Những loại cây ưa bóng trong vườn nhà bạn, có thể là những cây thuốc dễ trồng, có tác dụng chữa bệnh, tốt cho sức khỏe. Không chỉ vậy, tạo nên không gian cây xanh, mát mẻ cho ngôi nhà bạn. Dưới đây là tổng hợp một số cây ưa bóng là những cây thuốc nên dễ trồng, tiện lợi chữa bệnh nên có trong danh sách cây trồng trong vườn bạn nhé.
1. Cây rau má
- Cây rau má hay còn được gọi là Tích Tuyết Thảo hoặc Lôi Công Thảo, là loài cây một năm thân thảo.
- Cây rau má là cây ưa bóng, dễ trồng, nhanh được thu hoạch. Chỉ cần gieo hạt, tưới nước ẩm đều đặng sáng tối là cây nhanh phát triển.
- Rau má có vị đắng, có tính hàn, vào được ba kinh: Can, Tỳ và Thận. Rau má có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, tiêu viêm, giải độc. Cao rau má điều trị các vết thương nhiễm trùng, điều trị bỏng.
Tác dụng của cây rau má trong chữa bệnh:
- Hạ sốt
- Tăng cường trí nhớ
- Hỗ trợ bệnh nhân tim mạch
- Làm đẹp da
- Chữa lành vết thương
- Giảm căng thẳng, stress
- Chữa mụn nhọt rôm sảy
- Chữa táo bón…
Cây rau má
Tham khảo thêm: Danh sách 12 cây thuốc nam giúp lợi sữa rất tốt
2. Cây lô hội
- Cây lô hội hay còn được gọi là cây Nha Đam, Long Tu.
- Đây là một cây thuốc quý, cây sống dai. Lô hội là cây dễ sống cây ưa bóng râm, thường được trồng làm cảnh.
- Cây lô hội rất dễ trồng trong vườn nhà, trồng trong chậu cảnh đặt trong nhà, cây dễ phát triển trong điều kiện khô ẩm thoát nước tốt.
- Lô hội có vị đắng, tính hàn không độc dùng làm chữa bệnh và có thể làm thức ăn
Tác dụng của cây lô hội:
- Theo nhiều nghiên cứu nhựa lô hội có tác dụng chữa bệnh, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Cây lô hội dùng để điều trị viêm loét dạ dày, táo bón, chán ăn và các bệnh về tiêu hóa…
- Giúp kháng khuẩn
- Chữa lành vết thương
- Trị viêm loét dạ dày
- Trị mụn
- Làm đẹp da
- Làm thực phẩm…
Cây lô hội- nha đam làm đẹp da
Có thể bạn quan tâm: Cách trồng lô hội đạt năng suất cao
3. Rau diếp cá
- Rau diếp cá hay còn có tên gọi là Ngư Tinh Thảo, cây Lá Giấp
- Rau diếp cá thuộc loại thân cỏ nhỏ, sống lâu năm có thân rễ mọc ngầm dưới mặt đất, cây ưa bóng, mọc tốt ở những nơi ẩm ướt.
Tác dụng của cây rau diếp cá
- Theo đông y, Diếp cá có tính vị: cay, hơi có độc, hơi lạnh, vào phế kinh.
- Theo đông y, tính vị của diếp cá: Cay, hơi có độc, hơi lạnh, vào phế kinh. Có tác dụng tiêu ung thũng, tán nhiệt, chữa phế ung, ngoài dùng chữa ung thũng, vết lỡ loét, trĩ.
- Rau diếp cá có thể dùng làm món ăn như một loại rau thơm ăn kèm và có tác dụng trong chữa bệnh như trị sốt ở trẻ nhỏ, trị bệnh trĩ, táo bón khó tiêu và lợi tiểu….
Rau diếp cá giã lấy nước uống chữa bệnh
Các bài thuốc thông dụng của dau diếp cá
Chữa sốt ở trẻ nhỏ:
- 30g rau diếp cá tươi
- Đem rửa sạch, giã nát,
- Cho nửa bát nước nguội vào đun sôi.
- Để nguội rồi uống luôn 1 lần,
- Hoặc có thể dùng bã đắp vào vùng thái dương.
Chữa mụn nhọt sưng đỏ:
- Giã nát rau diếp cá sống đắp vào chỗ mụn nhọt.
