Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Bài thuốc hỗ trợ trị loãng xương

Bài thuốc hỗ trợ trị loãng xương

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Loãng xương là hiện tượng xương liên tục mỏng dần, đồng thời mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần khiến xương trở nên giòn hơn. Loãng xương là nguyên nhân phổ biến gây ra gãy xương ở phụ nữ trong giai đoạn sau mãn kinh và người cao tuổi.

Bài thuốc hỗ trợ trị loãng xương 1

Mục lục

  • 1. Nguyên nhân gây bệnh loãng xương
    • Nồng độ estrogen thấp
    • Ăn uống không đầy đủ
    • Lối sống thiếu lành mạnh
  • 2. Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương
    • Loãng xương thể thận dương hư
    • Loãng xương thể thận âm suy tổn
    • Loãng xương thể tỳ hư
    • Loãng xương thể huyết ứ

1. Nguyên nhân gây bệnh loãng xương

Nồng độ estrogen thấp

Trong nhiều tài liệu nghiên cứu bệnh loãng xương ở người trẻ tuổi chỉ ra rằng bệnh loãng xương xảy ra khi nồng độ estrogen trong cơ thể thấp và thường xuất hiện ở phụ nữ. Do estrogen có tác dụng bảo vệ xương nên khi nồng độ estrogen giảm sẽ khiến xương bị suy yếu.

  • Lí giải về nồng độ estrogen thấp, cho biết đối với người phụ nữ lớn tuổi thì điều này diễn ra một cách tự nhiên còn ở những người phụ nữ trẻ tuổi thì nồng độ estrogen thấp có thể xảy ra khi chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc dừng hoàn toàn.

Ăn uống không đầy đủ

Khi thiếu hụt canxi trong chế độ ăn uống sẽ làm thiếu hụt một lượng xương, lâu ngày dẫn đến bệnh loãng xương. Ngoài việc thiếu canxi, việc thiếu vitamin D cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh loãng xương.

Lối sống thiếu lành mạnh

Hiện nay do người trẻ thường ít vận động cộng thêm việc sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể như thuốc lá, bia rượi cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương.

2. Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh loãng xương

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân do ăn uống thất thường, thiếu dinh dưỡng, chân tay và toàn thân ít vận động. Tỳ vị bị tổn hại, tinh huyết thiếu hụt làm cho xương khô, tủy kém mà sinh ra bệnh. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể lâm sàng:

Loãng xương thể thận dương hư

Người bệnh có biểu hiện lưng đau gối mỏi, cơ thể yếu mệt, chân tay không có lực, lạnh lưng và lạnh chân tay, liệt dương, đầu choáng mắt hoa, tiểu đêm nhiều lần, phân lỏng…

==> Phép trị: ôn bổ thận dương, cường kiện gân cốt. Dùng 1 trong các bài thuốc:

Bài 1:

Bạch truật (sao hoàng thổ) 12g, đỗ trọng 10g, cỏ xước 16g, cây lá lốt 12g, nam tục đoạn 16g, hy thiêm 16g, hoài sơn 16g, sơn thù 12g, ba kích 16g, khởi tử 12g, cao lương khương 10g, quế 6g, thiên niên kiện 10g, cam thảo 12g.

  • Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Bài 2:

Ngưu tất 16g, nam tục đoạn 16g, ngũ gia bì 16g, cẩu tích 12g, tang ký sinh 12g, tần giao 12g, đỗ trọng 10g, quế 6g, thiên niên kiện 10g, thục địa (sao khô) 12g, dâm dương hoắc 10g, đại táo 10g, cam thảo 12g.

  • Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Loãng xương thể thận âm suy tổn

Người bệnh có biểu hiện mắt hoa, lưng gối đau mỏi, vận động chậm chạp, ù tai, mắt kém, triều nhiệt, tâm phiền, đại tiện táo kết, răng đau, tóc rụng, lợi sưng, tinh thần mệt mỏi.

