Cây bông vải ngoài việc trồng chủ yếu để lấy xơ để dệt vải, hạt bông còn được dùng ép dầu ăn cho người (hàm lượng dinh dưỡng chỉ đứng sau dầu hướng dương) và thức ăn cho gia súc, thân cây bông làm nguyên liệu cho công nghiệp giấy, gỗ ép, làm chất đốt và làm phân xanh cải tạo đất.
Cây bông được sử dụng phổ biến trong đời sống của người dân
Mục lục
Thông tin khoa học
1. Mô tả
Cây Bông có tên khoa học là Gossypium barbadense L., thuộc họ Bông (Malvaceae)
- Cây bụi nhỏ, cao 2 – 3m. Thân cành có lông, màu tím, điểm chấm đen.
- Lá mọc so le, hình tim rộng, 3 – 5 thùy hình trứng hoặc bầu dục, thùy giữa dài, thùy bên to.
- Hoa màu vàng nhạt, cuống hoa có tuyến màu đen. tiểu đài có 5 lá bắc hoặc nhiều hơn, hình trứng rộng, có tuyến, tràng dài hơn tiểu đài.
- Quả nang, hình bầu dục, hạt hình trứng nhọn, màu vàng nhạt, sợi trắng rất dễ rụng.
- Mùa hoa quả: tháng 6 – 10.
2. Công dụng
Sợi bông là nguyên liệu chủ yếu trong công nghiệp dệt. Xơ bông rất được ưa chuộng trong công nghiệp may mặc vì có những đặc tính tốt như cách nhiệt, mềm mại, co giãn, thoáng khí…
Tại Việt Nam, nghề trồng bông đã xuất hiện trên 2.000 năm. Từ thời kỳ Pháp thuộc, Việt Nam đã sản xuất đủ để may mặc trong nước, đầu thế kỷ 20 đã xuất khẩu bông sang Nhật, Hồng Kông. Sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã có nhiều cố gắng phát triển nghề trồng bông để đáp ứng nhu cầu sợi bông nhưng diện tích và năng suất vẫn còn thấp, sản lượng chỉ mới đáp ứng 1/10 yêu cầu của công nghiệp dệt. Hiện nay, hàng năm Việt Nam còn phải nhập từ 60.000 đến 65.000 tấn bông xơ.
Bên cạnh cung cấp nguyên liệu chính cho ngành may mặc, bông còn có tác dụng:
- Hạt bông chữa lòi dom, bạch đới, phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều, ít sữa. Sau khi đẻ.
- Vỏ rễ và rễ bông chữa ho, hen suyễn, rối loạn kinh ոցuyệt, khi hư, sa tử cung.
Phương pháp trồng cây bông
1. Nhiệt độ
Nhiệt độ thích hợp nhất để cây phát triển là 25 – 30°G. ở nhiệt độ dưới 25°c cây bông phát triển chậm lại và ở nhiệt độ dưới 17°c cây bông cằn lại. Nhiệt độ quá cao 37 – 40°c cây bông rigừng phát triển.
- Trường hợp nhiệt độ cao hơn yêu cầu bình thường thì ở giai đoạn đầu cây con (trước ra nụ) sẽ thúc đẩy cây bông sinh trưởng phát triển mạnh hơn. Ớ giai đoạn hoa rộ thì sẽ làm cho khả năng thụ phấn kém, rụng nụ, đài nhiều.
2. Ánh sáng
Cây bông rất ưa ánh sáng, trong điều kiện thiếu ánh sáng cây bông phát triển chậm và cây vống lên. Nếu trong giai đoạn nụ hoa và hình thành quả mà cây bông bị thiếu ánh sáng thì sẽ xảy ra rụng đài và quả non nhiều.
Cây bông đòi hỏi ngày ngắn đêm dài.
- Trong điều kiện ngày dài thì cây bông phát triển châm, chuyển hóa sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực muộn (ra nụ, nở hoa chậm).
- Còn trong điều kiện ngày ngắn cây bông phát triển nhanh hơn, chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực cũng nhanh hom.
