Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Phúc bồn tử là gì? Công dụng tuyệt vời của phúc bồn tử

Phúc bồn tử là gì? Công dụng tuyệt vời của phúc bồn tử

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Thượng Dong

Theo nghiên cứu, trong quả Phúc bồn tử có chứa hàm lượng cao vitamin C lên đến 53,7% cùng nhiều loại vitamin K, vitamin E, các khoáng chất Mn, Mg, Cu, Zn, K, và chất xơ. Do vậy Phúc bồn tử được biết là loại quả có nhiều tác dụng tốt cho da, chống lão hóa, tăng cường sức khỏe.

Phúc bồn tử là gì? Công dụng tuyệt vời của phúc bồn tử 1

Mục lục

  • Phúc bồn tử là gì
    • Mô tả hình ảnh phúc bồn tử
    • Thành phần hóa học
  • Công dụng tuyệt vời của phúc bồn tử
    • 1. Kháng viêm, tăng cường miễn dịch, làm đẹp da
    • 2. Giúp sáng mắt, tăng cường trí nhớ
    • 3. Bổ thận, trợ dương
    • 4. Cải thiện hệ tiêu hóa
    • 5. Giúp xương cứng cáp
    • 6. Chống lão hoá
  • Các dạng chế biến của phúc bồn tử
  • Chú ý khi dùng phúc bồn tử

Phúc bồn tử là gì

  • Phúc bồn tử hay còn có tên gọi: Ngấy hương, Đùm hương
  • Tên khoa học của phúc bồn tử: Rubus cochinchinenis Tratt., thuộc họ Rosaceae.

Mô tả hình ảnh phúc bồn tử

  • Phúc bồn tử là loại cây mọc hoang ở khắp miền rừng núi nước ta, cây thường mọc ở ven rừng hay nơi đã phát quang.
  • Cây nhỡ, có rất nhiều cành vươn dài tới vài mét. Cành cây có nhiều lông, trên có nhiều gai nhỏ
  • Lá kép từ 3 đến 5 lá chét có cuốn ngắn, lá chét giữa lớn hơn cả, mép có răng cưa, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông, cuống chung đài 3-6cm, có gai.
  • Hoa mọc thành chùy nhỏ ỏ đầu cành hay kẽ lá.
  • Quả kép hình cầu, bọc trong lá đài, gồm nhiều quả hạch nhỏ. Khi chín có màu đỏ hay đen nhạt, ăn được.

Thành phần hóa học

Phúc bồn tử chứa một chất rất có ích cho sức khoẻ là axit ellagic (một dạng tannin), được xem là chất dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật (phyto-nutrients) chống oxy hoá hiệu quả nhất. Nó giúp bảo vệ màng tế bào và các cấu trúc cơ thể bằng cách trung hoà các gốc tự do.

  • Ngoài ra phúc bồn tử còn chứa nhiều hợp chất flavonoid như kaempferol, quercetin, anthocyanin. Phúc bồn tử có hàm lượng cao vitamin C (53,7%), mangan (41%), Mg, Cu, Zn, K, acid folic, omega-3, vitamin K, vitamin E, chất xơ (31%).

Theo cơ sở dữ liệu của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100g quả mâm xôi có chứa một số chất dinh dưỡng như sau:

Thành phần dinh dưỡng  Hàm lượng
Nước 85.7 g
Năng lượng 52 KCal
Chất đạm 1.2 g
Chất béo 0.65 g
Chất xơ 6.5 g
Canxi 25 mg
Magie 22 mg
Kali 151 mg
Natri 1 mg
Vitamin C 26.2 mg
Vitamin A 33 mg
Vitamin E 0.87 mg
Vitamin K 7.8 µg

 

Theo nghiên cứu:

Hợp chất Ellagitannin trong phúc bồn tử được chứng minh có tác dụng chống lão hoá 50% mạnh hơn dâu tây, gấp 3 lần trái kiwi, gấp 10 lần cà chua.

Với tác dụng hiệp lực của vitamin C và anthocyanin, khả năng chống oxy hoá và ngăn ngừa ung thư của phúc bồn tử được gia tăng gấp đôi, loại trừ được các gốc tự do làm thay đổi cấu trúc ADN của tế bào. Vitamin C và flavonoid còn góp phần kháng viêm và kháng khuẩn mạnh, và tác dụng này không bị giảm đi khi sử dụng phúc bồn tử đã được đông lạnh.

Công dụng tuyệt vời của phúc bồn tử

1. Kháng viêm, tăng cường miễn dịch, làm đẹp da

Trong phúc bồn tử có một hàm lượng lớn chất flavonoid, bởi vậy, chúng có khả năng kháng khuẩn, tiêu viêm, hạ áp, chống dị ứng…

  • Đặc biệt, phúc bồn tử có hàm lượng vitamin E, carotenoid có tác dụng giải dị ứng, tiêu viêm, thải độc, bảo vệ da chống lại các tia cực tím giảm các vết thâm nám trên da, giúp đàn hồi, tăng cường tuần hoàn ở các mao mạch ngoại vi, thúc đẩy các tế bảo collagen mới giúp da  sáng đẹp và ngăn sự rụng tóc và bạc tóc.

