennis L.
- Tên thường gọi: Anh thảo
- Đặc điểm mô tả:
- Cây cỏ, sống 2 năm, chiều cao thân từ 30-150 cm. Lá hình mác, dài 5-20cm, rộng 1-2,5cm. Năm thứ nhất lá mọc thành cụm tròn hình hoa thị, năm thứ 2 mọc thành hình xoắn ốc quanh thân.
- Hoa lưỡng tính, màu vàng, mọc ở ngọn. Đài 2, đầu xẻ 2 thùy có nhiều lông trắng nhỏ. Tràng 4, màu vàng, cánh tràng hình trái tim cỡ 2,5-5cm. Nhị 8, vàng mảnh; nhụy có núm tròn. Hoa chỉ nở buổi tối và lưu lại đến trưa hôm sau.
- Quả nang 4 mảnh, cỡ 2-4 cm, chứa nhiều hạt dài 1-2mm. Khi hạt trưởng thành, cách mang mở phát tán hạt .
- Hạt là thức ăn quan trọng của chim, côn trùng.
Hình ảnh cây Anh thảo
Thành phần hóa học
Chiết xuất methanol phần trên mặt đất của cây Anh thảo chứa chủ yếu là các acid phenolic và các flavonoid.
Chiết xuất lá của cây Anh thảo
- Chứa các hợp chất phenolic ( ellagitannin và acid caffeoyl tartaric) và flavonoid (quercetin glucuronide và kaempferol glucuronide).
- Các tannin có trong lá của hoa anh thảo là oenothein A và oenothein B. Các carbohydrate có trong chiết xuất bao gồm arabinose, galactose, glucose, mannose, acid galacturonic và acid glucuronic.
Rễ cây Anh thảo
- Chứa các sterol sau: sitosterol, oenotheralanosterol A, và oenotheralanosterol B. Acid triterpenes maslinic và acid oleanolic cũng có mặt trong rễ, cùng với các carbohydrate sau: arabinose, galactose, glucose, mannose, galacturonic acid và acid glucuronic.
- Các tannin sau đây cũng được tìm thấy: acid gallic, tetramethylellagic acid, oenostacin và acid 2,7,8-trimethylellagic. Các chiết xuất methanol của rễ Oenothera biennis cũng sở hữu một lượng đáng kể xanthone (9H-xanthen-9-one) và các dẫn xuất của nó/
Hạt Anh thảo chứa khoảng 20% dầu. Lượng dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tuổi của hạt giống, giống cây trồng và điều kiện sinh trưởng.
- Dầu là sự pha trộn của khoảng 13 phân đoạn triacylglycerol, trong đó sự kết hợp chủ yếu bao gồm các acid béo sau: linoleic–linoleic–linoleic (LLL, 40%), linoleic–linoleic–γ-linolenic (LLLnγ, khoảng 15%), linoleic–linoleic–palmitic (LLP, khoảng 8%), and linoleic–linoleic–oleic (LLO, khoảng 8%).
Nghiên cứu về Dầu anh thảo
Thành phần hóa học
Hạt hoa anh thảo chứa khoảng 20% dầu. Lượng dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tuổi của hạt giống, giống cây trồng và điều kiện sinh trưởng.
Thông thường, dầu hoa anh thảo được lấy từ hạt Oenothera biennis bằng cách sử dụng phương pháp ép lạnh.
- Dầu là sự pha trộn của khoảng 13 phân đoạn triacylglycerol, trong đó sự kết hợp chủ yếu bao gồm các acid béo sau: linoleic–linoleic–linoleic (LLL, 40%), linoleic–linoleic–γ-linolenic (LLLnγ, khoảng 15%), linoleic–linoleic–palmitic (LLP, khoảng 8%), and linoleic–linoleic–oleic (LLO, khoảng 8%).
- Dầu bao gồm triacylglycerol, khoảng 98%, với một lượng nhỏ các lipid khác và khoảng 1-2 % phần không xà phòng hóa.
- Dầu Anh thảo có chứa hàm lượng rất cao acid linoleic (70-74%) và acid γ-linolenic (8 -10%), và cũng chứa các acid béo khác như: acid palmitic (7-10%), acid oleic (6-11%), acid stearic (1,5–3,5%) và (lượng nhỏ hơn) acid myristic, acid oleopalmitic, acid vaccenic, acid eicosanoic và acid eicosenoic. Tỷ lệ các phospholipid chỉ khoảng 0,05% trong dầu và chứa các phospholipid sau đây: phosphatidylcholines (31,9%), phosphatidylinositols (27,1%), phosphatidylethanolamines (17,6%), phosphatidylglycerol (16,7%) và acid photphatidic (6,7%).
