Mục lục
Mô tả
- Cây thủy sinh, sống hàng năm, có thân rễ ngắn mọc đứng. Lá mọc thành túm, có cuống dày, mọng nước, xốp và dài, phiến không sinh sản nổi hay mọc đứng, xẻ lông chim hai lần rất sâu ở cây trưởng thành, trông giống lá rau cần ta; các thuỳ dài ngắn không đều, rất hẹp, đầu nhọn; phiến sinh sản có các đoạn co lại, hình dải có gân dọc, mép cong lại.
- Túi bào tử hình cầu, không cuống; bào tử hình bốn cạnh, màu vàng nhạt.
- Mùa sinh sản : tháng 6-8.
Phân bố, sinh thái
Chi Ceratopteris Brongn. có 8 loài, sống ở nước, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam chỉ có 1 loài là rau cần trôi.
Đó là loại dương xỉ mọng nước, được ghi nhận ở Thái Lan, Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam, rau cần trôi thường gặp ở vùng núi hoặc trung du với độ cao dưới 1000 m, như vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Ba Vì, Chùa Hương (Hà Tây); Lương Sơn, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Mai Châu (Hòa Bình); Thanh Sơn (Phú Thọ); Quảng Hòa, Hòa An, Thạch An (Cao Bằng) v.v… Cây thường mọc thành đám trên đất ngập nước ở bờ suối, các ruộng nước gần chân núi hoăc các vũng lầy trong thung lũng. Cây có khả năng đẻ nhánh ở gốc; ở nơi có nhiều bùn, cây sinh trưởng manh có khi tạo thành khóm lớn cao gần 1m, tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng bào tử.
Bộ phận dùng
Toàn cây, dùng tươi hoặc phơi khô.
Thành phần hóa học
Trong rau cần trôi, có Caroten (2,6 mg%), Vitamin C (7,5 mg%), các hợp chất Antherozoid, antheriđogen (Trung dược từ hải I, 1917; CA., 113. 1990 92902 y). Về chất vô cơ, Greene Way, Margaret đã xác định trong cây trồng chứa 10 ing p g1 và 31,7 mg N g (CA. 127, 1996. 8529 r).
Tính vị, công năng
Theo y học cổ truyển, rau cần trôi có vị ngọt đắng, tính hàn, có tác dụng hoạt huyết, chỉ lỵ, giải độc.
Công dụng
Rau cần trôi được dùng làm thức ăn cho gia súc. Đối với người, khi cần thiết, người ta hái lá non ăn như các loại rau cải, xào, luộc hoặc nấu canh. Còn được trổng làm cảnh trong bể nuôi cá.
Trong y học dân gian, rau cần trôi được dùng làm thuốc giải độc, chữa rắn cắn, hen suyễn. Liều dùng 15 – 30g. Sắc nước uống. Dùng ngoài, đắp tại chỗ.
Ở Trung Quốc, rau cần trôi chữa đờm tích, ho hen, ly, lâm trọc (chứng đái ra nước tiểu dục); dùng ngoài, chữa vết thương chảy máu. Ở Malaysia, Ấn Độ lá rau cần trôi là thuốc chữa các bệnh ngoài da.
Bài thuốc có rau cần trôi
- Chữa rắn độc cắn: Rau cần trôi 30g, dây thần thông 30g (tuốt hết lá). Hai thứ giã nát, lấy nước uống, bã đắp. Hoặc dùng rau cần trôi 30g, rau đắng biển 30g, dây mơ lông 30g, lá mướp đắng 30g, đọt non cây sậy 20g, rau má 20g, tất cả để tươi, giã nát, lấy nước uống, bã đắp ngoài; cứ 1 giờ thay một lần (kinh nghiệm lâu đời của nhân dân vùng U Minh – Minh Hải).
- Chữa hen suyễn: Rau cần trôi, rễ tầm sét, hoa cúc vạn thọ, nhân trần, thài lài tía, rễ bạch đồng nữ, tinh tre mỡ, các vị lượng bằng nhau (20 – 30g). sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày (kinh nghiệm của nhân dân vùng dồng bằng sông Cửu Long).
Nguồn : Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam .