Tra cứu dược liệu

Từ khóa được tìm kiếm nhiều: Giảo cổ lam, Sâm cau, Hà thủ ô, Đông trùng hạ thảo

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu

Bản tin dược liệu

Trang chủ » Bản tin dược liệu » Trà thảo mộc thanh lọc cơ thể và điều hòa thân nhiệt

Trà thảo mộc thanh lọc cơ thể và điều hòa thân nhiệt

Tham vấn chuyên môn: PGS.TS Nguyễn Duy Thuần

Vào những ngày hè, cơ thể chúng ta thường xuyên bực bối, khó chịu và chảy mồ hôi. Vì vậy chúng ta luôn tìm cách để làm mát cơ thể như ở trong phòng lạnh, quạt mát, hạn chế đi ra ngoài đường,… Bên cạnh đó, chúng ta thường uống nhiều nước mát và trà thanh nhiệt là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu. 

Trà thảo mộc thanh lọc cơ thể và điều hòa thân nhiệt 1

Mục lục

  • 1. Một số trà thanh nhiệt phổ biến
    • Trà cúc hoa
    • Trà vối
    • Trà atiso
    • Trà khổ qua
    • Trà giảo cổ lam
    • Nước đậu đen
  • 2. Một số cách làm mát cơ thể

1. Một số trà thanh nhiệt phổ biến

Uống trà là một nét văn hóa của người Việt, uống trà vừa có tác dụng giải khát vừa tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật. Ngoài cây trà xanh, nhân dân còn sử dụng rất nhiều thảo dược từ thuốc nam. Mỗi loại trà dược thảo có mùi vị, tính năng, tác dụng khác nhau. Sau đây là một số trà thảo dược uống rất thơm ngon có tính phòng trị bệnh cao.

Trà cúc hoa

  • Cúc vàng, cúc trắng đều có vị ngọt, tính mát.
  • Tác dụng: mát gan, giáng hỏa, giải độc… Phòng trị các chứng đau đầu, mắt yếu, tê mỏi, mụn nhọt.

Cách dùng:  Hoa cúc phơi khô. Ngày 20-30g pha nước uống hoặc phối hợp câu kỷ, táo đỏ, cam thảo.

Trà vối

  • Cây vối nhà, vối rừng đều có vị cay đắng tính ấm.
  • Tác dụng: trị đầy bụng, khó tiêu, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng.

Cách dùng: Lá vối hoặc nụ dùng tươi hoặc khô, hoặc ủ chín lá phơi khô làm trà uống quanh năm. Ngày 40-50g nấu hoặc pha uống như trà.

Trà atiso

  • Atiso có vị ngọt tính mát.
  • Tác dụng: chữa viêm gan thận cấp mãn, viêm khớp, mụn nhọt, các bệnh liên quan do huyết nhiệt…

Cách dùng:  Hoa lá atiso rửa sạch phơi khô thái lát. Ngày 30-50g sắc hoặc pha nước sôi uống, hoặc phối hợp với các vị thuốc khác để dùng.

Trà atiso 1

 

Trà khổ qua

  • Khổ qua nhà, rừng đều có vị đắng, tính mát.
  • Tác dụng: thanh nhiệt, mát gan, chữa đái tháo đường, mụn nhọt, táo bón, sỏi gan mật…

Cách dùng: quả, hoa, rễ. Cây khổ qua nhà hoặc rừng thái lát phơi khô. Ngày 20-30g sắc hãm nước sôi uống như trà.

Trà giảo cổ lam

  • Giảo cổ lam có vị đắng, tính mát.
  • Tác dụng: tăng kháng thể, bảo vệ tế bào gan, giúp tiêu hóa, giảm huyết áp, mỡ máu, đường huyết…

Cách dùng:  Lá cây phơi khô cắt nhỏ. Ngày 10-12g sắc hãm nước sôi uống như trà.

Nước đậu đen

  • Đậu đen có vị ngọt, tính mát.
  • Tác dụng bổ can thận, bổ huyết trừ phong, thanh thấp nhiệt, hạ khí, lợi tiểu, giải độc, tiêu khát.

Cách dùng:  20-40g, luộc đồ hoặc nấu chè ăn. Hoặc rang thơm pha nước uống.