==> Phép trị: tư bổ thận âm, dưỡng tinh tủy. Dùng 1 trong các bài thuốc:

Bài 1:

Hoài sơn 12g, sơn thù 12g, đương quy 12g, khởi tử 12g, tang thầm 12g, khiếm thực 12g, thục địa 12g, bạch linh 10g, đại táo 10g, hoàng bá 12g, mẫu lệ chế 16g, kim ngân hoa 10g, cỏ mực 16g, quy bản (sao) 12g, tang diệp 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.

  • Mỗi lần uống thuốc pha thêm vào 20ml mật ong.

Bài 2:

Hoài sơn 10g, sơn thù 12g, đan bì 10g, trạch tả 12g, bạch linh 10g, thục địa 12g, quy bản (sao) 12g, đương quy 12g, đỗ trọng 10g, khởi tử 12g, đại táo 10g, hắc táo nhân 16g, viễn chí 10g, cam thảo 12g.

  • Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Loãng xương thể thận âm suy tổn 1

Loãng xương thể tỳ hư

Người bệnh có biểu hiện cơ thể gầy xanh, chân tay yếu mềm, ăn ngủ kém, hay bị lạnh bụng, phân lỏng, mình mẩy nặng nề, ngại vận động, chất lưỡi nhợt, mạch trầm tế.

Dùng bài:

Bạch truật 12g, sơn tra 10g, thần khúc 12g, bán hạ 10g, hậu phác 12g, cao lương khương 10g, sa nhân 10g, lá lốt 12g, phòng sâm 12g, bạch linh 10g, chích thảo 10g.

  • Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
  • Gia giảm: nếu đau đầu mất ngủ, gia hắc táo nhân 12g, viễn chí 12g; hay sôi bụng, phân lỏng, gia quế chi 8g, sinh khương 6g; đau nhức các khớp, gia đỗ trọng 12g, tục đoạn 12g; ho hen có đờm, gia cát cánh 12g, tía tô 16g, sinh khương 6g.

Loãng xương thể huyết ứ

Người bệnh có biểu hiện đau nhức các khớp, cơ thể mỏi mệt, da sạm, chất lưỡi tía, có thể có những điểm xuất huyết, đau mình mẩy…

==> Phép trị: hoạt huyết, hóa ứ, tán kết, giảm đau.

Dùng bài:

Xuyên khung 12g, hoàng kỳ 16g, hồng hoa 10g, tô mộc 20g, ngải diệp 10g, kê huyết đằng 12g, tục đoạn 12g, phòng sâm 12g, bạch truật 12g, xa tiền 12g, uất kim 10g, hương phụ tử chế 12g, trần bì 10g, cam thảo 12g.

  • Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng: hoạt huyết, phá ứ, thông lạc, giảm đau.

Chế độ dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp, nhất là với bệnh nhân loãng xương. Ngoài việc xây dựng chế độ ăn lành mạnh, người bệnh cần kết hợp tập luyện khoa học để nhanh chóng đẩy lùi bệnh. Nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn về chế độ ăn uống cũng như luyện tập phù hợp nhất.

Xem thêm: Bệnh xương khớp nên dùng những thảo dược như thế nào?

Lương y Đình Thuấn

Tác giả: Lê Đào - 16/11/2023

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Tác dụng của hà thủ ô ngâm rượu

  • Cách chế biến và sử dụng dầu gấc

  • Tác dụng bất ngờ của củ ba kích ngâm rượu

  • Đan sâm ngâm rượu tốt cho sức khỏe

  • Rượu sâm cau, bài thuốc quý chữa xuất tinh sớm

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Truyền thông Sức khỏe là Vàng

Trụ sở chính: Thôn 3, xã Phù Lưu Tế, Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội.

  • Email: suckhoevangnguoiviet@gmail.com
  • Số điện thoại: 0243.9901436
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Bà Đàm Thị Xuyến
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