3. Nước tưới
- Giá đoạn 1: Ở giai đoạn cây con (trước khi ra nụ) khi diện tích lá quang hợp ít thì cây bông cần ít nước (1 ha cần bình quân 10 – 12 m3 nước).
- Giá đoạn 2: Tiếp theo giai đoạn nụ, đặc biệt là giai đoạn hoa nhu cầu về nước của cây bông tăng lên mạnh để phục vụ cho nhu cầu hình thành nụ, hoa, quả (ngựời ta tính giai đoạn nụ cần 30 – 35 m3/ha, hoa cần 90 – 100 rnVha).
- Giá đoạn 3: Đến giai đoạn nở qụả thì nhu cầu nước của cây bông giảm xuống chỉ cần 30 – 40 m3/ha. Cả vụ bông cần khoảng từ 5000 I 8000 m3 nước/ha, bằng 1/3 nhu cầu nước của cây lúa.
Mô hình trồng cây bông ở một số vùng dân tộc thiểu số
4. Đất và dinh dưỡng
Cây bông trồng được trên các loại đất có thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp, có độ mùn từ trung bình trở lên, pH thích hợp nhất cho cây bông là 6,5. Cây bông cho năng suất cao khi đất đầy đủ dinh dưỡng cung cấp cho cây bông sinh trưởng và phát triển.
Ngoài phân bón đa lượng NPK cung cấp qua bộ rễ, cây bông còn có nhu cầu lớn về phân vi lượng bổ sung qua rễ hoặc lá.
Phân đạm
Phân đạm là dinh dưỡng cây bông cần để sinh trưởng phát triển, đồng thời đạm là thành phần cấu tạo các • chất protein, diệp lục tố, acid nucleotit và các loại men.
Nếu cung cấp đạm đầy đủ có tác dụng làm tăng diện tích lá, tăng hàm lượng protein trong thịt lá, tăng tổng hợp diệp lục, tăng khả năng quang hợp. Đồng thời các hoạt động sinh lý mạnh lên – rễ, thân, lá cây bông sinh trưởng tốt, phát dục nhanh, thời kỳ đậu quả hữu hiệu cao. Ngoài ra còn làm cho chiều dài xơ tăng, hàm lượng protein và hàm lượng dầu trong hạt cao.
- Nếu thiếu đạm cây bông sinh trưởng chậm, mọc thấp, lá nhỏ, màu nhạt, số cành quả ít, bông rụng nụ, đài nhiều, tàn lụi sớm, quả bé, trọng lượng nhẹ.
Phân lân
Là nguyên tố quan trọng tạo nên protein – acid amin và ATP cung cấp năng lượng cho cây, có tác dụng làm tăng trưởng phát dục của cây, tăng khả năng vận chuyển dinh dưỡng trong cây, thúc đẩy phát triển bộ rễ thời kỳ cây con.
- Thời kỳ 45 – 50 ngày sau gieo lân thúc đẩy quá trình sinh trưởng dinh dưỡng chuyển nhanh sang sinh trưởng sinh thực, cây bông sớm ra nụ hoa. Ở thời kỳ sau thì lân xúc tiến hạt bông mau chín, tãng hàm lượng dầu trong hạt, tãng khối lượng quả, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh, chống rét, chống phèn, mặn cho cây bông.
Kali
Kali giúp cho cây chắc khỏe, tăng tỷ lệ đậu hoa quả, tăng khả năng vận chuyển đạm tự do thành đạm protit về hoa quả. Kali có trong dịch tế bào, tạo áp suất thẩm thấu để cây hút dinh dưỡng.
- Kali còn làm tăng hàm lượng xenlulo trong cây tăng khả năng tổng hợp đường, tăng khả năng chống chịu hạn, chống nhiệt độ cao và kháng bệnh.
Ngoài các nguyên tố đa lượng (NPK) cây bông còn cần một số yếu tố trung lượng và vi lượng như: s, Mg, Ca, Zn, B, Cu, Na, clorua v.v… Các nguyên tố này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến số quả trên cây và năng suất bông hạt.