Cây cam thảo từ lâu đã được sử dụng để điều chế thuốc, có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau nhờ đặc điểm lành tính, an toàn khi sử dụng. Nhưng có thể nhiều người không biết rằng cây cam thảo đất có thể chữa bệnh tiểu đường. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Công dụng chữa bệnh tiểu đường của cam thảo đất
Cam thảo đất còn có tên gọi khác là cam thảo nam, dã cam thảo, thổ cam thảo,… tên khoa học là Scoparia duicis L. Chúng thường mọc hoang ở khắp những chỗ ven đường, bờ ruộng hoặc đầm lầy ẩm ướt ở nhiều vùng như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc và cả Việt Nam. Sau khi thu hái, người ta sẽ sơ chế sạch đất cát rồi đem đi phơi khô để làm dược liệu trong các bài thuốc chữa bệnh.
Theo Đông y, cam thảo đất có vị ngọt, đắng, tính mát có tác dụng nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, mát gan, lợi tiểu, hạ đường huyết, ngăn ngừa và cải thiện tiểu đường, giải cảm, trị ho,… Đối với y học hiện đại, cam thảo đất có chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe như: ancaloit, allicin và axit silicic, thân cây chứa mannitol, glucose, scopaliel, còn rễ chứa các chất: B-sitosterol, mannitol.
Bệnh tiểu đường là một bệnh lý làm suy giảm hoặc tăng cường kháng insulin, gây ra tình trạng đường huyết cao và gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cam thảo đất được biết đến với tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như:
- Giảm đường huyết: Trong cam thảo đất có chứa glycyrrhizin, một loại saponin glycosid, có khả năng ngăn chặn hoạt động của một enzyme có tên là 11-beta-hydroxysteroid dehydrogenase, có chức năng trong quá trình chuyển hóa glucocorticoid. Glucocorticoid là một loại hormone do tuyến thượng thận tiết ra, có tác dụng làm tăng đường huyết, làm giảm đáp ứng của insulin và làm tăng kháng insulin. Vì vậy, cam thảo đất có thể giảm lượng glucocorticoid trong máu, giúp giảm đường huyết và cải thiện đáp ứng của insulin .
- Cải thiện triệu chứng: Cam thảo đất có công dụng làm dịu các triệu chứng khó chịu của bệnh tiểu đường như khát nước, đói bụng, mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần, sụt cân,…
Mặc dù công dụng của cam thảo đất đối với bệnh tiểu đường là rất tốt, thế nhưng việc tự ý sử dụng cây cam đảo đất chữa bệnh tiểu đường là vô cùng nguy hiểm bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong cơ thể người bệnh. Vậy nên trước khi sử dụng bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Cách dùng cam thảo đất trị tiểu đường
Nếu người bệnh muốn sử dụng cây cam thảo đất chữa bệnh tiểu đường thì cần biết cách sơ chế và xử lý cây cam thảo. Không nên sử dụng trực tiếp cây cam thảo đất khi còn sống bởi cơ thể sẽ rất khó hấp thụ các chất có lợi trong cây cảm thảo đất mà còn có nguy cơ mắc những bệnh liên quan đến đường ruột.
Cách làm đơn giản như sau:
- Rửa sạch diệp hạ châu cùng với cam thảo đất và để ráo, mỗi loại chuẩn bị tầm 15gram.
- Sắc diệp hạ châu và cam thảo đất cùng với 500ml nước và đậy nắp đun sôi kỹ từ 5 – 10 phút.
- Lọc và chắt lấy nước để sử dụng hàng ngày.
Xem thêm: Sử dụng cam thảo đất trị ho hiệu quả
Trường hợp không nên sử dụng cam thảo đất chữa tiểu đường
Như đã đề cập ở trên, cam thảo đất mặc dù là mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đến cho người bệnh, thế nhưng việc tự ý sử dụng cam thảo đất chữa bệnh tiểu đường là vô cùng rủi ro và có thể nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Dưới đây là một số trường hợp không nên sử dụng cam thảo đất chữa bệnh tiểu đường.
- Người bị cao huyết áp.
- Người có tiền sử bệnh gan, thận.
- Người gặp các vấn đề về tim mạch.
- Người đang trong thời kỳ sử dụng thuốc như thuốc giảm mỡ máu, thuốc chống đông, corticosteroid,…
- Phụ nữ có thai.
- Người cao tuổi bị tiểu đường kèm táo bón kéo dài.
Những lưu ý khi sử dụng cam thảo đất
Để đảm bảo an toàn và đem lại hiệu quả, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:
Liều lượng sử dụng
Cam thảo đất có thể gây nhiều ảnh hưởng xấu tới cơ thể người bệnh nếu như sử dụng quá nhiều, trên mức quy định. Bệnh nhân không nên sử dụng cam thảo đất trong một thời gian kéo dài, nếu đã sử dụng từ 3 – 5 ngày liên tục, người bệnh nên nghỉ ngơi ít nhất là 1 ngày để cơ thể thích ứng rồi sau đó mới tiếp tục sử dụng cam thảo đất.
Nếu muốn sử dụng thường xuyên hơn mà không sợ bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của cam thảo đất thì bạn có thể pha loãng và sử dụng cao thảo như một đồ uống nhưng cũng chỉ nên uống vừa phải, mỗi ngày tầm từ 200 – 500ml.
Tham khảo ý kiến của thầy thuốc
Trước khi sử dụng cam thảo đất chữa bệnh tiểu đường, hãy tham khảo ý kiến của thầy thuốc để có một liều lượng cam thảo đất vừa đủ giúp chữa bệnh hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Tác dụng phụ
Đối với mỗi người, mỗi cơ địa khác nhau thì tác dụng phụ của thuốc cũng sẽ phản ứng nhanh hoặc chậm, vì vậy người bệnh nên nâng cao cảnh giác, sử dụng một liều lượng vừa đủ. Nếu thấy xuất hiện các triệu chứng khó chịu trong thời gian sử dụng thì nên ngưng bài thuốc và đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.