Nước đậu đen 1

2. Một số cách làm mát cơ thể

Lựa chọn quần áo rộng: Thay bằng mặc những trang phục bó sát vào cơ thể, nếu phải đi ra ngoài,bạn nên chọn những bộ quần áo rộng rãi, nhẹ và sáng màu và đội một chiếc mũ rộng vành. Lựa chọn chất liệu vải thấm hút mồ hôi sẽ khiến cơ thể bạn dễ chịu hơn

Sử dụng kem chống nắng: Trên thị trường mỹ phẩm có rất nhiều loại kem chống nắng nhưng bạn nên lựa chọn những loại kem có cảm giác thẩm thấu, không gây bóng nhẫy trên da. Nam giới cũng nên sử dụng kem chống nắng bởi hầu hêt các loại kem chống nắng đều không màu và không gây kích ứng da.

Uống nhiều nước lọc: Ngoài việc trách rượu bia và các chất kích thích thì việc bổ sung nước lọc vào cơ thể những ngày hè là điều căn bản để hạ nhiệt. Cơ thể khi mất quá nhiều mồ hôi thì bạn cần bù nước để lấy lại cân bằng. Theo lời khuyên của các chuyên gia, mỗi ngày bạn nên uống ít nhất 2 lít nước lọc.

Ăn đồ luộc: Thay vì ăn những món chiên, xào nhiều dầu mỡ, vào những ngày nắng nóng bạn nên sử dụng thực đơn đồ luộc. Với các món ăn thanh đạm, kèm thêm canh hoặc nước rau luộc sẽ khiến bữa ăn của bạn nhẹ nhàng, ngon miệng hơn.

Nguồn: Báo SK&ĐS

Tác giả: Lê Đào - 10/09/2022

★★★★★★
Chia sẻ
Chia sẻ
Từ khóa: Giảo cổ lam , thanh nhiệt

Bài viết liên quan

  • Chuyện về người tìm ra cây giảo cổ lam ở Việt Nam

  • Giảo cổ lam trị bệnh tiểu đường – hiệu quả và cách dùng

  • Hướng dẫn cách sử dụng Giảo cổ lam trong trị huyết áp cao

  • Các khắc phục một số nhược điểm khi dùng Giảo cổ lam

  • Giảo cổ lam có tốt cho gan không?

  • Bình luận
  • Câu hỏi của bạn

Hủy

X

Bạn vui lòng điền thêm thông tin!

Bài viết nổi bật

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Thành phần hóa học trong tinh dầu loài Pueraria mirifica (Kwao krua trắng)

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hướng dẫn cách ngâm rượu ba kích tím ngon đúng chuẩn

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Hình ảnh chi tiết cây ba kích tím dễ nhận biết nhất

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Xạ đen giả mà giá như thật – bệnh nhân đến gần cái chết

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau rừng ngâm rượu

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Những loại cây dược liệu quý hiếm có giá trị nhất tại Việt Nam cần được bảo tồn

Khuyến mại tích điểm Giải độc gan Tuệ Linh plus

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH Tuệ Linh

Trụ sở chính: Tầng 5, Tòa nhà 29T1, Hoàng Đạo Thúy, Hà Nội.

Email: contact@tuelinh.com

Số điện thoại: 1800 1190

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Bản tin dược liệu
  • Nghiên cứu khoa học
  • Phát triển dược liệu
  • Tra cứu dược liệu
  • Danh lục cây thuốc
  • Tra cứu theo bệnh
  • Tra cứu bài thuốc
Tra Cứu Dược Liệu - Chữa Bệnh Bằng Thuốc Nam

Kênh thông tin khác:

Chat messenger

Các thông tin trên Website được dựa trên Cuốn Danh lục cây thuốc Việt Nam, cây thuốc và động vật làm thuốc

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Danh sách dược liệu
    • Danh lục cây thuốc
    • Tra cứu dược liệu
    • Tra cứu theo bệnh
    • Tra cứu bài thuốc
  • Tin tức
    • Bản tin dược liệu
    • Nghiên cứu khoa học
    • Phát triển dược liệu
  • Video
  • Chuyên gia dược liệu
↑