- Dầu Anh thảo có chứa các alcol aliphatic (không vòng), chiếm khoảng 798 mg / kg dầu, 1-tetracosanol (khoảng 237 mg / kg dầu) và 1-hexacosanol (khoảng 290 mg / kg dầu) có số lượng lớn nhất. Các triterpen chính có mặt là β-amyrin (khoảng 996 mg / kg dầu) và squalene (khoảng 0,40 mg / kg dầu). Dầu chứa một lượng nhỏ các tocopherol: α-tocopherol (76 mg / kg dầu), γ-tocopherol (187 mg / kg dầu) và δ-tocopherol (15 mg / kg dầu).
- Dầu Anh thảo cũng chứa các polyphenol, chẳng hạn như hydroxytyrosol (1,11 mg / kg dầu), vanillic acid (3,27 mg / kg dầu), vanillin (17,37 mg / kg dầu), acid p-coumaric (1,75 mg / kg dầu) và acid ferulic (25,23 mg / kg dầu) [1,2].
Tác dụng dược lý
1. Tác dụng trên da:
Tác dụng sinh học của dầu Anh thảo là nhờ các thành phần và tính chất sinh học của các thành phần trong đó. Vì các thành phần quan trọng nhất về số lượng là các axit béo không bão hòa đa (polyunsaturated fatty acids – PUFA), chủ yếu là axit linoleic (LA) và axit γ-linolenic (GLA) thuộc nhóm axit omega-6.
Linoleic acid đóng một vai trò quan trọng trong chức năng của da, đặc biệt là lớp sừng, trong đó nó là một trong những thành phần chính của lớp lipid. Người ta đã chứng minh rằng sự hiện diện của axit này ngăn ngừa da bị bong tróc và mất nước qua lớp biểu bì, đồng thời cải thiện độ mềm mại, độ đàn hồi của da và điều chỉnh quá trình keratin hóa biểu bì. Sự thiếu hụt axit linoleic, dẫn đến sự thay thế của nó bằng axit oleic. Điều này gây ra sự suy giảm đặc tính bảo vệ của lớp biểu bì.
2. Tác dụng trên sinh lý nữ:
Một tổng quan của bốn nghiên cứu lâm sàng (ba với thiết kế chéo) báo cáo những cải thiện trong các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) sau điều trị với Dầu Anh thảo. Một trong số đó, một nghiên cứu thiết kế chéo, đôi mù, đối chứng giả dược đánh giá hiệu quả của dầu hoa anh thảo ở phụ nữ có PMS. Sau 8 tuần, những cải thiện được thấy trong tất cả các triệu chứng lâm sàng chính của PMS trong cả hai nhóm. Các triệu chứng được cải thiện 60% ở những bệnh nhân được điều trị bằng dầu và 40% trong nhóm giả dược. Khó chịu và trầm cảm được cải thiện đáng chú ý trong nhóm được sử dụng dầu hoa anh thảo.
Trong một nghiên cứu không đối chứng, 196 phụ nữ với PMS nhận được hai viên nang chứa dầu hoa anh thảo (500mg dầu mỗi viên) hai lần mỗi ngày trong giai đoạn kinh nguyệt của chu kỳ kinh nguyệt. Những người phụ nữ đã cho điểm triệu chứng của họ trong chu kỳ trước khi điều trị và trong hai chu kỳ sau khi điều trị. Trong hai chu kỳ sau khi điều trị, khó chịu giảm 77%, trầm cảm 74%, đau ngực và đau 76%, nhức đầu 71% và sưng mắt cá chân 63%. Những cải tiến này rất có ý nghĩa (P <0,001) (31).
Một nghiên cứu khác không có đối chứng đánh giá hiệu quả của dầu hoa anh thảo ở 68 phụ nữ bị PMS nặng – những người đã không đáp ứng với ít nhất một chế độ điều trị khác. Bệnh nhân được điều trị với liều lượng tốt nhất của dầu hoa anh thảo, bắt đầu với hai viên nang 500mg hai lần mỗi ngày trong giai đoạn hoàng thể, lên đến bốn viên nang hai lần mỗi ngày trong toàn bộ chu kỳ nếu không có đáp ứng với điều trị. Tổng số các triệu chứng thuyên giảm đã được nhìn thấy ở 61% bệnh nhân; 23% đã thuyên giảm một phần. Trong số 36 phụ nữ bị đau ngực như một phần khó chịu do PMS, 26 người đã hồi phục giảm đau ngực, 5 người đã giảm một phần và 5 người cho thấy không có cải thiện.
3. Hội chứng tiền mãn kinh, mãn kinh:
Dựa trên các cơ sở dữ liệu MEDLINE, Scopus và Cochrane của các thử nghiệm có đối chứng (RCT) nghiên cứu về hiệu quả của các loại thuốc thảo dược trên triệu chứng nóng bừng ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Kết quả chứng minh rằng thảo dược như dầu hoa anh thảo có thể làm giảm nóng bừng và làm giảm các tác động tiêu cực của nóng bừng.
