Gần đây trên các trang thông tin đưa rất nhiều thông tin về cây bá bệnh chữa bệnh vô cùng hiệu nghiệm cùng những lời đồn thổi về tác dụng chữa bách bệnh của loại dược liệu này. Vậy thực hư về cây bá bệnh ra sao?
Cây bá bệnh
Mục lục
Cây bá bệnh là cây gì?
- Cây bá bệnh là tên gọi dân gian của cây mật nhân, cây bách bệnh…
- Trong khoa học cây bá bệnh còn được gọi là: Eurycoma longifolia Jack, cây thuộc họ: Simaroubaceae
Hình dạng của cây mật nhân- cây bá bệnh được mô tả:
- Cây cao tối đa khoảng 15m
- Xung quang thân có nhiều lông
- Cây thuộc loại lá kép, không có cuống, mỗi cành lá gồm từ 13 cho đến 42 lá nhỏ đối nhau
- Mặt trên của lá mật nhân có màu xanh, mặt dưới màu trắng.
- Cây bá bệnh thường mọc dưới những tán lá của những cây lớn hơn. Mặt trên của lá mật nhân có màu xanh, mặt dưới màu trắng.
Xem thêm: Hình ảnh nhận biết cây bách bệnh, cây mật nhân
Thành phần hóa học:
Rễ, thân và cành của cây bá bệnh có chứa các ancaloit, các ancaloit đã được phân lập và xác định từ cây bá bệnh bao gồm: 9,10-dimethoxyferricone, 10- Hydroxy-9-methoxyferricone, 11-hydroxy-10-methoxyferricone, 5,9-dimethoxyferricone, 9-methoxy-3-methylcarboxylic acid Phenoline-5,6-dione, β-carboline alkaloid, v.v., theo quan điểm cấu trúc hóa học, các thành phần alkaloid của chúng chủ yếu là cấu trúc loại ferricone. Ngoài terpene và alkaloid, các nhà nghiên cứu cũng đã phân lập và xác định được một số lượng lớn các hợp chất từ rễ cây bá bệnh chẳng hạn như curcumene, axit 5-hydroxy-2-decenoic-δ-lactone, propylene glycol phenyl ether và suet. , tinh dầu bạc hà, 2-phenoxyetanol, 4-etyl-4-hydroxy-3,5,5-trimethyl-2-cyclosan-1-enone, 7-methoxyprolactin, v.v.
Nghiên cứu khoa học dược lý hiện đại cho thấy thành phần hóa học chính của cây bá bệnh là hai loại hợp chất quassinol diterpenes và alkaloid, ngoài tác dụng cải thiện chức năng tình dục nam giới, tác dụng chống ung thư và chống sốt rét, chiết xuất của nó còn có thể làm giảm lượng đường trong máu.
Bên cạnh đó, thành phần của cây bá bệnh có có nhiều tác dụng dược lý khác như hạ huyết áp, hạ nồng độ axit uric trong máu ở chuột mô hình tăng axit uric máu và giảm bớt tổn thương bệnh lý ở mô thận. Đặc biệt, nó đã thu hút sự chú ý rộng rãi của cộng đồng khoa học trong việc cải thiện chức năng tình dục nam giới. Các chuyên gia trong ngành dược phẩm quốc tế tin rằng cây bá bệnh là một trong những nguồn thực vật tự nhiên có tác dụng chống rối loạn cương dương tốt nhất được phát hiện cho đến nay và tác dụng của nó còn tốt hơn so với yohimbine (một loại cây thường xanh mọc ở châu Phi).
Cây bá bệnh có chữa được bách bệnh?
Cây bá bệnh, còn gọi là mật nhân, là một loại thảo dược được sử dụng trong y học cổ truyền với nhiều công dụng. Tuy nhiên, tên gọi “bách bệnh” không có nghĩa là nó có thể chữa được hàng trăm bệnh tật khác nhau.
Trong cuốn sách: “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, được NXB Y học phát hành năm 2003, có ghi chép cụ thể:
Như tên gọi của cây, đây là vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh (bách là trăm):
- Vỏ dùng để chứa bệnh ăn uống không tiêu, đau mỏi lưng.
- Quả dùng chữa lỵ.
- Tại Campuchia người ta dùng để chữa ngộ độc và say rượu, trị gan.
- Lá cây thì dùng để chữa ghẻ, lở ngứa.
Tuyệt nhiên, không thấy có bất kì ghi chép nào ghi loại cây mật nhân chữa bách bệnh cả.
Trên thực tế, cây bá bệnh chỉ có hiệu quả trong điều trị một số bệnh lý nhất định, dựa trên các nghiên cứu khoa học và y học cổ truyền.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc sử dụng cây bá bệnh cần được hướng dẫn bởi bác sĩ hoặc thầy thuốc có chuyên môn. Cây bá bệnh có thể tương tác với một số loại thuốc nên cần thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Do vậy, không nên tin vào lời đồn thổi rằng cây bá bệnh có thể chữa được bách bệnh. Việc sử dụng cây bá bệnh cần được thực hiện một cách khoa học và có trách nhiệm để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Cây bá bệnh có mấy loại?
Cây bá bệnh có 3 loại, nhưng giá trị dược liệu của chúng không hoàn toàn giống nhau.
- Cây bá bệnh có rễ màu vàng: Đây là loại phổ biến nhất, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bồi bổ thận, tăng cường dương, nuôi dưỡng thận, bồi bổ sau sinh, điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh gút, viêm tuyến tiền liệt, v.v.
- Cây bá bệnh có rễ màu đen: Có thể điều trị suy thận, tăng cường dương, tăng cường thận, loại bỏ độc tố gan, điều trị phù nề, làm ấm tử cung, đau thắt lưng và chân, viêm khớp, v.v.
- Cây bá bệnh có rễ màu đỏ: Đây là loại quý hiếm nhất. Có công dụng bổ thận, bổ thận, kích thích tình dục, thanh lọc độc tố gan, điều hòa ngũ hành, điều trị vô sinh, xuất tinh sớm, bất lực, v.v.
Rễ cây bá bệnh vàng khi còn tươi có mùi nhân sâm. Nó có vị cực kỳ đắng khi nhai trực tiếp hay đun nấu lấy nước uống. Nhưng bá bệnh màu đen và đỏ không có vị đắng.
Tìm hiểu thêm: Phân biệt mật nhân và mật gấu
Cây bá bệnh có công dụng gì?
- Cây bá bệnh có công dụng với sinh lý nam giới
- Đây là công dụng ko thể không nhắc tới khi nói đến cây bá bệnh, với một loạt công dụng về sinh lý như:
- Tăng tiết hoocmon nam tự nhiên
- Tăng khả năng sinh lý, kích thích sự hưng phấn, duy trì trạng thái cương dương một cách tốt nhất.
- Giúp hỗ trợ và điều trị bệnh rối loạn cương dương
- Khi dùng cây bá bệnh có thể điều trị được với các trường hợp mắc bệnh xuất tinh sớm, tinh dịch kém, tinh trùng yếu. Giúp người bệnh tăng chất lượng và số lượng tinh trùng khi điều trị bằng cây bá bệnh
Tăng cường sinh lý
Cây bá bệnh là một trong những vị thuốc được xếp đầu bảng với công dụng tăng cường sinh lý nam giới. Có nhiều nghiên cứu ở người và động vật đã chứng minh tác dung này của cây bá bệnh.
Các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng thành phần chiết xuất từ cây bá bệnh có thể thúc đẩy sản xuất tinh trùng ở chuột, tăng số lượng tinh trùng và đảo ngược estrogen đến một mức nhất định mức độ tác dụng, làm tăng nồng độ testosterone trong huyết thanh.
Một nghiên cứu (đánh giá có hệ thống) cho thấy chiết xuất từ cây bá bệnh giúp cải thiện mức testosterone ở nam giới. Tổng hợp có hệ thống là một nghiên cứu kết hợp tất cả các nghiên cứu về chủ đề được đề cập và phân tích kết quả.
Nghiên cứu này cho thấy việc bổ sung cây bá bệnh làm tăng nồng độ testosterone trong máu ở nam giới khỏe mạnh và nam giới bị suy sinh dục. Suy sinh dục ở nam giới là tình trạng tinh hoàn không sản xuất đủ testosterone. Suy sinh dục nam có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nhiễm trùng và tổn thương tinh hoàn đến ảnh hưởng của việc điều trị các bệnh mãn tính và béo phì.