2. Giúp sáng mắt, tăng cường trí nhớ

Trong thành phần của phúc bồn tử có chứa một hàm lượng lớn chất chống ôxy hóa: Carotenoid, viatmin A, C, E và các khoáng tố vi lượng như CU, Zn , loại chất này khi vào cơ thể sẽ có tác dụng phòng ngừa sự ôxy hóa của võng mạc và loại trừ những gốc tự do gây hại đến võng mạc.

==> Vì vậy, phúc bồn tử được dùng làm thuốc để bảo vệ và nâng cao thị lực cũng như có tác dụng kiện não, ích trí, tăng khả năng tư duy.

2. Giúp sáng mắt, tăng cường trí nhớ 1

3. Bổ thận, trợ dương

Các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã nghiên cứu và đưa ra chứng minh, phúc bồn tử giúp cải thiện vi tuần hoàn ở dương vật, giúp thần kinh hưng phấn ở dương vật được nâng cao hơn.

Từ đó, phúc bồn tử có tác dụng tốt trong phòng chữa những trường hợp liệt dương hoặc suy giảm ham muốn… Phúc bồn tử điều trị chứng tiểu nhiều, tiểu rắt; hạn chế tình trạng tóc bạc sớm, béo phì.

4. Cải thiện hệ tiêu hóa

Phúc bồn tử chứa lượng rất cao chất xơ, đây là loại quả đứng nhất nhì trong làng trái cây thế giới. Theo tính toán, một vốc tay quả mâm xôi chứa khoảng 8g chất xơ, theo khuyến cáo về dinh dưỡng nên bổ sung 25g chất xơ mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Chất xơ cũng giúp cải thiện sức khỏe bằng cách giảm lượng cholesterol có trong máu.

5. Giúp xương cứng cáp

Trong quả phúc bồn tử chứa lượng mangan quý báu rất cần thiết cho sức khỏe. Chỉ cần 2 vốc tay quả phúc bồn tử là đủ lượng mangan cả ngày. Quả phúc bồn tử còn chứa vitamin B9 hoặc a-xít folic, đóng vai trò chủ chốt trong quá trình phân chia và tăng trưởng của tế bào.

  • Phụ nữ mang thai nên bổ sung những dưỡng chất thiết yếu này để giảm thiểu nguy cơ sinh non, suy dinh dưỡng bào thai hoặc thậm chí tạo ra thai nhi bị khuyết tật ống thần kinh (nguyên nhân dẫn đến tình trạng nứt đốt sống, não úng thủy, thai không có hộp sọ).

6. Chống lão hoá

Chất Ellagitannin có trong phúc bồn tử được chứng minh có tác dụng chống lão hoá 50% mạnh hơn dâu tây, gấp ba lần trái kiwi, gấp mười lần cà chua. Cùng với tác dụng của vitamin C và anthocyanin, khả năng chống ôxy hoá và ngăn ngừa ung thư của phúc bồn tử được gia tăng gấp đôi, loại trừ được các gốc tự do làm thay đổi cấu trúc ADN của tế bào.

Các dạng chế biến của phúc bồn tử

1. Dạng bột nhuyễn

Dạng bột nhuyễn ta có thể xay mịn từ trái phúc bồn tử khô,
Ngày uống 3 lần, mỗi lần một muỗng nhỏ bằng cách ngậm trong miệng cho tan rồi uống nước tráng.

2. Dạng mứt

Nhiều nước làm mứt đông từ trái phúc bồn tử, khi ăn phết lên bánh mì với bơ đào nhân, hạnh nhân hoặc bơ đậu phộng thành món sandwich truyền thống mà dân Bắc Mỹ gọi là PB&J (Peanut Butter and Jelly sandwich).

3. Ngâm rượu

  • Phúc bồn tử sau khi sơ chế sạch để ráo nước cho vào bình ngâm đổ đường vào quấy đều ủ 50 – 90 ngày cho lên men
  • Bóp nát chỗ phúc bồn tử lên men rồi đổ vào bình thủy tinh, đổ rượu đã chuẩn bị lên ngâm thêm 50 ngày là có thể sử dụng
  • Uống mỗi ngày 20 – 30ml, hai lần trong ngày.

Chú ý khi dùng phúc bồn tử

  • Phúc bồn tử chứa chất oxalat, ăn nhiều sẽ có nguy cơ oxalat kết tinh thành sỏi. Những người có sỏi ở thận, bàng quang hoặc túi mật tránh không nên dùng loại trái này.
  • Oxalat còn hạn chế hấp thu canxi, tuy nhiên điều này không đáng kể đối với người có bộ máy tiêu hoá tốt.

Xem thêm: Cây mật nhân với những tác dụng đáng quý

Tác giả: admin - 18/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Hà thủ ô trị yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả

  • Bí quyết thoát khỏi xơ gan từ thảo dược

  • Cách ngâm rượu ba kích tươi thơm ngon nhất

  • Củ ráy gai chữa bệnh gì

  • Những người không nên dùng nhung hươu, lưu ý cần rõ!

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