4. Tác dụng chống loét:
Dầu cũng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị hư hại bởi các chất hoại tử (0,6mol/l axit clohydric, 0,2mol/l natri hydroxit và 80% ethanol).
5. Hỗ trợ điều trị ung thư:
Dầu Hoa anh thảo (EPO) có hàm lượng acid linoleic (LA) (70% -74%) và acid γ-linolenic (GLA) rất cao (8 -10%), chính các hợp chất này có thể đóng góp vào tác dụng của dầu hoa anh thảo đối với các mô của người vì chúng là tiền thân của các eicosanoids chống viêm.
Bổ sung EPO dẫn đến sự gia tăng nồng độ trong huyết tương của acid γ-linolenic và chất chuyển hóa của nó acid dihomo γ-linolenic (DGLA). Hợp chất này bị oxy hóa bởi lipoxygenase (15-LOX) thành acid 15-hydroxyeicosatrienoic (15-HETrE) hoặc, dưới ảnh hưởng của cyclooxygenase (COX), DGLA được chuyển hóa thành các prostaglandins 1. Những hợp chất này có tác dụng chống viêm và chống tăng sinh. Hơn nữa, 15-HETrE ức chế chuyển hóa acid arachidonic (AA) thành leukotriene A4 (LTA4) bằng cách ức chế trực tiếp 5-LOX. Ngoài ra, acid γ-linolenic ức chế các chất trung gian gây viêm như interleukin 1β (IL-1β), interleukin 6 (IL-6), và cytokine – yếu tố hoại tử khối u (TNF-α). Các tác dụng có lợi của EPO đã được chứng minh trong trường hợp viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến, hội chứng Sjögren, bệnh hen suyễn và liệu pháp chống ung thư.
Trong những năm gần đây, người ta đã phát hiện ra rằng acid γ-linolenic gây độc tế bào cho các tế bào u thần kinh đệm và nó có thể tăng cường độ nhạy bức xạ gamma [35,36]. Hiệu ứng này có liên quan đến tích lũy các sản phẩm độc hại của quá trình peroxy hóa lipid, đó là gây độc tế bào cho các tế bào thần kinh đệm. Trong các tế bào ung thư chịu trách nhiệm cho các loại ung thư, sự biểu hiện quá mức của thụ thể 2 yếu tố tăng trưởng biểu bì của con người (HER-2 / neu) oncogene (gen sinh ung thư) đã được quan sát thấy. Oncogene này gây tăng sinh các tế bào nhanh chóng và không được kiểm soát. Tuy nhiên, acid γ-linolenic dẫn đến sự gia tăng nồng độ chất kích hoạt polyomavirus 3 (PEA3), một chất ức chế phiên mã thụ thể 2 yếu tố tăng trưởng biểu bì của con người (HER-2 / neu) trong các tế bào và giảm hoạt động của Prom-Her / 2 / neu, do đó làm giảm khả năng phát triển ung thư vú [37]. Do sự ức chế biểu hiện Her-2, GLA dùng cùng với transtuzumab, làm tăng quá trình apoptosis (sự chết tế bào theo chương trình) của các tế bào ung thư và do đó làm tăng hiệu quả của transtuzumab [37].
Acid γ-linolenic cũng gây ra sự gia tăng biểu hiện của gen ức chế di căn nm-23 trong các tế bào ung thư, dẫn đến ức chế sự hình thành mạch, di chuyển tế bào ung thư và di căn ung thư [38,39]. Sự hình thành của những thay đổi này cũng liên quan đến việc giảm biểu hiện của yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (VEGF), có vai trò quan trọng trong bệnh ung thư (ví dụ, trong quá trình hình thành khối u) [40]. Các dữ liệu trên cho thấy rằng dầu hoa anh thảo, một nguồn acid γ-linolenic phong phú, có tác dụng hỗ trợ trị liệu chống ung thư.
Hoa anh thảo được sử dụng từ lâu trong giới quý tộc châu Âu
Hoa anh thảo được du nhập vào châu Âu vào đầu thế kỷ 17 như một loài cây cảnh trong các vườn thực vật, mà không được công nhận về việc sử dụng cổ xưa của chúng như một loại thuốc. Tuy nhiên, các bộ lạc bản địa ở Bắc Mỹ (cụ thể là Cherokee , Iroquois , Ojibwe và Potawatomi ) đã sử dụng cây này làm thực phẩm và cây thuốc trong hàng trăm năm.
Ngày nay, hoa anh thảo chủ yếu được biết đến với công dụng làm cảnh, thực phẩm và làm thuốc.
Công dụng làm thực phẩm
- Rễ có thể được ăn sống hoặc nấu chín như khoai tây.