- Chữa bệnh viêm phế quản:
- 20g mỗi loại lá diếp cá
- 20g cam thảo.
- Rửa sạch, đun đặc uống nhiều lần trong ngày.
Chữa chứng sốt nóng ở trẻ em:
- 20g diếp cá rửa sạch,
- Tráng qua 1 lần nước đun sôi để nguội
- Giã lấy nước chắt bỏ bã.
- Chia uống 2 lần trong ngày, dùng đến khi hết sốt.
Hoặc
- 15g rau diếp cá và
- 12g lá hương trà
- Đem rửa sạch, đun lấy nước uống
- Ngày uống 2 lần sau mỗi bữa ăn.
- Dùng uống thay nước sẽ thấy tác dụng ngay lập tức.
4. Cây Sâm đất (Thổ cao ly sâm)
Cây Thổ Cao Ly Sâm hay còn có tên gọi khác là: sâm, đông dương sâm, cao ly sâm, sâm thảo, giả nhân sâm, thổ nhân sâm.
Cây Sâm đất là loại cỏ mọc hằng năm hoặc sống dai, thân mọc thẳng, cây dễ trồng, dễ sống cây ưa bóng râm mọc hoang và được trồng nhiều nơi
Theo y học cổ truyền, thổ cao ly nhân sâm có vị ngọt, tính bình; có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận phế sinh tân. Thường dùng chữa suy nhược ốm yếu, thể hư ra nhiều mồ hôi, tỳ hư tiêu chảy, ra nhiều mồ hôi, chữa ho hen.
Ở Việt Nam và Trung Quốc nhiều nơi dùng rễ làm thuốc bổ, thuốc chữa ho dưới dạng thuốc sắc. Hoặc dùng làm thực phẩm nấu như nấu canh bình thường.
Cây sâm đất
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây sâm đất theo kinh nghiệm dân gian
Điều trị bệnh đổ mồ hôi trộm
- 60g thổ cao ly sâm
- ½ dạ dày lợn làm sạch
- Đem hầm dạ dày lợn cùng thổ cao ly sâm
Điều trị ho lâu ngày
- Cây sâm đất: 20g
- Hà thủ ô trắng: 20g
- Thông thảo: 20g
- Gà 1 con nhỏ: 400g
- Các nguyên liệu trên đem sơ chế sạch cho vào nồi hầm chung khoảng 1 tiếng rưỡi đến khi canh hầm có màu trắng sữa là ngon.
- Khi gà hầm nhừ, vớt hết váng mỡ, múc gà hầm ra bát to cả nước và cái ăn kèm với muối tiêu
5. Cây bạc hà
- Cây bạc hà còn có tên gọi khác như: Bạc hà diệp, Bà hà, Anh sinh…
- Cây bạc hà là loại cây thảo dược nhỏ thấp phổ biến trên khắp thế giới, cây ưa bóng râm, dễ trồng, có thể trồng làm cảnh trong nhà với tác dụng xua đuổi các loại muỗi, gián, kiến, ong. Cây rất dễ trồng, sinh trưởng, lan rộng nhanh chóng và ít sâu bệnh
- Cây bạc hà có rất nhiều tác dụng trong điều trị và chữa bệnh, cây quý và được coi như một loại thuốc nam chữa bệnh vô cùng phong phú.
Dưới đây là một số tác dụng chính của cây bạc hà:
- Tăng cường hệ thống miễn dịch, trị ho, cảm mạo, nhức đầu.
- Làm sạch đường hô hấp, trị viêm xoang, hen suyễn
- Khử mùi hôi trong nhà, xua đuổi côn trùng
- Chữa dị ứng, vết cắn côn trùng
- Giảm hôi miệng
- Chữa trầm cảm, làm giảm stress
- Cây bạc hà có tác dụng làm đẹp da, giảm cân
Cây bạc hà trồng chậu làm cảnh và xua đuổi côn trùng
Trên đây Tra cứu dược liệu đã giới thiệu cho các bạn một số loại cây ưa bóng râm là cây thuốc quý, có tác dụng chữa và điều trị những bệnh thông dụng nên trồng trong vườn nhà. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo những loại cây thuốc quý khác qua số tổng đài tư vấn 18001190 hoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.