Xem thêm: Tác dụng của cây mật nhân với chức năng sinh lý nam giới
Công dụng bảo vệ gan
Khoa học nghiên cứu, trong cây bá bệnh- cây mật nhân có hàm lượng Anxiolytic cao giúp giảm lo lắng, mệt mỏi tăng cường hoạt động trí óc.
Nếu kết hợp cây bá bệnh- mật nhân với cà gao leo sẽ tạo ra hợp chất giúp bảo vệ gan, ngăn chặn quá trình xơ gan giúp phục hồi chức năng gan, tăng sức khỏe. Điều này sẽ rất tốt cho những trường hợp thường xuyên dùng bia rượu và các chất kích thích
Xem chi tiết: Công dụng của mật nhân với bệnh gan
Giúp bồi bổ khí huyết và điều trị các bệnh về tiêu hóa
Theo Đông y, cây mật nhân- cây bá bệnh có tính mát, vị đắng, quy vào kinh thân và can, có tác dụng rất tốt trong việc bồi bổ khí huyết, giảm stress, mệt mỏi, giúp chữa các bệnh như huyết áp cao
Các bệnh về đường tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, kiết lỵ, ăn uống không tiêu, đầy hơi, khó chịu, nôn mửa… dùng cây bá bệnh sẽ đem lại hiệu quả không ngờ.
Điều trị bệnh gout
- Bệnh gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn và ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sông của bệnh.
- Nguyên nhân của bệnh gout chính là do tích tụ nhiều acid uric trong máu. Acid uric được sản sinh từ sự phân hủy chất purin hấp thu qua các thực phẩm, đồ uống hàng ngày.
- Với những người mắc bệnh gout dùng cây bá bệnh- cây mật nhân sẽ giúp:
- Thanh nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ đào thải acid uric ra ngoài cơ thể.
- Giải thiểu áp lực cho thận.
Trị bệnh khớp
Đông y đã nghiên cứu và chỉ ra những thành phần trong rễ, vỏ cây bá bệnh- cây mật nhân giúp giảm đau do viêm khớp, sưng khớp và củng cỗ cải thiện chức năng khớp.
Ngoài ra cây mật nhân còn là một trong những vị thuốc giúp điều trị các chứng bệnh về khớp:
- Đau nhức xương khớp
- Chữa thoái hóa cột sống
- Chữa tê bì tay chân
- Đau nhức tê mỏi lưng
Xem thêm: Cây mật nhân và những tác dụng đáng quý
Hỗ trợ điều trị ung thư
Các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật đã phát hiện ra rằng các hợp chất quassinoid có trong rễ cây bá bệnh có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt ở người LNCaP, chiết xuất metanol của rễ cây này cũng có thể gây ra quá trình tự hủy của tế bào ung thư bạch cầu K-562.
Những cách dùng cây bá bệnh, cây mật nhân
Ngâm rượu cây bá bệnh
- 1kg mật nhân ngâm với khoảng 10 lít rượu.
- Ngâm trong khoản 20-30 ngày là có thể sử dụng được.
- Nếu sợ đắng có thể ngâm cùng chuối hột hoặc nho khô
- Nên sử dụng mỗi ngày khoảng 20-3ol rượu chia làm 3 lần uống. Uống trong khi ăn hoặc sau khi ăn
Cây bá bệnh pha nước
- Một cách dùng cây bá bệnh khá là phổ biến đó là dùng cây bá bệnh pha nước uống, có thể uống thay nước hằng ngày để phòng ngừa và điều trị bệnh
- Mỗi ngày pha 15g cây bá bệnh khô chia làm 3 lần pha.
- Pha như hãm nước trà uống, pha với nước sôi
- Một lượng mật nhân có thể thay 3 lần nước
- Liều lượng tăng dần 3g/ ngày, đến khi đạt 30g/ ngày thì giữ nguyên liều lượng.
Cây bá bệnh tán bột
- Rễ mật nhân phơi khô sau đó đem tán thành bột nhỏ
- Đem bột cây bá bệnh pha thêm một chút nước sạch hay mật ong sau
- Đem vo hôn hợp trên thành viên theo mức 6g/ngày
- Tăng dần mỗi ngày thêm 1g cho đến khi đạt mức 10g trên một ngày thì giữ ở mức đó.