- Lá của hoa anh thảo có thể sử dụng từ tháng 4 đến tháng 6 khi cây chưa ra hoa. Chúng có thể được ăn sống trong món salad hoặc nấu chín như rau bina hoặc trong súp.
- Thân hoa bóc vỏ và sau đó có thể được ăn sống hoặc chiên.
- Nụ hoa có thể ăn sống trong món salad, ngâm dầu, chiên hoặc nấu súp.
- Hạt có hàm lượng protein khoảng 15%, hàm lượng dầu 24% và chứa khoảng 43% cellulose được sử dụng tương tự như mè rang và bánh ngọt.
Công dụng làm thuốc
1. Trong y học cổ truyền
Điều trị mụn nhọt:
Các bộ lạc cũng sử dụng rễ bên ngoài để điều trị mụn nhọt. Ngoài ra, chúng còn được nhai và cọ xát vào các cơ để cải thiện sức mạnh.
- Người Mỹ bản địa đã làm thuốc đắp từ cây hoa anh thảo để trị vết bầm tím và vết thương, đồng thời sử dụng nước ép từ thân và lá của nó làm thuốc bôi chữa viêm da. Lá được dùng uống để chữa các bệnh về đường tiêu hóa và viêm họng. Vào thế kỷ 17, dầu hoa anh thảo đã trở thành một phương thuốc dân gian phổ biến ở châu Âu, nơi nó được gọi là “phương thuốc chữa bệnh của vua”.
2. Trong y học hiện đại
Hỗ trợ sự phát của cơ thể:
Dầu hoa anh thảo giàu các loại axit béo thiết yếu, góp phần hình thành các khối của màng tế bào và cung cấp một loạt các hormone và các chất tương tự hormone cần thiết cho cơ thể. Do có chứa axit béo omega-6, tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo cũng cực kỳ quan trọng trong việc duy trì và phát triển các chức năng của trí não, sự tăng trưởng cùng phát triển bình thường của cơ thể.
Giảm các triệu chứng mãn kinh:
Thực phẩm chức năng từ dầu hoa anh thảo có tác dụng điều trị viêm da dị ứng (một loại bệnh chàm), viêm khớp dạng thấp, hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), đau vú, các triệu chứng mãn kinh và các bệnh khác. Dầu hoa anh thảo cũng có thể có trong các sản phẩm bôi ngoài da.
Xem thêm: Lợi ích của Pueraria mirifica (Sâm tố nữ) – Thảo dược giúp giảm các triệu chứng mãn kinh
- Dầu của hạt trưởng thành chứa khoảng 7–10% axit gamma-linolenic có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng và bệnh như bệnh chàm nội sinh , các Sjogren hội chứng , hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), viêm đa khớp , bệnh đa xơ cứng và các triệu chứng mãn kinh có thể được gây ra bởi sự thiếu hụt prostaglandin.
Cân bằng nội tiết tố:
Nhờ các axit béo thiết yếu, tác dụng của tinh dầu hoa anh thảo sẽ giúp bạn tạo ra một môi trường lành mạnh trong cơ thể để dễ thụ thai. Ngoài ra, thảo dược này còn giúp bạn giảm cân và sản sinh các hormone cân bằng. Hơn nữa, dầu hoa anh thảo khi được dùng mỗi ngày sẽ giúp tăng dịch nhầy ở cổ tử cung cũng như tăng cường chức năng trao đổi chất.
Trên đây là một số thông tin về hình ảnh, liều lượng công dụng của cây Anh thảo. Nếu cần tư vấn và tìm hiểu thêm về cây Anh thảo và các loại cây dược liệu khác bạn có thể liên hệ qua số tổng đài tư vấn 1800.1190 (miễn phí tư vấn) hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.
Tài liệu tham khảo:
- WHO monographs on selected medicinal plants, Vol 2, Oleum Oenotherae Biennis, page 217-230.
Magdalena Timoszuk, Tạp chí Antioxidants 2018, Review Evening Primrose (Oenothera biennis) Biological Activity Dependent on Chemical Composition. - R. Muggli, Tạp chí International Journal of Cosmetic Science 2005, Systemic evening primrose oil improves the biophysical skin parameters of healthy adults.
- Swapan Senapati, Tạp chí Indian J Dermatol Venereol Leprol, Evening primrose oil is effective in atopic dermatitis: A randomized placebo-controlled trial.
- Yousefi Z, Tạp chí Journal of Medicinal Plants, Impacts of Herbal Medicines on Hot Flash: A Systematic Review.
- Farah Farzaneh, Tạp chí Arch Gynecol Obstet, The effect of oral evening primrose oil on menopausal hot flashes: a randomized clinical trial.
- Saw Ohn Mar, Use of Alternative Medications for Menopause-Related Symptoms in Three Major Ethnic Groups of Ipoh, Perak, Malaysia.