Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Cách ngâm rượu tỏi đúng cách để chữa bệnh

Cách ngâm rượu tỏi đúng cách để chữa bệnh

Tham vấn chuyên môn: TS. Ngô Đức Phương

Y học cổ truyền nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã dùng tỏi vào điều trị nhiều loại bệnh có kết quả tốt. Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ôn, hơi độc, vào hai kinh can và vị, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, trừ phong, thông khiếu, tiêu nhọt, tiêu đờm… Trước khi ngâm rượu, tỏi nên cắt lát mỏng hoặc đập dập để tăng hoạt tính. Rượu ngâm tỏi có thể chữa viêm khớp, viêm hô hấp, huyết áp cao… song cẩn thận với người đang sốt, nhiễm trùng chân răng, viêm xoang. 

Cách ngâm rượu tỏi đúng cách để chữa bệnh 1

Rượu tỏi được người Ai Cập sử dụng để bảo vệ sức khỏe từ lâu

Tại sao người dân Ai Cập có tuổi thọ cao, ít bệnh tật?

Vào thập kỷ 70 của thế kỷ 20, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận thấy Ai Cập là một nước nghèo, khí hậu sa mạc khắc nghiệt, nhưng sức khỏe chung của người dân lại vào loại tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ trung bình vào loại tương đối cao.

Thấy đây là một hiện tượng lạ, WHO đã cử nhiều chuyên gia y tế đến Ai Cập nghiên cứu. Các nhà y học đã chia nhau về nông thôn và thâm nhập vào các vùng có khí hậu khắc nghiệt để khảo sát, thu thập tài liệu có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật. Họ có nhận xét chung là nhà nào cũng có một hũ rượu ngâm tỏi để uống. Từ nhiều thế kỷ nay, người dân Ai Cập vẫn giữ được tập quán này.

Xem thêm: Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng dược học của tỏi (Allium sativum L.)

Nhiều nghiên cứu phân tích, người ta thấy rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh

  • Xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp)
  • Hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản)
  • Tim mạch (huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ mỡ động mạch)
  • Tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày – tá tràng)

Năm 1983, các nhà nghiên cứu Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là bệnh trĩ và tiểu đường. Họ nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao, không gây phản ứng phụ.

Những năm gần đây, các nhà khoa học ở nhiều nước đã nghiên cứu phát hiện nhiều đặc tính trị liệu quý của tỏi. Nổi bật là tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm. Tác dụng kháng virus cũng đã được nói đến. Với hệ tim mạch, những nghiên cứu mới cho thấy tỏi có tác dụng làm giảm triglycerid và hàm lượng cholesterol xấu (LDL), nhưng lại tăng cholesterol tốt (HDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu.

Theo dược sĩ Võ Hùng Mạnh, Trưởng Khoa Dược Bệnh viện Y học dân tộc cổ truyền Bình Định:

  • Tỏi có tên khoa học là Allium sativum L., thuộc họ hành tỏi Liliaceae. Trong tỏi có thành phần iốt và tinh dầu, song thành phần chủ yếu là Allicin có công dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng ký sinh trùng. Theo Đông y, tỏi ngâm rượu có thể tăng cường sức đề kháng cơ thể, chữa được nhiều bệnh.

Dược sĩ Mạnh khuyến cáo: Tỏi là một vị thuốc có tính nóng nên cần phải lưu ý khi dùng. Một số trường hợp dùng rượu tỏi chữa cao huyết áp sau khi giảm một thời gian huyết áp đã cao trở lại. Do đó, dùng rượu tỏi lâu dài cần phải linh động gia giảm tùy theo cơ địa hàn nhiệt và điều kiện của mỗi người. Sau khoảng 2 hay 3 tuần, người bệnh phải giảm dần liều dùng và lưu ý dùng liều thấp hơn đủ để duy trì hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, dùng rượu tỏi điều trị cao huyết áp và phòng ngừa bệnh tim mạch cần phối hợp với chế độ ăn nhiều chất xơ, ít chất béo bão hòa trong các loại thịt động vật và tăng cường vận động.

==> Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người. Người chuẩn bị phẫu thuật không nên dùng tỏi, vì tỏi có khả năng làm thay đổi ảnh hưởng của các thuốc chống đông máu được dùng trong giải phẫu.

Cách ngâm rượu tỏi

Cách ngâm rượu tỏi 1

Cách ngâm rượu tỏi đúng chuẩn

Cách làm:

  • Dùng 300 g tỏi, bóc vỏ và xắt lát mỏng, ngâm trong 600 g rượu trắng khoảng 40 độ.
  • Sau 2 tuần lấy rượu ra dùng, liều mỗi ngày 2 lần, mỗi lần từ 15 đến 20 giọt.
  • Nếu điều trị huyết áp, sau khi sử dụng khoảng 2 hoặc 3 tuần nên theo dõi huyết áp để giảm dần liều xuống liều duy trì.

Cũng theo dược sĩ Mạnh, khi được cắt mỏng hoặc đập dập, dưới sự xúc tác của phân hóa tố anilaza, chất alliin có trong tỏi sẽ biến thành allicin. Do đó, khi ngâm rượu thì tỏi nên cắt nhỏ hoặc càng đập nát hoạt tính càng cao. Để nguyên tép tỏi để ngâm rượu hoặc giấm sẽ ít có tác dụng hơn là làm nát.

Xem thêm: Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng chống oxy hóa của tinh dầu tỏi từ củ tỏi (Allium sativum L.)

Tác giả: admin - 17/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh

  • Tổng quan về Curcumin trong củ Nghệ

  • Cắt nhung hươu có đau không, kỹ thuật lấy nhung hươu

  • 7 cây thuốc nam chữa bệnh máu nhiễm mỡ tốt

  • Chữa bệnh bằng dược liệu Chuối hột

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu