Theo dân gian lưu truyền từ xưa đến nay, hà thủ ô có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe cũng như sắc đẹp, thẩm mĩ của con người. Tác dụng của Hà Thủ Ô được sách thuốc, tài liệu xưa ghi chép lại với nhiều tính năng và công dụng độc đáo như chữa tràng nhạc, mẩn ngứa ở đầu mặt cổ, mạnh gân cốt đẹp sắc mặt, thêm khí huyết điều trị hư lao, chữa táo bón lâu ngày… Để tìm hiểu rõ hơn tác dụng chữa bệnh của hà thủ ô đỏ lưu truyền trong gian như thế nào? Các bạn tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Củ hà thủ ô đỏ tươi
Mục lục
Hà thủ ô
- Hà thủ ô tên khoa học: Polygonum multriflorum Thumb.hay còn gọi là: Dạ giao đằng, Má ỏn, Mằn măng ón, Khua lình.
- Đây thuộc loại thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ có hình giống củ khoai lang. Lá mọc so le, hình mũi tên, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; cuống dài khoảng 2 cam, phủ lông tơ, bẹ chìa mỏng, ngắn, có lông dài.
- Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chuỳ phân nhánh, dài hơn lá; lá bắc ngắn; hoa nhỏ nhiều, màu trắng; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.
- Quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng.
- Mùa hoa: tháng 9 -11; mùa quả: tháng 12 – 2.
Xem tham khảo: Hình ảnh nhận dạng cây hà thủ ô
Củ hà thủ ô có tác dụng gì
Theo đông y, củ hà thủ ô đỏ có nhiều tác dụng như sau:
- Tăng cường, bồi bổ sức khỏe
- Giải nhiệt, lợi tiểu, di tinh, chữa sốt rét lâu ngày, khí huyết suy nhược, giải nhiệt và lợi tiểu
- Trị ngoài da: viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm gavut ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu.
- Tốt cho tim mạch, khả năng miễn dịch:
- Giải độc, tiêu viêm, nó còn có tác dụng đối với bệnh tăng đường máu.
- Kháng khuẩn, nhuận tràng, giải độc, tăng khả năng chống rét của cơ thể, chống lão hóa và giúp trẻ hóa da.
- Kéo dài tuổi thọ
Xem thêm: Những tác dụng chính của hà thủ ô
Tác dụng chữa bệnh của hà thủ ô đỏ
Chữa táo bón, đi ngoài ra máu
Bình thường người bị táo bón có thể được bác sĩ tư vấn uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm rau củ quả chứa nhiều chất xơ, vận động nhiều hơn để tăng nhu động ruột… nhưng chỉ giảm bớt được phần nào chứ không khỏi. Nhiều người kiên trì dùng hà thủ ô đỏ liên tục từ 3 – 4 tháng thì hết táo bón và một điều mà ai cũng biết không bị táo bón sẽ không bị chảy máu và búi trĩ sẽ tự phục hồi và co lên (tác dụng tốt đối với trĩ độ 2 – còn bạn bị trĩ độ 4 thì nên đi cắt bỏ càng sớm càng tốt).
Bài thuốc:
- Hà Thủ Ô (dạng bào chế)
- Vừng Đen
- Hoa Hòe (sao đen)
Sau 1 tuần – 10 ngày điều trị chứng táo bón đi ngoài ra máu giảm 75- 80% trong 4 ngày đầu sử dụng. Một số bệnh nhân mắc bệnh Trĩ rất ưa dùng vì sau một thời gian dùng thấy búi trĩ có sự co hồi trở lại)
Chữa tóc rụng, bạc sớm
Cây Hà thủ ô từ xa xưa được mọi người biết đến với rất nhiều công dụng trị rụng tóc và bạc tóc hiệu quả. Với những kết quả như sau:
- Chữa rụng tóc: Dùng từ 1-2 tháng đạt kết quả khả quan trên 80%
- Chữa tóc bạc sớm: Sau khi dùng từ 3-4 tháng giảm tỉ lệ bạc tóc 20-25%
- Các chuyên gia nghiên cứu khuyên rằng nên dùng thành từng đợt trong năm để mang lại kết quả tốt nhất
Bài thuốc:
- 150 gam hà thủ ô,
- 30 hạt bạch quả
- 250 gam đậu đen,
- 100 gam vừng đen
Cách làm: Đem sao chín các nguyên liệu rồi tán nhỏ thành bột. Để nguội và cho vào lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày bạn ăn 30 gam, chia làm 2 lần. Có thể pha với nước cho dễ uống.
Tác dụng bổ huyết, chữa thiếu máu và suy nhược cơ thể
Vị thuốc Hà thủ ô có tác dụng bổ máu
- Hà thủ ô được xem là vị thuốc chữa thiếu máu hữu hiệu chỉ xếp sau Tử hà sa (Rau thai nhi – nguyên liệu tổng hợp thuốc Philatop. Hà thủ ô bổ huyết để đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng máu trong cơ thể. Đặc tính của Hà Thủ Ô tác dụng chậm nhưng có tính bền bỉ nên nó đi sâu để nuôi dưỡng phần cốt tủy của cơ thể ( tủy đỏ) nơi sản xuất ra những tế bào máu gốc đa năng sản sinh hồng cầu có giá trị ứng dụng thực tiễn rất lớn mà người xưa đã biết vận dụng từ rất sớm.
