Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Cách sử dụng bột Sắn dây hiệu quả

Cách sử dụng bột Sắn dây hiệu quả

Tham vấn chuyên môn: TS. Ngô Đức Phương

Trong những ngày hè nóng nực, người dân thường sử dụng bột Sắn dây như một thức uống giải khát giúp làm mát và giải độc cơ thể. Tuy nhiên sử dụng Sắn dây hằng ngày có tốt không hay dùng bột Sắn dây uống chín hay uống sống tốt hơn? Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp cho bạn ngay dưới đây.

Cách sử dụng bột Sắn dây hiệu quả 1

Bột sắn dây giúp thanh nhiệt và giải độc cơ thể

Mục lục

  • 1. Mô tả cây
  • 2. Phân bố, thu hái và chế biến
  • 3. Công dụng của Sắn dây
  • 4. Lưu ý cách sử dụng Sắn dây
    • Trẻ em uống bột sắn dây sống hay chín tốt hơn?
    • Phụ nữ mang thai nên uống sắn dây chín hay sống?

1. Mô tả cây

  • Sắn dây là một loại dây leo, có thể dài tới 10m, rễ phát triển to lên thành củ, nhiều bột. Thân cây hơi có lông.
  • Lá kép gồm 3 lá chét; lá chét hình trứng, bản thân lá chét lại chia thành 2-3 thuỳ rõ rệt phiến lá chét dài 7-15cm, rộng 5-12cm có lông nằm rạp trên 2 mặt lá, cuống lá chét giữa dài, cuống 2 lá chét hai bên ngắn hơn.
  • Hoa màu xanh, mọc thành chùm ở kẽ lá.
  • Quả dài 9-10cm, rộng 10mm, màu vàng nhạt, rất nhiều lông.

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang ở khắp miền rừng núi nước ta tuy nhiên không thấy khai thác cây mọc hoang. Được trồng tại khắp nơi để lấy củ ăn và chế bột sắn dây làm thuốc.

  • Từ cuối tháng 10 đến tháng 3-4 năm sau, người ta đào lấy rễ rửa sạch đất cát, bóc bỏ lớp vỏ giấy bên ngoài (cho dễ khô), cắt thành từng khúc dài 10-15cm, nếu đường kính quá to thì bổ dọc thành 2 nửa, có khi thái thành từng miếng dày 0,50-1cm, xông diêm sinh, sau đó phơi hoặc sấy khô. Nếu muốn chế bột sắn dây thì giã nhỏ, gạn lấy tinh bột, lọc đi lọc lại nhiều lần, phơi khô.

3. Công dụng của Sắn dây

Theo y học cổ truyền:

Theo dược học cổ truyền, sắn dây vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả.

  • Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như sốt do ngoại cảm, đau cổ gáy, đau đầu, sởi, sốt cao khát nước, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ, huyết áp cao, thiếu máu cơ tim, chảy máu cam, nôn ra máu, trĩ xuất huyết, tai ù tai điếc…

Theo y học hiện đại:

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, sắn dây có tác dụng dược lý khá phong phú như:

  • Hạ nhiệt
  • Cải thiện lưu lượng tuần hoàn não và động mạch vành tim
  • Làm giảm đường huyết, điều hòa rối loạn lipid máu
  • Hạ huyết áp
  • Giải độc, bảo hộ tế bào gan
  • Chống lão hóa làm đẹp da, bổ sung estrogen tự nhiên

Khả năng trị tàn nhang của sắn dây bắt nguồn từ một nhóm hoạt chất Isoflavone có trong củ sắn dây có hoạt tính Estrogen tương tự như hormon Estrogen ở người phụ nữ. Chính chất này sẽ thay thế hormone bị rối loạn, làm ổn định hoạt động của chúng, ngăn cản sự bài tiết quá nhiều các sắc tố melanin làm giảm thâm nám. Ngoài ra, Isoflavone còn là chất chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa trong cơ thể.

==> Để trị tàn nhang , bạn lấý khoảng ½ chén nước ép cà chua đem trộn đều với 1 thìa bột sắn dây. Sau khi tẩy da chết trên mặt, bạn thoa đều hỗn hợp này lên da, kết hợp massage nhẹ nhàng cho đế khi hỗn hợp khô trên da thì rửa mặt với nước ấm.

