Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Cách lấy mật ong dú – để lấy được mật ngon, không hại ong

Cách lấy mật ong dú – để lấy được mật ngon, không hại ong

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Mật ong dú có hương vị thơm ngon đặc trưng và giàu dinh dinh dưỡng nên có giá cao gấp nhiều lần so với mật ong thường. Chính vì vậy, mô hình nuôi ong dú đang trở thành xu hướng mới, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Vậy làm thế nào để nuôi ong dú hiệu quả và thu hoạch được nhiều mật? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này.

Mục lục

  • Mùa nào nên thu hoạch mật ong dú?
  • Cách lấy mật ong dú
  • Tìm hiểu thêm về cách nuôi ong dú
    • Điều kiện thời tiết và vùng miền phù hợp nuôi ong dú
    • Chọn đàn ong giống
    • Chuẩn bị chuồng nuôi
    • Chọn địa điểm nuôi
    • Chuẩn bị dụng cụ nuôi
    • Phương pháp tạo ong chúa
    • Quản lý đàn ong
    • Cách tách đàn mật ong dú

Mùa nào nên thu hoạch mật ong dú?

Mùa nào nên thu hoạch mật ong dú? 1

Mùa ra mật của ong dú thường tập trung vào các mùa hoa nở rộ. Điều này có nghĩa là thời điểm thu hoạch mật ong dú có thể khác nhau tùy thuộc vào vùng miền và loại hoa chủ yếu trong khu vực nuôi ong.

Thông thường, mùa ra mật của ong dú là vào các tháng cuối mùa mưa đến đầu mùa xuân. Đây là khoảng thời gian nhiều loài hoa bắt đầu nở rộ, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho ong.

Mùa nào nên thu hoạch mật ong dú? 2

Ở các tỉnh cuối miền Trung và miền Nam, thời điểm lý tưởng để lấy mật thường là từ tháng 3 – 5, lúc này ong cho  mật ngọt hơn. Tránh lấy mật vào các tháng mùa mưa vì lúc này vị ong sẽ chua nhiều.

Nếu khu vực nuôi ong có các loại hoa đặc biệt nở vào mùa hè hoặc mùa thu, thì đây cũng có thể là mùa ra mật.

Tuy nhiên, có một số yếu tố ảnh hưởng đến mùa ra mật của ong dú:

  • Thời tiết: Nếu thời tiết quá khô hạn hoặc mưa nhiều, nguồn hoa sẽ giảm đi, ảnh hưởng đến lượng mật ong thu được.
    Loài hoa: Mỗi loài hoa có thời gian nở khác nhau, vì vậy nguồn mật ong cũng sẽ thay đổi theo.
    Cách nuôi ong: Cách chăm sóc, quản lý đàn ong cũng ảnh hưởng đến năng suất mật ong.

Tìm hiểu: Những lợi ích tuyệt vời của mật ong dú

Cách lấy mật ong dú

Dưới đây là chi tiết hướng dẫn cách lấy mật ong dú:

1/ Đội mũ và đồ bảo hộ, sau đó lấy băng keo dán lỗ cửa tổ.

2/ Hạ thùng tổ ong và đặt ở vị trí thuận lợi để lấy mật.

3/ Mở nắp thùng và tháo miếng phim PVC trong suốt. Chỉ tháo 1/2 miếng  phim và dán cố định lại.

4/ Lấy dao để tách bánh mật từ tổ ong. Vị trí nào có phấn ong thì giữ lại. Trường hợp khi mở miệng cửa thùng nhưng ong bám nhiều ở mật không chịu bay đi thì người nuôi có thể thổi vào tổ ong hoặc dùng cán dao hoặc vật dụng phù hợp gõ vào các cạnh ngoài thùng nuôi ong để đánh động khiến ong bay ra ngoài.

5/ Sau đó dán lại phim nhựa như cũ và sau 3-4 ngày thì thay bằng miếng phim mới. Điều này là do, sau khi lấy mật, hơi nước  có thể bám lên miếng phim, nếu thay phim mới ngay thì sẽ làm cho phim bị mờ, sau khó quan sát ong bên trong. Do đó, nên để hơi nước ngưng tụ ở miếng phim cũ vài ngày sau đó bỏ và thay phim mới.

Lưu ý khi lấy mật:

Không nên lấy mật đồng thời ở 2 tổ gần sát nhau, tránh để đàn ong cạnh tranh và đánh nhau.

Nếu mở tổ thấy quá nhiều ong thì nên chia đàn, sau đó 15 ngày hoặc 1 tháng mới tiến hành lấy mật ở tổ cũ. Trường hợp nếu lấy mật ngay có thể khiến nhiều ong thợ bị chết.

Xem video hướng dẫn lấy mật ong dú ở đây:

Tìm hiểu thêm về cách nuôi ong dú

Việc thu hoạch mật ong chỉ là một phần trong chu trình nuôi ong. Để có một đàn ong khỏe mạnh và năng suất, người nuôi cần phải nắm vững những kiến thức cơ bản về sinh học của ong, cách xây dựng tổ ong, và cách chăm sóc ong trong suốt quá trình sinh trưởng. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về cách nuôi mật ong dú thì hãy đọc tiếp nội dung bên dưới nhé!

Điều kiện thời tiết và vùng miền phù hợp nuôi ong dú

Ong dú là loài ong rất thích nghi với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tuy nhiên, để đàn ong phát triển khỏe mạnh và cho năng suất cao, cần đảm bảo một số điều kiện về thời tiết và môi trường sống.

  • Nhiệt độ: Ong dú thích hợp với nhiệt độ từ 28 – 33 độ C. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ong sẽ giảm hoạt động, thậm chí có thể chết hàng loạt.
  • Độ ẩm: Độ ẩm không khí không quá cao, tránh gây ẩm mốc cho tổ ong và lây bệnh cho ong.
  • Mùa hoa: Ong dú cần nguồn thức ăn dồi dào từ phấn hoa và mật hoa. Vì vậy, việc chọn địa điểm nuôi ong gần các vùng có nhiều loài hoa quanh năm là rất quan trọng.

Các tỉnh miền Trung và miền Nam Việt Nam từ Bình Định trở vào có khí hậu nóng ẩm, nhiều nắng và có nhiều loài hoa, đây là những vùng rất thích hợp để nuôi ong dú.

Miền bắc ít thích hợp để nuôi ong dú và điều kiện chăm sóc cũng khắt khe hơn do mùa đông làm ong bị chết  nhiều, ong chỉ tạo phấn, ít mật .

Chọn đàn ong giống

Chọn đàn ong giống 1

Lựa chọn đàn ong giống từ các nhà cung cấp uy tín, có nguồn gốc rõ ràng về giống và khu vực nuôi.

Đàn ong phải khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh tật, đặc biệt là bệnh ấu trùng. Tổ ong giống có nhiều trứng và trứng phát triển từ dưới lên trên miệng thùng nuôi. Bánh tổ phải tươi, có màu vàng đẹp, chứa đầy trứng, ấu trùng, nhộng và mật phấn dự trữ. Kiểm tra nếu như ong giống đặt trong tổ mới tách đàn thì không nên chọn vì ong kém ổn định.

Chuẩn bị chuồng nuôi

Vật liệu: Thùng nuôi làm bằng gỗ khô hoặc các vật liệu cách nhiệt tốt khác là loại phổ biến nhất. Hiện nay, cũng  có một số hộ nông dân thử nghiệm nuôi ong dú trong ống nước PVC.

Kích thước: Kích thước tiêu chuẩn bên trong thùng là 46,5cm x 38cm x 24,5cm.

Cửa sổ: Mỗi thùng cần có cửa sổ để ong ra vào và thông thoáng.

Cầu ong: Cầu ong làm bằng gỗ hoặc sáp ong, có kích thước phù hợp với thùng nuôi.

Chọn địa điểm nuôi

Chọn địa điểm nuôi 1
Đối với các đàn có quy mô tối đa 100 thùng, khoảng cách giữa các đàn là 2km.