- Ứng dụng lâm sàng điều trị các chứng suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, phòng đột quỵ, phục hồi di chứng sau tai biến mạch máu não.
Bài thuốc:
- Hà thủ ô 30g,
- Gà mái 1 con,
- Gia vị vừa đủ.
Gà làm thịt, mổ bụng, rửa sạch. Hà thủ ô nghiền thành bột đựng trong túi vải buộc chặt rồi cho vào bụng gà. Tất cả đem hầm bằng nồi đất thật nhừ, chế thêm gia vị, dùng làm canh ăn trong ngày.
Hoặc:
- Hà thủ ô 20 g,
- Sơn tra 20 g.
Hai thứ thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15-20 phút là dùng được, uống thay trà hằng ngày.
Giúp kéo dài tuổi thọ
Trong tập sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” GS-TS. Đỗ Tất Lợi ghi rõ và đầy đủ về tác dụng của vị thuốc đặc biệt hợp chất Lecithine trong Hà Thủ Ô và một số hợp chất sau bào chếc có tác dụng làm giảm cholesterol, bền vững thành mạch máu, tăng cường trí nhớ và khả năng đáp ứng miễn dịch cơ thể tốt… Có thể chính những nghiên cứu này đã giải thích được những người từ xưa khi sử dụng vị thuốc Hà thủ ô có được tuổi thọ cao.
Bài thuốc
- Hà thủ ô: 60g
- Trứng gà: 3 quả
- Sắc hà thủ ô lấy nước bỏ bã rồi đập trứng vào đun chín là dùng được
Hoặc:
- Hà thủ ô: 30g
- Đại táo: 3 quả
- Gạo tẻ: 100g
- Đường đỏ: 50g
Hà thủ ô ngâm nước 2 giờ rồi sắc trong 1 giờ, bỏ bã lấy nước đem nấu với gạo và đại táo thành cháo cho thêm đường dùng trong ngày, hoặc cho Hà thủ ô 15-20g cho vào nồi đất hầm nhừ rồi cho thêm 50-100g gạo nấu tiêp thành cháo, cho thêm mật ong, ăn khi bụng đói.
Trị sốt rét, sốt li bì liên miên hại đến chân âm
- Hà thủ ô chế: 16g
- Đương quy: 12g
- Đảng sâm: 12g
- Trần bì: 12g
- Gừng nướng 12g
Tất cả các vị thuốc trên đem sắc lấy 3 bát nước uống trong ngày
Bài thuốc 2
- Hà thủ ô sống: 60g
- Sài hồ: 12g
- Đậu đen: 12g
Tất cả vị thuốc trên đem sắc nước, rồi đem phơi sương 1 đêm. Sáng hôm sau đem hâm lại cho nóng rồi uống.
Tham khảo thêm: Cách dùng hà thủ ô đơn giản, hiệu quả
Những chú ý khi dùng hà thủ ô chữa bệnh
- Khi dùng hà thủ ô nên chú ý chế độ ăn uống, hạn chế ăn những gia vị cay nóng: ớt, hồ tiêu, hành, tỏi…
- Những trường hợp tiền sử bệnh huyết áp thấp, đường huyết thấp, thể đạm thấp, đại tiện lỏng không nên sử dụng.
- Với trẻ em, không nên sử dụng hà thủ ô bởi hàm lượng dược chất khá cao, cơ thể trẻ em chưa hoàn tiện, không thể kích ứng kịp
- Hà thủ đô đỏ có thể gây ra một số phản ứng phụ bao gồm: buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, tiêu chảy, nhuận tràng (dùng lâu dài), phản ứng quá mẫn cảm với các thành phần có trong hà thủ ô đỏ.
- Hà thủ ô có hoạt tính estrogen thực vật khá cao, dễ gây kích thích khối u phát triển và khối ung thư tái phát. Vì thế, những người có tiền sử bị ung thư hay đang điều trị ung thu vú hoặc tử cung không nên dùng.
- Những bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật cũng không được dùng hà thủ ô vì nó gây hạ đường huyết, dẫn đến tử vong.
- Hà thủ ô chưa qua chế biến vẫn còn hoạt chất anthraglucosid gây nhuận tràng mạnh trong hà thủ ô có thể gây ra tiêu chảy mạnh, làm giảm hấp thụ kali, gây rối loạn điện giải khiến cơ thể bị yếu, thần kinh cảm giác bị rối loạn, người bệnh có cảm giác bị tê bì hay như kiến bò, chân tay không thật…
Hà thủ ô là loại dược liệu quý, có nhiều công dụng tốt với sức khỏe con người, tuy nhiên không nên sử dụng tùy tiện hà thủ ô cũng như có những cách bào chế tùy tiện khi chưa tham khảo ý kiến của thầy thuốc và bác sĩ, những người có chuyên môn, tránh gây những hậu quả đáng tiếc.