3. Công dụng của Sắn dây 1

Theo các nhà khoa học, trong thành phần của sắn dây rất giàu protein và lexithin có tác dụng kích thích sản sinh ra estrogen – nội tiết tố nữ, nhờ vậy giúp vùng ngực của phụ nữ tròn đầy và săn chắc. Phụ nữ xưa cho rằng, uống bột sắn dây vừa giúp điều hòa cơ thể sau kì nguyệt san vừa kích thích vòng một phát triển tự nhiên, giúp khuôn ngực nảy nở hơn.

Cách dùng:

  • Củ sắn dây thái phiến, phơi hoặc sấy khô, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày lấy 20 – 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
  • Khi uống, có thể pha thêm một chút đường phèn. Cũng có thể cho vào nồi sắc lấy nước uống.

4. Lưu ý cách sử dụng Sắn dây

Trẻ em uống bột sắn dây sống hay chín tốt hơn?

Thứ nhất, bột sắn dây là một dạng tinh bột lọc ra từ cây sắn dây và ở dạng “sống”, khi được quấy lên thì dễ dàng chuyển thành dịch nhão nhờ khả năng hồ hóa. Qua quá trình này, bột sắn trở nên dễ tiêu hơn.

Thứ hai, bột sắn dùng sống, theo Đông y, có tính hàn rất mạnh. Các bộ phận của trẻ em nhìn chung còn yếu ớt nên nếu dùng sống sẽ dễ bị các tác động không tốt như lạnh bụng, tiêu chảy, …

==> Quấy chín bột sắn sẽ làm cho tính hàn giảm bớt, cho các bé uống vừa dễ tiêu mà vẫn giữ được tính chất mát lành của sản phẩm

Theo các bài thuốc dân gian, trẻ em bị táo bón do cơ địa nóng hoặc do ăn nhiều đạm gây khó tiêu nên ăn bột sắn quấy chín, sau 1-2 ngày sẽ có hiệu quả. Để giúp bé ăn hào hứng hơn trong ngày hè, đa dạng món ăn cho trẻ, tránh cho trẻ bị chán ăn, bạn có thể nấu bột sắn cùng món chè ngô non, chè đậu xanh, đậu đen, chè bưởi cho bé ăn.
Trẻ em uống bột sắn dây sống hay chín tốt hơn? 1

Các món chè được chế biến từ sắn dây được nhiều người yêu thích trong những ngày hè nóng nực

Phụ nữ mang thai nên uống sắn dây chín hay sống?

Khi uống bột sắn dây cũng như những thức uống mát khác trong thai kỳ, phụ nữ mang thai cũng cần phải lưu ý:

  • Nếu cơ thể bạn đang nóng thì uống nước sắn dây là rất tốt nhưng nếu bạn thấy người mình đang lạnh, cơ thể mệt mỏi có biểu hiện tụt huyết áp thì bạn không nên uống vì sắn dây sẽ làm tăng tính lạnh của cơ thể bạn làm bạn mệt mỏi hơn, cũng có một vài lưu ý với những thai phụ bị động thai mà do dạ con co bóp nhiều thì đặc biệt không được uống nước bột sắn và các loại nước có tính hàn cao.
  • Hơn nữa cái gì nhiều quá cũng không tốt, vì thế bạn không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/1 ngày. Bạn cũng không nên uống nước sắn dây sống mà bạn nên đun chín. Bạn chỉ nên cho 1 chút đường, không nên cho quá nhiều đường vì uống đường nhiều cũng không tốt cho thai kỳ.

Tác giả: Lê Đào - 18/01/2024

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: thanh nhiệt

Bài viết liên quan

  • Công dụng của quả La hán

  • Hoa nhài giúp thanh nhiệt, chữa mất ngủ

  • Trà thảo mộc thanh lọc cơ thể và điều hòa thân nhiệt

  • Món ăn, bài thuốc từ Rau bợ nước

  • Danh sách cây thuốc nam quý, hiếm cho người Việt

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