Chuồng nuôi cần đặt ở gần nơi có nhiều hoa để ong dễ dàng tìm kiếm mật và phấn hoa. Khoảng cách lý tưởng là 500-700m. Nhiều hộ gia đình nuôi ong dú kết hợp trong các khu vườn cây có tán lá cao để làm mát cho chuồng nuôi, có thể kết hợp phủ tấm giấy bạc chống nắng ở trên để giảm nhiệt độ chuồng nuôi ong vào mùa nóng.

Chọn địa điểm nuôi 2
Chọn nơi bằng phẳng, khô ráo, tránh ẩm thấp, ngập lụt và gió mạnh. Nơi đặt chuồng nuôi cần đảm bảo nhiệt độ ổn định để ong phát triển tốt.

Nếu có điều kiện, có thể xây nhà gạch nuôi ong dú, nhà nuôi ong có nhiều cửa sổ nhỏ để lắp thùng nuôi ong. Nhà gạch nuôi ong có thể tạo môi trường nhiệt độ ổn định cho ong dú phát triển, đồng thời tránh được các vấn đề bất cập về thời tiết.

Chọn địa điểm nuôi 3

Chuẩn bị dụng cụ nuôi

Chuẩn bị dụng cụ nuôi 1

  • Thùng quay mật: Dùng để tách mật ra khỏi tổ ong.
  • Dao cắt mật: Dùng để cắt bánh tổ.
  • Lưới lọc mật: Dùng để lọc mật sau khi quay.
  • Bộ gắn tầng chân: Dùng để tăng thêm không gian cho đàn ong phát triển.
  • Bộ tạo chúa: Dùng để nhân giống ong chúa.
  • Mũ lưới: Bảo vệ người nuôi khi làm việc với ong.

Phương pháp tạo ong chúa

Phương pháp tạo ong chúa 1
Ong dú chúa

Mục tiêu của việc tạo chúa là tăng số lượng đàn, đảm bảo sự ổn định của đàn nhờ việc thay thế ong chúa già, đồng thời cải thiện giống ong, tạo ra những dòng ong có năng suất cao và sức đề kháng tốt

Hiện nay có 2 phương pháp tạo chúa phổ biến đó là:

1. Tạo chúa tự nhiên:

Nguyên tắc của phương pháp này là tận dụng khả năng tự nhiên của đàn ong trong việc xây mũ chúa và nuôi dưỡng ong chúa mới.

Tạo chúa tự nhiên có ưu điểm là đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao. Nhưng nhược điểm của phương pháp này là khó kiểm soát thời gian, số lượng và chất lượng của ong chúa.

Các bước:

  • Chọn đàn: Chọn đàn ong khỏe mạnh, đông quân, có nhiều cầu tổ.
  • Kích thích: Cung cấp đủ thức ăn, tạo điều kiện cho ong xây mũ chúa.
  • Lựa chọn mũ chúa: Chọn những mũ chúa to, đều, hình dáng đẹp.
  • Gắn mũ chúa: Dùng dao sắc cắt gốc mũ chúa theo hình chữ V và gắn vào đàn cần thay chúa.

2. Tạo chúa cấp tạo:

Nguyên tắc của phương pháp này là can thiệp vào quá trình sinh sản của ong để tạo ra ong chúa theo ý muốn.

Tạo chúa cấp tạo sẽ kiểm soát được thời gian, số lượng và chất lượng ong chúa nhưng đòi hỏi kỹ thuật cao và dụng cụ chuyên dụng.

Các bước:

Chuẩn bị:

  • Đàn mẹ: Chọn đàn ong khỏe mạnh, có nguồn gen tốt.
  • Đàn nuôi dưỡng: Chọn đàn ong đông quân, không bệnh, có nhiều thức ăn dự trữ.

Dụng cụ: Quản chúa, kim di trùng, sáp vít nắp.

Tiến hành:

  • Di chuyển ấu trùng: Dùng kim di trùng cẩn thận di chuyển ấu trùng non từ ô tổ của đàn mẹ sang ô tổ đã chuẩn bị sẵn trên cầu tạo chúa.
  • Vít nắp: Dùng sáp vít nắp các ô tổ có ấu trùng đã được di chuyển.
  • Cung cấp thức ăn: Cung cấp đủ thức ăn cho đàn nuôi dưỡng.
  • Kiểm tra và thu hoạch: Sau khoảng 16 ngày, kiểm tra và thu hoạch ong chúa.

Quản lý đàn ong

Quản lý đàn ong 1

  • Kiểm tra đàn ong định kỳ để theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển và sức khỏe của đàn.
  • Bổ sung thức ăn cho ong khi nguồn thức ăn tự nhiên khan hiếm.
  • Thường xuyên vệ sinh chuồng nuôi, phòng trừ các loại bệnh thường gặp ở ong.
  • Thu hoạch mật khi bánh tổ đã chín và có đủ mật.

Cách tách đàn mật ong dú

Tách đàn ong là một kỹ thuật quan trọng trong nuôi ong nhằm mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất, giúp đàn ong phát triển mạnh mẽ hơn bằng cách giảm mật độ ong trong tổ và giảm nguy cơ lây lan bệnh tật giữa các đàn ong.

Các bước thực hiện:

Lấy thùng nuôi ong cũ và mới đặt cạnh nhau, đeo mũ bảo hộ, tiến hành mở nắp thùng tổ ong cũ.

Cách tách đàn mật ong dú 1

Lấy một chút keo ong từ tổ cũ gắn lên cửa thùng gỗ tổ mới mặt bên trong, bên ngoài  và chà quanh lỗ cửa thùng mới để ong sau khi tách đàn có thể dễ dàng định vị được tổ mới và trở lại đàn mà không bị thất lạc.

Cách tách đàn mật ong dú 2

Ở tổ cũ, nếu như quanh thùng nếu có quá nhiều keo ong thì có thể lấy bớt để tạo không gian cho đàn ong phát triển, đẻ trứng và tạo mật.

Chia đều các yếu tố sau vào hai thùng mới:

  • Cầu tổ: Chia đều các cầu tổ có mật, phấn và ấu trùng.
  • Ong thợ: Chia đều số lượng ong thợ cho hai đàn.
  • Ong chúa: Nên để ở tổ cũ vì nếu đặt qua tổ mới, ong chúa sẽ chậm đẻ trứng hơn. Nếu như muốn tạo chúa ở thùng mới thì lấy trứng chúa ở tổ cũ cấy qua.

Cách tách đàn mật ong dú 3

Sau khi tách đàn xong, dùng băng keo 2 mặt dán lên các cạnh miệng thùng tổ mới và ốp một tấm phim trong suốt để ngăn cách tổ với nắp thùng. Ong sẽ không thể bám và tạo  mật trên nắp thùng, đồng thời phim nhựa trong sẽ  giúp cho người nuôi dễ dàng quan sát sự phát triển của đàn ong mà không khiến ong bị bay đi.

Cách tách đàn mật ong dú 4

Sau khi đóng nắp thùng, di chuyển thùng nuôi mới đến vị trí đã chọn. Quan sát và điều chỉnh vị trí nếu cần thiết, đặc biệt khi sử dụng mũ chúa.

Lưu ý trước – sau khi tách đàn:

  • Thông thường 1 năm sẽ tách đàn 1 lần, nếu đàn ong sinh trưởng phát triển mạnh có thể tách đàn 2 lần/năm.
  • Nên tách đàn vào mùa ong phát triển mạnh, nguồn thức ăn dồi dào.
    Chọn ngày nắng ấm, tránh mưa gió.
    Đảm bảo cung cấp đủ thức ăn cho cả hai đàn sau khi tách.
    Sau khi tách đàn, cần quan sát kỹ đàn ong để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề phát sinh.

Đọc thêm: Số lượng ong trong một đàn ong dú thường là bao nhiêu?

Tác giả: admin - 29/10/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Ong dú

Bài viết liên quan

  • Ong dú thích hút mật của những loài hoa nào?

  • Tìm hiểu đặc điểm của ONG DÚ – Loài ong không đốt

  • Dấu hiệu nhận biết sức khỏe đàn ong Dú gặp vấn đề

  • Phòng ngừa mối đe dọa từ chim và động vật ăn thịt ong

  • Giá mật ong dú là bao nhiêu? Mua ở đâu?

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